27 thg 7, 2014

Pongour - Nam thiên đệ nhất thác

Vào những năm hai mươi của thế kỷ trước, sau khi khảo sát nhiều vùng của Đông dương, đến Tây nguyên, các nhà nghiên cứu người Pháp đã gọi nơi đây là "miền đất của các thác nước ".

Tạo hóa đã ban cho nơi này những thác nước hùng vĩ với những cái tên đẫm hơi thở Tây nguyên: Dambri, Bobla, Gougha, Queyon... Trong đó, Pongour là ngọn thác đẹp và hùng vĩ nhất, được người Pháp tôn vinh là "ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương". Còn vua Bảo Đại gọi Pongour là “Nam thiên đệ nhất thác”. 

Thác Pongour có nhiều tầng 

Thành cổ Diên Khánh

Thành cổ Diên Khánh tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang khoảng 10 km về phía Nam.

Sử sách ghi lại, với địa hình chiến lược quan trọng, nằm dựa vào dãy Trường Sơn và hai nhánh núi hình cánh cung vòng ra sát biển như một vành đai phòng ngự vững chãi, hơn ba thế kỷ trước, Diên Khánh được chúa Nguyễn Phúc Tần rồi sau đó là vua Tây Sơn Nguyễn Huệ chọn làm thủ phủ của Dinh Bình Khang (tên cũ của tỉnh Khánh hòa).

Năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nhân đó, Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và nguyễn Văn Trương đem quân đánh chiếm Diên Khánh. Nhận thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng, Nguyễn Ánh quyết định xây dựng Diên Khánh thành một vành đai phòng ngự kiên cố. Thành Diên Khánh ra đời từ đó. 

Thành cổ Diên Khánh 

23 thg 7, 2014

Xa rồi một trái nam trân - Mây giăng nhiều trên đỉnh Hải Vân

1.
Rồi mai anh trở về
Cha anh không còn nữa
Mẹ anh bây giờ đã già
Ngũ Hành năm cụm núi xanh xanh
Xa rồi một trái nam trân
Mây giăng nhiều trên đỉnh Hải Vân

Đó là ca từ trong bài hát Năm cụm núi quê hương (Nhạc Minh Kỳ, phổ thơ Tường Linh, bài thơ và bài hát xin xem tại đây). Xưa kia nghe bài hát này không biết nam trân là trái gì, nhưng với giai điệu và lời ca tha thiết ngọt ngào như thế, với hình ảnh mơ màng như thế, và lại thêm cái tên rất sang trọng là nam trân thì tôi nghĩ ngay rằng nam trân phải là một trái gì quý giá vô cùng, hoặc không thì cũng phải rất thân thương trìu mến.

2.
Mà đúng là như vậy thật. Nam trân nghĩa là sản vật quý giá của phương Nam, đó là tên mà vua nhà Nguyễn đã ban tặng cho trái bòn bon (loòng boong) của đất Quảng Nam.

Cây và trái nam trân (bòn bon) - Ảnh: Wikipedia

Ngoạn cảnh chùa Tháp

Nằm trong cụm di tích “đền Trần - chùa Tháp”, chùa Phổ Minh (cách đền Trần khoảng 1km) còn gọi là chùa Tháp, thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía Tây Bắc, thuộc phường Lộc Vựng.

Chùa Tháp là ngôi chùa có quy mô bề thế, còn lưu giữ những dấu tích còn lại của thời Trần. Theo tài liệu, chùa Tháp được xây dựng dưới triều Trần, niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), về phía Tây cung điện Trùng Quang (trong di tích đền Trần). Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng, từ các minh văn trên bia, chuông, thì chùa có từ thời nhà Lý, có lẽ được xây dựng với quy mô rộng hơn từ năm 1262. Chùa Tháp là nơi tụng niệm của quan lại, giới quý tộc nhà Trần.

Đây cũng là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông (1279-1293). Cùng với sư Pháp Loa và Huyền Quang, vua Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, thường gọi là “Trúc Lâm Tam Tổ”, một dòng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVIII, XIX. Sau khi vua Trần Nhân Tông viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã cho làm cỗ kiệu Bát cổng bằng đá, đặt 7 trong 21 viên xá lỵ của vua cha và xây tòa tháp lên trên. 

Lối vào chùa Tháp - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Đền thờ Tình yêu

Đền thờ Tình yêu - ngôi đền thờ mối tình bất diệt của nàng công chúa Tiên Dung và chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử nằm trên địa phận xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội hơn 70 km.

Từ Hà Nội, chúng tôi đi tàu thủy đến bãi Tự Nhiên (thuộc địa phận xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Theo truyền thuyết, đây là nơi hàng ngàn năm trước, chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử đã vùi thân xuống cát để trốn, cũng là nơi nàng công chúa Tiên Dung quây lều tắm. Khu đất mênh mông, nơi từng có lâu đài nguy nga lộng lẫy của hai vợ chồng, chỉ sau một đêm đã biến thành đầm lầy gọi là đầm Nhất Dạ (đầm hình thành trong một đêm) hay là đầm Dạ Trạch. Ngay sát bến có một ngôi đền nhỏ là đền Ngự Dội, ghi dấu địa điểm Tiên Dung dừng thuyền ghé bến tắm thuở xa xưa. 

