16 thg 8, 2017

Vi vu khám phá Cù Lao Xanh “xứ nẫu”

Về “xứ nẫu”, hỏi Cù Lao Xanh (xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) hẳn ai cũng có thể chỉ ra hòn đảo án ngữ giữa hai cửa vịnh Quy Nhơn và vịnh Xuân Đài.

Cù Lao Xanh - Ảnh: Trần Thế Dũng

Đặc biệt, tuyến đường vòng đảo mới mở chạy quanh co bám theo bờ biển nên khá thuận tiện khi xuống khu vực rừng đá, những bãi tắm nhỏ kín gió, hoặc rẽ lên đỉnh núi.

Mặc dù Cù Lao Xanh chưa có lưới điện quốc gia, đời sống dân đảo vẫn còn khó khăn, song đường sá trên đảo đều được đổ bêtông hoặc tráng nhựa mỏng.

Đây là vị trí lý tưởng để khách phương xa vừa thăm ngọn hải đăng cổ, cột cờ vừa phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh Cù Lao Xanh giữa muôn trùng sóng nước.

15 thg 8, 2017

Hình ảnh bình dị trên cảng cá Bà Rịa - Vũng Tàu

Chạy dọc bờ biển Bà Rịa - Vũng Tàu từ huyện Long Điền sang huyện Đất Đỏ, tôi đã may mắn ghi lại được những hình ảnh lao động tuyệt đẹp của bà con ngư dân nơi đây. 

Thức dậy từ khá sớm, tôi có mặt tại cảng cá nhỏ thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Mùa cào hến trên sông La

Nghề cào hến đem lại thu nhập ổn định cho người dân thôn Bến Hến. ẢNH PHẠM ĐỨC

Sau những ngày mưa lũ, dòng sông La trở nên hiền hòa trong mát. Đây cũng chính là thời điểm người dân thôn Bến Hến nằm cạnh dòng sông La, xã Trường Sơn, H.Đức Thọ (Hà Tĩnh) bước vào mùa cào hến.

Quán 40 năm được báo Mỹ mệnh danh 'đệ nhất cà ri dê Sài Gòn'

Vị cay nồng xé lưỡi của ớt, hòa với hương thơm nồng của cà ri, thêm một ít vị béo ngậy của thịt dê cắt miếng vừa phải tạo thành món ngon độc đáo nức tiếng giữa Sài Gòn.

Nằm sâu trong con hẻm nhỏ 149F trên đường Trần Quang Khải (phường Tân Định, quận 1) có một quán cà ri dê đã tồn tại hơn 40 năm nay. Ngoài hương vị của món ăn được nhiều người gọi là “huyền thoại cà ri dê” thì câu chuyện về cái quán nhỏ, cũ kỹ này cũng rất thú vị. 

Ghé quán vào buổi chiều tối, tấm biển hiệu “Cà ri dê Bảy Hồng” được treo trước cột điện chẳng có đèn nên nhiều người không để ý sẽ rất dễ bỏ qua. Con hẻm dẫn vào quán khá ngoằn ngoèo và có thể gọi là “siêu nhỏ”, chỉ vừa đủ một người qua lọt. Anh bạn đi cùng tôi nói vui rằng: “Thật, đi ăn mà cứ như đang truy tìm kho báu chứ đùa”. 

Quán tầm giờ này khá đông khách, chúng tôi gọi một phần cà ri dê và bắt đầu quan sát khung cảnh xung quanh. Diện tích quán không rộng lắm, chỉ tầm 15m². Khu vực bếp nằm phía trong, nhưng được thiết kế khéo léo cho thực khách có thể quan sát thao tác nấu nướng của chủ quán. 

Mỗi ngày, bà Hoa đều thức dậy từ lúc 3 giờ sáng chuẩn bị nguyên liệu, nấu nướng đến 9 giờ để kịp phục vụ thực khách Ảnh: Lưu Trân 

Chùa Khmer “ánh trăng” tuyệt đẹp giữa Sài Gòn

Chùa Chantarangsay mang những đường nét kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa Khmer, đem lại những khám phá thú vị về văn hóa Khmer ngay giữa Sài Gòn.

Tọa lạc ở số 164/235 đường Trần Quốc Thảo,quận 3, TP HCM, chùa Chantarangsay (còn gọi là Candaransi - có nghĩa là Ánh Trăng trong tiếng Việt) là ngôi chùa Khmer độc đáo do nhà tu hành người Khmer Lâm Em sáng lập từ năm 1946. Kể từ khi hoạt động, chùa đã qua bảy lần trùng tu, diện tích hiện tại là 4.500 

13 thg 8, 2017

Những điểm dừng chân trên Cù Lao Thu

Đảo Phú Quý của Bình Thuận còn được biết với tên gọi khác là Cù Lao Thu, có khung cảnh hoang sơ và yên bình.

Nếu hỏi hải đăng Triều Dương thì có lẽ nhiều người dân trên đảo không biết, bởi họ vẫn quen gọi là trụ đèn Triều Dương. Trước những con sóng lớn trắng xóa ập vào trụ đèn, ngọn hải đăng vẫn đứng vững phía trước Hòn Tranh xinh đẹp. Hải đăng nằm ngay cầu cảng Phú Quý để dẫn đường cho những con tàu cập cảng đúng hướng vào ban đêm.