28 thg 4, 2017

Ngôi làng điển hình cho vùng quê Bắc Bộ khi xưa

Với bến nước, cổng làng, cầu đá… làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) là ngôi làng cổ mang đậm kiến trúc và văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ tồn tại đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên của làng Nôm, không rõ tên làng bắt đầu từ đâu, chỉ biết khi xưa trai gái nên duyên vợ chồng đều phải cung tiến cho làng 20 mâm đồng hoặc làm vài chục mét đường bằng gạch đỏ. Ngày nay trên cổng làng còn khắc ba chữ “Đồng Cầu Môn” như một lời nhắn nhủ về lịch sử của làng. 

Tĩnh lặng quán trà bên dòng sông Hương

Quán trà mộc mạc giản dị, dành cho những người yêu thích sự tĩnh lặng trong không gian bình yên, lãng mạn bên sông Hương.

Quán trà có tên là Trà thất, nằm bên sông Hương trên đường đi chùa Thiên Mụ. Người Huế vẫn thường gọi là Trà thất Kim Long, để phân biệt với một số trà thất khác. Đi qua phải để ý kỹ mới có thể nhận ra tấm biển khiêm nhường nằm dưới mái cổng, đề ngắn gọn chữ “Trà thất”.

Cận cảnh lễ cúng bản độc đáo của người Cống ở Lai Châu

Lễ cúng bản, một trong những sắc thái văn hóa cổ truyền trong đời sống tâm linh của đồng bào Cống được tổ chức thường niên vào tháng 4.

Người Cống trên cả nước hiện nay có khoảng hơn 2.000 người, trong đó chủ yếu sinh sống tập trung dọc sông Đà, thuộc địa bàn xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Tới chợ vùng cao Lai Châu khám phá du lịch Tây Bắc

Chợ phiên vùng cao ở Lai Châu không chỉ là nơi để mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi để đồng bào gặp gỡ, tâm tình...

Lai Châu có nhiều chợ phiên vùng cao, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chợ phiên San Thàng (thành phố Lai Châu), chợ phiên Dào San (Phong Thổ), chợ phiên Pa Tần (Sìn Hồ), chợ Sừng Sì Lở Lầu....

Ngây ngất sắc sưa tím trên bán đảo Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà níu bước du khách mỗi mùa sưa trổ hoa tím biếc.

Mùa này, trên đỉnh Sơn Trà phong cảnh đẹp tuyệt mỹ.

27 thg 4, 2017

TP Hồ Chí Minh rất phong phú Phong Phú

Ở quận 9, TPHCM có một con đường mang tên Đình Phong Phú. Trên đường Đình Phong Phú có một ngôi đình, đó là đình Phong Phú (dĩ nhiên!). Trước kia, nơi này thuộc ấp Phong Phú, xã Tăng Nhơn Phú, còn bây giờ là khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B. Trước nữa, từ cuối thế kỷ 19, nơi đây thuộc thôn Phong Phú, tổng An Thủy, hạt Sài Gòn (phải vậy rồi, vì tên đình phải lấy theo tên thôn mà!).

Ở quận 8, TPHCM có một con đường tên là đường Phong Phú. Trên đường Phong Phú có một ngôi đình, đó cũng là đình Phong Phú. Tên đình Phong Phú đặt theo tên thôn. Phong Phú là một thôn thuộc tổng Tân Phong Hạ, huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, theo địa bạ triều Nguyễn lập năm 1836.

Từ đình Phong Phú ở đường Phong Phú quận 8, nếu ta đi ra theo hướng quốc lộ 50 khoảng 6 km thì tới xã Phong Phú, thuộc huyện Bình Chánh....

Thấy hông, phong phú Phong Phú thiệt mà!

“Vương quốc” quýt hồng Lai Vung

Nằm bên dòng sông Hậu được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) được biết đến là “vương quốc” quýt hồng của vựa trái cây Đồng bằng sông Cửu Long. Loại trái cây này đã trở thành sản vật đặc biệt với hương vị thơm, ngọt, vỏ mỏng ít hạt, đang là mặt hàng giúp người nông dân nơi đây làm giàu.

Dọc theo hai con đường liên xã ở huyện Lai Vung là màu sắc bắt mắt của quýt hồng đang vào độ chín. Quýt hồng chủ yếu được trồng tập trung nhiều nhất tại các xã Vĩnh Thới, Tân Phước, Tân Thành và Long Hậu. Với diện tích canh tác gần 2000ha, mỗi năm, vùng quýt hồng Lai Vung cung cấp cho thị trường khoảng 40.000 tấn. Hiện nay, quýt hồng Lai Vung có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và đã được xuất khẩu đi một số nước trên thế giới.