Cổng đền thờ Tình yêu 

22 thg 7, 2014

Đảo Bình Hưng quyến rũ

Đảo Bình Hưng thuộc xã Cam Bình, TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), một điểm đến quyến rũ du khách thích phiêu lưu, khám phá bởi vẻ đẹp hoang sơ, trong lành, chưa “nhuốm màu” công nghệ, dịch vụ du lịch.

Từ Sài Gòn, bạn có thể đi máy bay, xe đò tốc hành, tàu hỏa để đến Cam Ranh, Nha Trang rồi từ đây tiếp tục đi tàu thủy hay bắt xe taxi đến đảo Bình Hưng. Chúng tôi đã chọn phương tiện xe lửa để thực hiện chuyến đi mong đợi của mình. Thích hợp nhất, tiết kiệm thời gian nhất vẫn là khởi hành ban đêm. Mỗi tối, có hai chuyến tàu Sài Gòn-Nha Trang, chuyến 20g và 21g25. Vé giường nằm tầng chệt phòng 6 giường giá 431.000đ, giường tầng 3 giá 361.000đ. Ngủ một đêm, 7g30 sáng hôm sau đã có mặt ở Nha Trang. 

Đảo Bình Hưng nhìn từ bến Kinh 

19 thg 7, 2014

Cuộc chiến Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn và sự tích trái nam trân

Nam trân (loòng boong) là sản vật quý của xứ Quảng, hình tượng cây nam trân đã được vinh danh trên Cửu đỉnh (Đại Nội Huế). Có người cho rằng, sự tích trái nam trân liên quan đến cuộc chiến giữa quân Trịnh và quân Nguyễn. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử cho thấy không phải là như vậy…

Cuộc chiến tay ba: Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn.


Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trong suốt 46 năm ròng rã (1627- 1672), chúa Trịnh và chúa Nguyễn có bảy lần đánh lớn và một số trận khác quy mô nhỏ hơn. Chiến trường chủ yếu ở hai bờ sông Gianh, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Hai bên đều có lợi thế và yếu điểm nên không thể tiêu diệt được nhau, dù cùng mang khẩu hiệu “Phù Lê”. Sau nhiều năm giao chiến, cả hai bên đều kiệt quệ về sức người sức của nên phải chấp nhận đình chiến, chia cắt lâu dài, lấy sông Gianh (sử sách hay gọi là Linh Giang) làm ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.


Bản đồ Việt Nam khoảng năm 1760, vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam.

Quả nam trân tiến vua

Vào năm Khải Định thứ ba, ngày 18-9 âm lịch, Bộ Lễ đệ trình lên vua bản tấu, có nội dung rằng: “Nay nhận được tư văn của tỉnh Quảng Nam nói: Hạt đó các tháng 8, 9 hằng năm khi quả nam trân chín vàng, theo lệ có hái đem cung tiến và đã sức hái tiến. Sau đó, căn cứ huyện viên hai huyện Quế Sơn, Đại Lộc bẩm báo, do năm nay gió nam mạnh nên cây đó kết quả rất ít ỏi, nên không có hái nạp, tư xin xem xét”. Sau khi đã xem xét, vua Khải Định có châu phê: “Thể tất cho”.

Vậy, nam trân là quả gì mà hằng năm dân Quảng Nam phải cung tiến cho nhà vua như đoạn trích trên đây từ Mục lục Châu bản Triều Nguyễn, tập III đời vua Khải Định, hiện lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I – Hà Nội?




18 thg 7, 2014

Lên thuyền thưởng ngoạn động Tiên Sơn

Khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, trong tiết trời hanh nắng thế này thì còn gì tuyệt hơn việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh, thưởng thức không khí mát lạnh trong động Tiên Sơn (ở Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình).


Động Tiên Sơn nằm sát động Phong Nha. Hay có thể hình dung thế này, cả hai động Phong Nha và Tiên Sơn cùng nằm chung một vị trí nhưng Phong Nha là động nước ở dưới còn Tiên Sơn là động khô nằm ở phía trên.

17 thg 7, 2014

Ai là tác giả phù điêu chợ Bến Thành?

Chợ Bến Thành với hình dáng cơ bản giống như hiện nay được khánh thành ngày 28/03/1914, đến nay là vừa tròn 100 năm. Trăm năm qua, hình ảnh ngôi chợ Bến Thành luôn luôn được xem là một biểu tượng của Sài Gòn. 


Hình ảnh này đã quá quen thuộc không chỉ với người Sài Gòn mà còn với cả nước. Thế thì bạn có quen thuộc với hình ảnh những phù điêu trang trí chợ Bến Thành không nhỉ? Những phù điêu hình sản vật bán ở chợ như cá, bò, vịt, chuối... Bạn nhìn kỹ tí nhé: