11 thg 7, 2013

Biệt điện Trần Lệ Xuân và điều trớ trêu của lịch sử

Biệt điện Trần Lệ Xuân ở thành phố Đà Lạt nổi tiếng vì tên chủ nhân: Bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của cố vấn tổng thống VNCH Ngô Đình Nhu, và vì vẻ đẹp kiêu sa của chính nó.


Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân

Được xây dựng từ năm 1958, biệt điện Trần Lệ Xuân gồm 3 tòa biệt lập có tên Hồng Ngọc, Lam Ngọc và Bạch Ngọc tọa lạc trên diện tích 13.000 m2, thời ấy được coi là đệ nhất biệt điện trời Nam, là nơi sống của gia đình Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân, chỉ những quan chức, tướng lĩnh cao cấp mới được đến.


Đà Lạt có nghèo không?

3 cha con Hai Ẩu đi nghỉ mát ở Đà Lạt. Sau khi khệnh khạng rong chơi về, cả 3 cùng ngồi bàn xem Đà Lạt có nghèo không.

Bùm phát biểu ý kiến trước tiên:
  • Đà Lạt rất nghèo, không nhà nào có tiền gắn máy lạnh. Tới nổi khách sạn thì đầy ra mà cũng chả mấy cái có phòng máy lạnh.

Nhà ở Đà Lạt... không có tiền gắn máy lạnh!


Lên Nà Hẩu vui hội Tết rừng

Cuối tháng Giêng, không đến với các lễ hội tâm linh truyền thống, chúng tôi lên Nà Hẩu (Văn Yên) xem tục cúng rừng, ăn tết rừng. 

Rừng tự nhiên xã Nà Hẩu được bảo vệ phát triển tốt. 

Sớm Nà Hẩu, sương khói quyện trong tán cây rừng, tỏa xuống từng mái nhà và cánh đồng lúa đang bén rễ lên xanh. Hiếm có dịp nào chúng tôi được gần rừng tự nhiên như vậy, rừng ngay trước mặt, mọc sát đường, sát nhà, sát nương, sát ruộng... chỉ vài bước chân là có thể ôm lấy những cây gỗ to, thân thẳng đứng, cao vài chục mét.

Thác Cà Đú: Điểm đến thú vị mùa hè

Nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên của núi sông, mang một nét đẹp hoang sơ đại ngàn, thác Cà Đú ở xã Trà Thủy (Trà Bồng) là địa điểm du lịch lý thú của nhiều du khách gần xa đến du ngoạn, ngắm cảnh.

Thác Cà Đú được coi là một trong những kỳ thú của thiên nhiên ban tặng cho huyện miền núi Trà Bồng. Nằm cách T.P Quảng Ngãi khoảng 60 km và cách thị trấn Trà Xuân chừng 4 km, thác Cà Đú là lựa chọn của du khách nhiều nơi trong tỉnh đến thăm thú, ngắm cảnh, bởi vẻ đẹp thơ mộng của nó, đặc biệt trong những ngày hè

Với không gian tự nhiên, nguyên thủy của hệ sinh thái, sự hoang sơ và thuần khiết, lần đầu tiên đến đây, cảnh tượng đầu tiên thu hút du khách là giữa màu xanh của núi rừng từ độ cao cả ngàn mét, hiện ra dòng nước chảy xiết, lấp lánh như bạc, tràn qua các khối đá khổng lồ tạo nên thác Cà Đú hùng vĩ.

Dòng thác Cà Đú quanh năm tuôn trào, tung bọt nước trắng xóa 

Thác Pú Nhu - hấp dẫn du lịch

Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20m được chia thành nhiều bậc. 

Thác như được bao bọc bởi chiếc khăn voan trắng. 


Hoang sơ thác Kiên Thành

Từ trung tâm xã Kiên Thành (Trấn Yên) đi khoảng 3km về bản Đồng Ruộng, trước mắt du khách sẽ hiện ra dòng thác ào ào từ trên cao đổ xuống với những bọt nước trắng xóa. 

Hùng vĩ thác Kiên Thành. 

Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ bản Đồng Ruộng đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng trên 30m. Nằm giữa hai vách núi đá cao thẳng đứng, thác Kiên Thành tựa như một bức tranh thủy mặc giữa núi rừng hoang sơ. 

10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng

Đà Nẵng luôn hấp dẫn du khách bởi nhiều địa điểm du lịch và ẩm thực đặc sắc, ngon khó cưỡng.

Là tâm điểm của ba di sản thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, Đà Nẵng trở thành nơi du lịch lí tưởng. Dạo quanh một vòng thành phố, tận hưởng không khí của mảnh đất miền Trung sẽ thấy sự khác biệt của một thành phố du lịch thân thiện với môi trường. Chương trình “5 không”: không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của khiến cho bạn và gia đình sẽ khá yên tâm và thoải mái cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh, sự thân thiện, hòa đồng của con người và nhất là những món “đặc sản” nơi đây. Bạn cứ yên tâm là đồ ăn ở Đà Nẵng đúng theo tiêu chí ngon - bổ - rẻ, nhất định không sợ “lỗ”. 

