10 thg 6, 2016

Say lòng thắng cố Hà Giang

Đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc, ngoài say mê khung cảnh hùng vĩ của núi non, của những con đèo trứ danh quanh co, khúc khuỷu, chúng tôi cũng như du khách từ khắp miền đất nước còn được say sưa trong men rượu nồng, trong những món ăn đậm đà và tính người vùng cao nồng ấm. Thắng cố, món ăn nổi tiếng của cao nguyên đá là một trong những dư âm khó quên nơi rẻo cao.
Thắng cố, món ăn đặc trưng truyền thống của người H’Mông, niềm tự hào của người miền cao. Theo các già người H’Mông kể lại, tên gọi thắng cố là biến âm của tên gọi thảng cố, nghĩa là canh xương. Nguyên liệu làm thắng cố chính là xương và thịt, nội tạng ngựa. Cách nấu truyền thống là chỉ dùng thịt ngựa, nhưng ngày nay, người H’Mông nấu thắng cố có thể cho thêm thịt trâu, bò. 

Cảnh bà con người H’Mông quây quần nấu thắng cố khi có khách. Ảnh. Đỗ Thảo 

9 thg 6, 2016

Về Yên Tử khám phá rừng xích tùng hơn 700 tuổi

Trong di tích quốc gia Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP.Uông Bí, Quảng Ninh) có 233 cây xích tùng hơn 700 tuổi, gắn với lịch sử của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm.

Từ trên non thiêng Yên Tử nhìn xuống thấy những dãy núi trùng điệp huyền ảo trong mây núi 

Đất Phật Yên Tử nằm trên dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Những di tích cổ kính, trầm mặc ẩn trong sương mờ bảng lảng giữa rừng quốc gia Yên Tử. Trên đường hành hương về mảnh đất này, mọi người sẽ bị choáng ngợp bởi một không gian rộng lớn với núi non trùng điệp, kỳ vĩ, không khí trong lành, dịu mát và những tán cây cổ thụ sừng sững dọc con đường ghép đá lên tận chùa Đồng trên đỉnh. Dù nơi này đã có cáp treo nhưng nhiều người vẫn lựa chọn đi bộ trên con đường bên hàng xích tùng cổ thụ. 

Ngon lành hương vị rau bò khai

Ai đã tới Cao Bằng, Bắc Cạn, hẳn sẽ không thể nào quên được phong cảnh thiên nhiên hữu tình; ai đã thưởng thức những sản vật của núi rừng, hẳn sẽ nhớ mãi một hương vị đặc trưng của một món rau đặc biệt, rau bò khai. 

Rau bò khai, còn gọi là rau hiến, rau bồ khai, một loại rau rừng mọc tự nhiên tại khu vực gần chân núi đá, có nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,... Rau bò khai thân leo, dây giòn, có nhiều tay móc, thường leo lên các cây thân gỗ cao, lá và ngọn khá giống với ngọn su su nhưng mảnh hơn, xanh non và nhiều tay móc hơn.

Rau bò khai, đặc sản của vùng đất địa đầu. Ảnh. Đỗ Thảo 

8 thg 6, 2016

Xuôi sông Bạch Đằng nghe chuyện bà hàng nước được phong... vua

Câu chuyện về một bà bán hàng nước ven sông Bạch Đằng được phong làm vua Bà và cây quếch cổ thụ hơn 700 tuổi tỏa bóng bên ngôi miếu thờ linh thiêng cuốn chân du khách khi đến với cụm di tích quốc gia đặc biệt bên dòng sông lịch sử này.

Di tích miếu thờ vua Bà hướng ra dòng sông Bạch Đằng lịch sử 

Cụm di tích Bạch Đằng gồm đền thờ Trần Hưng Đạo và miếu vua Bà ở phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, được công nhận di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 4.2013. 

Cây dầu rái hơn 700 tuổi nhiều hình thù kỳ quái

Cây dầu hơn 700 tuổi

Với tuổi thọ hơn 700 năm, cây dầu rái rất đặc biệt này đang được nhiều người đến tham quan, chiêm ngưỡng. 

Cây dầu này nằm bên cạnh đường Sơn Thông (P.7, TP.Trà Vinh, Trà Vinh) có tán rộng khoảng 1.000 
m2, cao khoảng 25 m, gốc cây có bề hoành khoảng 7m. Theo người dân địa phương cây dầu rái này khoảng 700 – 800 tuổi. 

Khám phá Nam Du

Sống chậm ở thiên đường
Ngày thứ 2 ở Rạch Giá – Kiên Giang, tôi đã dậy thật sớm để đón ánh bình minh nơi bến cảng và chờ lên tàu thẳng tiến Nam Du. 

Cảnh đẹp như tranh vẽ trên đường từ bến tàu ra Bãi Cây Mến 

Trước đó, do muộn chuyến và mất cơ hội khám phá Nam Du trong ngày đầu tiên nên tôi đã rút kinh nghiệm mua sẵn vé từ chiều hôm trước. Lần này tôi quyết định chọn tàu cao tốc để đi nhanh và có phần tiện nghi hơn.

7 thg 6, 2016

Hòn Tre - Cơ hội bất ngờ cho kẻ dậy muộn

Có nhiều cách để đến Rạch Giá – Kiên Giang như đi máy bay, xe đò hoặc xe máy nhưng vì để an toàn và dưỡng sức cho việc khám phá Nam Du, tôi quyết định ngồi xe khách lên đường. Vì tôi chọn xuất phát vào ban ngày nên khi đến Rạch Giá trời đã tối đen, cổng tam quan thành phố Rạch Giá rực sáng ánh điện và nhiều bạn trẻ dập dìu rủ nhau chè, cháo, sinh tố nơi quán cóc. Người bạn “thổ địa” ra đón tôi cho biết: “Nếu đi xe ban ngày thì tối anh buộc phải ngủ lại ở thành phố Rạch Giá, chờ tới hôm sau mới có tàu đi Nam Du. Cách hay nhất để không phải tốn tiền thuê khách sạn ngủ lại tại Rạch Giá là anh phải bắt xe chuyến khởi hành khoảng 11 giờ đêm để 6 giờ sáng tới, ra thẳng bến tàu luôn”. Tôi đề nghị người bạn lấy xe đưa đi tham quan và ăn đêm tại thành phố Rạch Giá. Nơi này cũng khá tấp nập và có nhiều quán ăn ngon. Điều đặc biệt là không quá khó để tìm một quán thoạt nhìn vào thấy ăn được và giá cả bình dân, không phải lo bị chặt chém.

Theo kế hoạch và hướng dẫn của bạn, tôi quyết định chọn thuê khách sạn để qua đêm chờ trời sáng. Do cả ngày làm việc mệt mỏi và di chuyển bằng xe đi xa nên chẳng mấy chốc tôi chìm vào giấc ngủ giữa một thành phố xa lạ mà trước đó thôi, khi chạy xe máy dọc ven biển tôi còn nghe được tiếng ầm ào sóng vỗ.

Đầu hè “săn” nhộng ve sầu

Mùa hạ ngấp nghé đến cũng là lúc chúng tôi háo hức lên lịch cho một cuộc “săn” nhộng ve sầu, món ăn nghe có vẻ lạ nhưng cực gần gũi với những ai đã trải qua một thời tuổi thơ “dữ dội”. 

Đĩa ve sầu rang vàng ruộm hấp dẫn - Ảnh: Hoàng Hân 

Những cơn mùa đầu hạ vừa đổ xuống, tiếng ve râm ran báo hiệu mùa hè về, chúng tôi - những người con sinh ra ở miền núi Bắc Giang - lại háo hức hẹn nhau thu xếp đi bắt nhộng ve sầu để tìm lại những khoảnh khắc, những ký ức một thời chăn trâu, cắt cỏ.

Khám phá hòn Bờ Đập của "Hạ Long phương Nam"

Trong một lần lang thang ở Ba Hòn Đầm (quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang), tôi được chú Hền lái tàu giới thiệu hòn Bờ Đập, nơi theo lời chú là biển êm, sạch, cát trắng trải dài và còn hết sức hoang sơ. 

Một góc hòn Bờ Đập - Ảnh: CTV 

Từ lúc đó, ba chữ Hòn Bờ Đập cứ vang vang trong đầu... để rồi cuối cùng nhóm năm người chúng tôi cũng đặt chân lên đảo.

Vịt quay Hạnh Phước

Khoảng hai mươi năm nay, vịt quay Hạnh Phước đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở Đồng Nai. Nhiều bà con người Việt gốc Hoa ở Long Khánh, Định Quán, Tân Phú, Long Thành, Nhơn Trạch..., thậm chí ở Bà Rịa - Vũng Tàu, mỗi khi biết có người về TP. Biên Hòa thường nhờ mua giùm một con "vịt quay Hạnh Phước", mà phải là chỗ bán vịt quay cạnh nhà hàng Hạnh Phước (nay ở số 10, đường Phan Đình Phùng - TP. Biên Hòa). Vì vịt quay Hạnh Phước bây giờ còn bày bán ở chợ Hố Nai, chợ Phúc Hải, cạnh Trường THPT Ngô Quyền..., chưa kể hai phân chi chính thức của vịt quay Hạnh Phước là Bôi Ký đặt ở đường Cách mạng tháng Tám và Mành Ký ở cạnh Sở Tư pháp (đầu đường 30-4). 

Ảnh: Foody.vn