Giá quýt hồng thường dao động từ 20 - 25 nghìn đồng/kg. Những năm được mùa, giá có thể lên đến 30.000đ/kg mà vẫn không đủ hàng để bán. Đặc biệt, cũng giống quýt hồng Lai Vung, cũng một kỹ thuật canh tác, nhưng khi đưa về trồng ở vùng khác, chủ yếu quanh khu vực châu thổ sông Cửu Long lại cho năng suất không cao, trái quýt cũng không ngon ngọt, đẹp, năng suất cao như ở Lai Vung. Chính vì vậy, vùng đất này được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long mệnh danh là "Vương quốc quýt hồng".

Với diện tích gần 2.000 ha trồng quýt và hàng năm cung cấp cho thị trường trên 40.000 tấn/ năm, vùng đất Lai Vung được người dân Đồng bằng Sông Cửu Long mệnh danh là "Vương quốc' quýt hồng. Ảnh: Công Đạt

Tinh hoa nghề mộc Chợ Thủ

Được mệnh danh là “Đệ nhất nghề mộc và chạm khắc gỗ vùng Tây Nam bộ”, làng mộc Chợ Thủ ở huyện Chợ Mới (An Giang) đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm với những sản phẩm vang danh, được người tiêu dùng gần xa ưa chuộng. 

Theo những cứ liệu lịch sử, đình Chợ Thủ được xây dựng vào năm 1786. Trong đình còn lưu giữ nhiều dấu tích khắc gỗ tinh xảo qua các bao lam, hoành phi, cột, kèo, điều đó cho thấy, nghề mộc nơi đây cũng có tuổi đời hơn 200 năm.

Hàng năm, làng mộc Chợ Thủ tổ chức cúng tế 2 lần vào ngày 13/ 6 và 20 tháng Chạp Âm lịch thờ tam vị thánh tổ là: Lịch Đại tổ sư, Lỗ Ban tiên sư và Cửu Thiên Huyền Nữ.
Nghề chạm khắc gỗ ở Chợ Thủ có nguồn gốc từ miền Bắc theo hành trang của người Việt trên đường khai phá Nam Bộ, nghề này đã sớm được hình thành ở vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Khi thực dân Pháp chiếm Cao Lãnh thì các nghệ nhân tản cư về vùng Chợ Thủ. Từ đó, cứ cha truyền con nối, dần dần nhiều thanh niên đến học nghề và phát triển nghề ra một vùng rộng lớn.

Bút Tháp cổ tự

Nằm bên bờ đê Nam sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), chùa Bút Tháp trải qua hơn 8 thế kỷ với bao thăng trầm của lịch sử vẫn giữ được nét đẹp nguyên sơ, độc đáo về cảnh quan, kiến trúc, thu hút hàng trăm lượt du khách thăm quan mỗi ngày. 

Trong cuốn Địa chí Hà Bắc xuất bản năm 1982 và cuốn sách Nghệ thuật Việt Nam (L’art vietnamien) của nhà nghiên cứu người Pháp L. Bezacier, xuất bản năm 1944 có nói về lịch sử hình thành ngôi chùa Bút Tháp. Theo các cuốn sách trên, chùa Bút Tháp có từ thời Trần, tức khoảng thế kỷ XIII. Cả hai cuốn sách đều đề cập việc Trạng nguyên Lý Đạo Tái (1254-1334) sau khi từ quan đã có thời gian về chùa Bút Tháp tu hành, lấy pháp danh là Huyền Quang.

Đến thế kỷ XVII, hoàng tộc triều Lê đóng góp tiền của tu sửa lại chùa Bút Tháp với quy mô rất lớn. Ở các giai đoạn sau, chùa tiếp tục được tu sửa nhỏ nhiều lần, nhưng về cơ bản, kiến trúc hiện nay chủ yếu của thế kỷ thứ XVII, gồm các hạng mục: tam quan, gác chuông, tiền đường, thiêu hương, tòa Thượng điện, tòa Tích thiện am, nhà trung, phủ thờ, hậu đường và hai dãy hành lang ở hai bên.

Chùa Bút Tháp còn có tên là Ninh Phúc Tự, nằm ở phía Tây thôn Bút Tháp xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km về hướng Đông.

Mãn nhãn ngắm rừng hoa Trẩu trắng muốt nơi cực Tây Tổ quốc

Những ngày này khi đến Tây Bắc thì gần như ở bất kỳ đâu cũng có thể được thỏa mắt ngắm nhìn những rừng Trẩu trắng muốt mọc trên khắp các sườn đồi.

Cây Trẩu hay còn gọi là cây dầu sơn thường mọc nhiều ở vùng rừng núi có độ dốc vừa phải