1. Mì Quảng 

Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Mì Quảng ăn khô. 

Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì Quảng (Ảnh: Internet) 


Thưởng thức những món ngon khi tới Hạ Long

Có những món ăn vô cùng đặc biệt và cuốn hút mà chỉ vùng biển Hạ Long mới có.

Bắt đầu vào mùa hè nên chắc hẳn ai ai cũng đều muốn đi biển và Hạ Long có lẽ là một trong những điểm đến vô cùng lý tưởng cho chuyến du ngoạn này.

Mình cũng từng có cơ hội được tới thăm Hạ Long vài lần. Ngoài vẻ đẹp tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ban tặng, vùng đất này còn thu hút mình bởi thế giới ẩm thực cực kỳ đặc sắc. Mình xin chia sẻ cùng các chị em một vài món ngon Hạ Long mà mình ấn tượng. Ngoài ra, có lẽ sẽ vô cùng thiếu sót và mất hẳn sự thú vị nếu như ai đã một lần đặt chân tới Hạ Long mà chưa kịp thưởng thức những món ăn đặc biệt tới nỗi đã trở thành thương hiệu này.

1. Chả mực

Món ngon Hạ Long đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi nhắc tới nơi đây chắc chắn là chả mực. Lần đầu tiên mình đặt chân tới mảnh đất này, có một chị người Hạ Long chính gốc đã giới thiệu bằng một vẻ mặt vô cùng tự hào rằng: “Chả mực làm không khó, nhưng để món chả mực có hương vị tuyệt vời nhất, vừa hơi dai dai, vừa giòn sựt sựt, lại vàng ươm và dậy mùi thơm nức mũi thì nhất định phải được chế biến từ mực tươi được đánh bắt trong vùng biển Hạ Long, được bàn tay điêu luyện của những người đầu bếp người Hạ Long tự giã, tự nêm nếm gia vị và canh lửa rán vàng”. 



Chả mực Hạ Long vàng ruộm, thơm nức (Ảnh: Internet) 


9 thg 7, 2013

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê

Nhà văn Sơn Nam sinh ra ở Kiên Giang, sống và chết tại Sài Gòn, yên nghỉ tại nghĩa trang Bình Dương, nhưng nhà lưu niệm Ông thì lại ở... Mỹ Tho!

Ủa, sao kỳ dzậy?

Chính bởi sự "sao kỳ dzậy" ấy mà tôi hơi bất ngờ khi một người bạn của gia đình anh chị Nghị - Hằng, con của nhà văn Sơn Nam, chuyển lời mời đến thăm nhà lưu niệm ông tại Mỹ Tho.

Nhà lưu niệm Sơn Nam tọa lạc ở ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, sát bên bờ kinh Bảo Định, do vợ chồng người trưởng nữ của ông là chị Đào Thúy Hằng và anh Trần Đức Nghị xây dựng nên để tưởng nhớ cha mình. Ngôi nhà nằm trong khuôn viên 1500 m2, được ra mắt nhân ngày giỗ lần 2 của ông (22/08/2010).

Đến đây, một sự "sao kỳ dzậy" thứ hai xuất hiện: Sơn Nam họ Phạm (Phạm Minh Tày), vậy sao con gái ông lại họ Đào?


Khám phá phía Tây núi Yên Tử

Nằm vắt từ huyện Đông Triều (Quảng Ninh) sang phía Sơn Động, mạn Lục Nam – Bắc Giang sườn tây Yên Tử vẫn còn nguyên vẻ đẹp từ thời được các vua nhà Trần chọn làm chốn tu hành. Nơi đây có vẻ đẹp ẩn trong sương núi nhuốm màu Phật giáo và cũng có cả vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ mà đất trời đã ban tặng. 

Dấu ấn vua Trần

Từ ngã tư Đông Triều – Quảng Ninh chúng tôi rẽ vào con đường bê tông bên trái chạy thẳng tắp đến tận chân núi. Giữa cảnh đất trời bao la, đập Trại Lốc hiện ra mênh mông phẳng lặng.Bóng người buông câu đang ngồi lặng im đợi tăm cá giữa cảnh sắc sơn thủy hữu tình.

Vùng đất này chính là nơi an nghỉ của tám vị đế vương triều Trần. Ngay giữa đập Trại Lốc là khu lăng mộ của Trần Minh Tông và Trần Anh Tông (tức Mục Lăng và Đồng Thái Lăng).

Lăng mộ hai vị vua Trần giữa đập Trại Lốc