8 thg 11, 2013

Những người thợ giấy dó cuối cùng ở Phong Khê

Từ vỏ cây dó được thợ làng nghề làm thành các thếp giấy, các cuộn giấy dó lưu giữ những giá trị văn hóa lưu truyền qua bao thế hệ.

Nghề làm giấy dó Phong Khê nổi tiếng hàng trăm năm nay với việc sản xuất ra loại giấy có độ bền chắc, dai gấp nhiều lần so với loại giấy bình thường và có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm.

Giấy dó được sử dụng chủ yếu trong việc ghi chép và hội họa. Điều đó được thể hiện rõ qua những văn tự ghi chép lịch sử của các triều đại xưa, những ghi chép gia phả của các họ tộc, những bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng, những bức thư pháp, những bức tranh thủy mặc.

Nguyên liệu để làm giấy dó được lấy từ vỏ cây dó, trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng. Chất lượng nhất vẫn là thứ dó người Dao, người Mèo ở Cao Bằng, trồng 3 năm thu hoạch một lần. Vỏ dó sau khi mang về sẽ được ngâm nước rồi xé nhỏ, dẫm với vôi đã tôi rồi đưa vào lò nấu; khi dó chín sẽ được đem trao cho sạch vôi, sau đó dùng dao lột hết vỏ ngoài chỉ lấy ruột. Ruột dó được đưa vào cối giã nhỏ…

Thầy tu đả hổ

Không còn nhiều người ở thôn Phú Liên (xã An Phú, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) nhớ về những câu chuyện xung quanh hang Hổ, cách đó không xa.

Phía dưới tảng đá đen này chính là hang Hổ - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Hồ “than thở”

Hang Hổ nằm trên hòn núi tiếp giáp dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 100 m so với mực nước biển. Phía dưới, trước chân hang Hổ có một hồ nước, nay gọi là đập Lỗ Ân, có người cho rằng hang Hổ cũng góp nước cho hồ này. Sau năm 1975, dân đắp thành đập để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng nay đập đã hư hỏng hoàn toàn. Trước đó, hồ nước này gắn liền với vài câu chuyện tình đầy ngang trái.

Vùng đất linh thiêng

Núi Hoành Sơn (ở H.Tây Sơn, Bình Định) được dân gian lưu truyền là nơi có mộ ông Hồ Phi Phúc và vua Nguyễn Nhạc nhà Tây Sơn.

Nơi có long huyệt

Lăng mộ Mai Xuân Thưởng dưới chân núi Hoành Sơn - Ảnh: Hoàng Trọng 

Ngày nay, nhiều ngọn núi xung quanh Hoành Sơn được đặt các tên như: Bút Sơn (Hòn Trưng), Nghiên Sơn (Hòn Dũng), Cổ Sơn (Hòn Trống), Chung Sơn (Hòn Chuông), Kiếm Sơn (Hòn Hóc Lãnh), núi ông Bình, núi ông Nhạc… Đàn tế trời đất được xây dựng tại Ân Sơn, nằm trong dãy Hoành Sơn, càng khiến cho vùng đất này thêm linh thiêng, huyền bí. Hầu hết những địa danh, di tích mới và cũ này đều gắn với những truyền thuyết về phong trào nông dân Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18 do anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

Hổ trắng ba chân về nghe kinh Phật

Ở đường Mạc Đĩnh Chi, P. Quang Trung, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum bây giờ còn một ngôi chùa và ngôi đình có lối kiến trúc cổ xưa.

Bên trong đình Võ Lâm - Ảnh: Phạm Anh 

Dấu chân người khai sơn

Ít ai biết, chùa và đình này được xây từ chính bàn tay của những người miền xuôi lên khai khẩn đất Kon Tum. Đây là chùa tổ đình Bác Ái và đình Võ Lâm, tuy hai nhưng lại là một.

Từ giữa thế kỷ 19, người dân ở các tỉnh duyên hải miền Trung tìm lên sinh cơ lập nghiệp tại Kon Tum ngày một đông. Tuy nhiên, do chỉ có con đường độc đạo đi từ tỉnh Bình Định lên Tây nguyên nên thuở ấy, người Bình Định đặt chân lên Kon Tum sớm nhất. Theo đó, dòng di dân đầu tiên chính là những gia đình Thiên Chúa giáo trốn lệnh bắt đạo gay gắt của triều đình nhà Nguyễn, theo chân các cha cố Hội Truyền giáo Kon Tum. Dòng thứ hai là những gia đình muốn thoát cảnh sưu cao thuế nặng, hoặc trốn tránh những rắc rối về mặt pháp luật đang gặp phải ở quê nhà.

7 thg 11, 2013

Cổ kính chùa Âng

Trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer trên đất Trà Vinh, chùa Âng (tiếng Khmer là Angkorajaborey), được xem là ngôi chùa cổ kính nhất, độc đáo nhất và có lẽ đẹp nhất, với những giá trị nghệ thuật, văn hóa, điêu khắc và tôn giáo còn lại ở đây. Vì thế, đến với đất Trà Vinh thì không thể không đến với chùa Âng một lần.

Nằm cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7km, chỉ một cuốc xe ôm hoặc một chuyến taxi ngắn là tới chùa Âng, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 4ha với không gian êm đềm, cổ kính và thơ mộng. 


Thắng cảnh Hồ Núi Cốc

Nổi tiếng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, gắn liền với huyền thoại về tình sử nàng Công chàng Cốc, Hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kì nghỉ ngắn ngày.

Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, chạy qua xã Tân Cương nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, chúng tôi đặt chân đến khu du lịch Hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc vốn dĩ là hồ nhân tạo, được khởi công xây dựng năm 1993 và hoàn thành năm 1994, gồm một đập chính dài 480m và 6 đập phụ, có diện tích mặt hồ rộng khoảng 25km2. Khu du lịch Hồ Núi Cốc được xây dựng trên khuôn viên rộng 19.000ha, từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi nét đẹp thiên tạo gắn với câu chuyện tình đẹp đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương.

Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công, sông Gâm làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định đoạt, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã đến khi nước mắt chảy dài thành sông.