22 thg 2, 2016

Hấp dẫn bánh tráng cuốn tương Chợ Lầu

Cuối tuần, người bạn nhắn tin: “Về Chợ Lầu ăn bánh tráng cuốn tương đi. Ngon lắm!”. Với kẻ mê văn hóa ẩm thực như tôi, lời “dụ” ấy vừa hấp dẫn vừa gợi sự tò mò, không thể nào từ chối được. 

Bánh tráng cuốn tương Chợ Lầu - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng 

Cách TP.HCM 260km theo quốc lộ 1A, thị trấn Chợ Lầu, Bắc Bình, Bình Thuận từ lâu nổi tiếng với đặc sản bánh tráng mè. Tuy nhiên món bánh tráng cuốn tương chỉ mới xuất hiện tại địa danh này vài năm gần đây.

Từ bánh tráng mè truyền thống, người dân nơi đây đã sáng tạo ra món bánh tráng nướng cuốn tương, mà theo nhiều người ở Chợ Lầu, dù chỉ là món ăn vặt dân dã, nhưng “ai cũng ghiền, nhớ và rất thèm ăn” mỗi khi xa quê.

Có một mùa lá rụng kỳ lạ ở Draysap

Từ bài viết trên trang du lịch báo Tuổi Trẻ - Tây nguyên mùa lá rụng, tôi quyết định đi một vòng Tây nguyên và đã gặp hai mảng màu trái ngược trên một ngọn thác. 

Thác Draysap giữa trời xanh và nước xanh 

Sáng sớm mùng 1 tết, khu vực thác Draysap im lắng, gần như không một bóng người.

Mùa khô, dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng không quá dữ dội để tạo thành những đám mây bụi nước bay là đà như sương khói, nhưng cũng đủ đọng lại thành một hồ nước trong trẻo, in hình bóng mây trời, bóng lá, bóng cây…

21 thg 2, 2016

Chúa Chổm - Giai thoại và những dị bản...

Có nhiều dị bản khác nhau về giai thoại Chúa Chổm, cũng có thông tin giai thoại đó có liên quan đến vua Lê Trang Tông. Tuy nhiên, vẫn chưa có tư liệu lịch sử nào khẳng định về sự liên quan này. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng có thể Chúa Chổm chỉ là do cách phát âm mà thôi.

Đi tìm nguồn gốc Vua Chổm

Đầu thế kỷ 16, nhà hậu Lê suy yếu, các tướng chia bè phái đánh lẫn nhau. Năm 1527, Mạc Đăng Dung chính thức giành ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc; nhiều trung thần của vua Lê không phục, lấy Thanh Hóa làm căn cứ để khởi sự, mưu việc “Phò Lê diệt Mạc”. Một võ tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim tìm được Lê Duy Ninh ở vùng thượng du Thanh Hóa, tôn lập làm vua Lê Trang Tông. Cũng trong thời kỳ này, dân gian bắt đầu lưu truyền giai thoại về vị vua tên Chổm. 

Ông Hà Nam Ninh, ở huyện Bá Thước, người chuyên nghiên cứu về văn hóa đồng bào thiểu số ở miền Tây xứ Thanh 

Sài Gòn lý thú địa danh

Trên đường Phan Đình Phùng có chợ Phú Nhuận. Tên chợ này mới đặt sau ngày thống nhất đất nước. Còn trước đó, chợ mang tên Xã Tài. Xã Tài là ai?

Xã trưởng Lê Tự Tài, người chủ trương lập chợ này vào cuối thế kỷ XIX. Có lẽ việc đổi tên từ Xã Tài sang Phú Nhuận này là do có người cho rằng những viên chức dưới thời Pháp thuộc thực chất là những công cụ của thực dân. 


Ở bên đường Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5 có chợ Xã Tây, được xây vào năm 1925. Phải chăng có ông xã trưởng tên Tây, giống như Xã Tài, có công lập nên chợ này? Bạn đã lầm to! Xã Tây là tên tòa đô chính, ở đây là của thành phố Chợ Lớn, do chợ ở cạnh cơ quan đó.

Sài Gòn nhớ những cây cầu

Cùng thời với những cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn trước kia như cầu Chà Và, cầu Chữ Y..., cầu Nhị Thiên Đường (còn được gọi cầu Mới) là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa.

Gần cuối năm, tôi chuẩn bị cùng mẹ đưa ông táo về trời thì anh Bổn nhờ tôi đưa cho chị Lan lá thơ tình. Ở cùng con xóm nhỏ vùng Chợ Lớn, người học Trường Đại học Kiến trúc, người học Trường Văn khoa nhưng hẹn hò lại nhờ thằng nhỏ 15 tuổi đưa những lá thơ tình sực nức mùi dầu thơm

1. Nhờ vậy, tôi thường xuyên được cho ăn nước đá nhận và cà lem cây của cả anh và chị. Cho nên, dù chờ mẹ đưa cho cái áo mới, tôi vẫn phải làm nhiệm vụ “đưa thơ tình” tất niên để kiếm lì-xì. 

Cầu Nhị Thiên Đường được xây dựng từ năm 1925 Ảnh: hoàng triều 

20 thg 2, 2016

Nhà thờ Núi ở Nha Trang

Nhà thờ chánh tòa Nha Trang có tên đầy đủ và chính thức là Nhà thờ Chánh tòa Kitô Vua, nhưng người dân còn gọi ngôi nhà thờ này bằng nhiều tên khác, như Nhà thờ Núi (vì nhà thờ tọa lạc trên một ngọn đồi cao), Nhà thờ Ngã Sáu (vì ở gần Ngã Sáu), Nhà thờ Đá (vì làm bằng đá)... Thế nhưng khi tôi nhắc đến tên Nhà thờ Đá với anh Phạm Đình Quát, một người sống ở Nha Trang nhiều năm, thì anh cười bảo rằng: Đâu phải đá!

Không phải đá sao gọi là nhà thờ Đá? Và thật sự là làm bằng gì? Ta hãy đọc nguyên văn bài viết của anh Phạm Đình Quát để biết thêm về công trình kiến trúc này nhé (tôi có xí xọn chen vô vài hình ảnh mới chụp tháng 1/2016 ở cuối bài).

Xe ôm Sài Gòn có từ khi nào?

Xe ôm ở Sài Gòn có từ khi nào? Lục tìm qua sách báo, trước 1954 hầu như không thấy nhắc đến chiếc xe ôm. Lúc đó, các phương tiện công cộng chở người trong thành phố là xe kéo, xích lô và taxi.

 Xe Lambretta được quảng cáo trên báo Sài Gòn Mới xuân Giáp Ngọ năm 1954 - Ảnh: T.L

Xe gắn máy lưu hành nhưng không dùng làm dịch vụ chở người.

Miến cá khoai - đặc sản xứ Thanh

Cá khoai có nhiều ở các vùng biển Nam Định, Thái Bình, Quảng Bình và Thanh Hóa. Đây là một loại cá hiếm và rất ngon.
Ở miền nắng gió xứ Thanh, người ta thường chế biến loài cá này thành các món ăn đặc trưng của vùng miền như canh cá khoai thì là, canh cá khoai rau cần và miến cá khoai. 

Miến dai sợi, ngọt nước. Thịt cá khoai trắng, mềm lại dai dai vừa phải. 

Cá khoai có hình dáng thuôn dài như củ khoai lang, với thịt cá trong và mềm. Cá có thân mềm oặt, màu trắng trong. Xương cá như một đường sụn dài chạy dọc sống lưng, rất mềm, dường như có thể ăn được, có bám những đường gai như sợi chỉ. Đây là thức ăn dân dã của người dân quê vùng biển. Nhưng nó đã trở thành món ăn đặc sản của phố xá thành thị bởi độ hiếm và ngon. Ăn một lần sẽ nhớ mãi. Đặc biệt là món miến cá khoai, sẽ là một gợi ý thú vị cho những ngày Tết với bao món ăn quen thuộc và nhàm chán. 

Nhớ cơm gạo đỏ

Vùng miền núi Phú Yên có các giống lúa ngắn ngày như cúc lùn, cúc rằn, to đá, ba trăng... đều cho gạo đỏ thơm ngon.
Nhiều người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo ngon này nhiều năm liền trong đời. Tuy nhiên, bây giờ, gạo đỏ không còn nhiều như trước nữa. Trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà. 

Các loại lúa trên được trồng trỉa trên nương rẫy. Thường vào tháng bảy âm lịch, khi trời mưa xuống thì nông dân gieo lúa. Lúa từ khi trồng đến khi lớn lên cho hạt đều nhờ nước trời, nông dân không bón phân cũng chẳng phun thuốc. Cuối tháng mười đầu tháng mười một âm lịch lúa chín. Mùa lúa rẫy chín cũng là mùa rộn ràng tất bật của cả xóm thôn. Lúa được cắt, chất thành từng đống to trong các chòi trại tại rẫy. Hồi ấy không có máy tuốt nên người dân phải dùng chân đạp, mỗi lần đạp hai bó, hết lượt này đến lượt khác, đạp đến khi nào xong lúa thì thôi. 

Cơm gạo đỏ ăn với cá khô - Ảnh: Tuy An 

Ngon khó quên củ hũ dừa miền Tây

Tôi đã thưởng thức một bữa tiệc củ hũ dừa đúng nghĩa khi có dịp về thăm nhà bạn ở Sa Đéc, Đồng Tháp.

Để có món ăn củ hũ dừa, người ta phải hạ một cây dừa bằng chiếc cưa máy, chứ không phải bằng cái rìu như tôi hình dung.