19 thg 3, 2013

Khám phá “đường sắt trên không” sang Lào

Đi trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã Lâm Hóa và Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) thỉnh thoảng lại bắt gặp giữa rừng sâu vài trụ bêtông lớn bám đầy rêu phong.
Đó là vết tích tuyến đường sắt trên cao người Pháp đã xây dựng cách nay hơn 80 năm để vận chuyển tài nguyên từ Trung Lào về VN. 



Những trụ bêtông của “đường sắt trên không” tại khu vực đồi Cầu Trập - Ảnh: M.Văn

Những vết tích gợi biết bao nỗi niềm thời xa xưa đã thôi thúc chúng tôi làm một hành trình khám phá với điểm xuất phát từ Đồng Hới lên phía tây bắc.


Xuôi sông Năng thăm động Puông và thác Đầu Đẳng

Nằm trong khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, động Puông và thác Đầu Đẳng là hai thắng cảnh xinh đẹp mà giới yêu thích du lịch khám phá miền Bắc luôn muốn được đặt chân tới. Giữa cảnh núi non hùng vĩ còn hoang sơ, hai điểm đến này như đưa người ta vào một thế giới rất riêng của sông nước và đại ngàn.

Thuyền xuôi sông Năng

Động Puông nằm trên dòng sông Năng thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị trấn Chợ Rã khoảng năm cây số. Động dài 300 mét, cao hơn 30 mét với các vách đá đứng và nhiều nhũ đá có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, được hình thành khi con sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham.


Chuyện nhặt ở "làng cười"

Tỉnh Bắc Giang có tám trong số mười bốn làng cười xứ Bắc, chiếm một nửa số làng cười ở Việt Nam. Đó được xem là "đặc sản" mang đậm những giá trị văn hóa, góp phần làm cho cuộc sống thêm thi vị.


18 thg 3, 2013

Dambri huyền thoại

Cách thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) 18km theo hướng Đông Bắc, chạy qua con đường uốn lượn với hai bên là những đồi chè và cà phê xanh ngát, thác Dambri trắng xóa từ trên cao đổ xuống như một dải lụa nằm vắt trên vách đá cheo leo giữa lưng chừng núi và cỏ hoa. 

Cái tên Dambri bắt nguồn từ câu chuyện tình huyền thoại của một đôi trai gái mà người K’ho đặt cho dòng thác này. Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Họ hẹn mùa lúa chín, trăng tròn năm sau sẽ làm lễ cưới. Nhưng, hạnh phúc đã không đến với họ. Cha của cô gái không muốn gả nàng cho chàng trai nghèo khổ. Để ngăn cách tình yêu của họ, già làng đã sai người bắt chàng trai phải bỏ làng đi tới một nơi xa, thật xa không có lối về. Từ khi vắng bóng chàng trai, nàng H'Bi buồn lắm. Đêm đêm, H'Bi lặng lẽ ra khu rừng, nơi họ thường hẹn hò mà khóc than cho duyên tình cách trở với hy vọng nước mắt sẽ gọi được chàng trai trở về sống với nàng. H'Bi khóc mãi, chờ mãi nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Dambri có nghĩa là "đợi chờ". Tiếng thác Dambri ngày đêm réo rắt giữa núi rừng như lời của nàng H'Bi đang kể về chuyện tình đã vỡ từ ngàn năm.

Thác Dambri. (Ảnh: Lê Minh)

Bàng Côn đảo: Nhân chứng lãng mạn

Dạo qua hàng loạt trại giam, chuồng cọp như Phú Hải, Phú Sơn, Phú Tường, Phú Bình..., ai ai cũng phải rùng mình trước những gì mà các chiến sĩ cách mạng từng phải gánh chịu. Và, những nhân chứng lâu năm nhất ở Côn Đảo, từng chia ngọt sẻ bùi cùng lớp lớp người dũng cảm nay vẫn hiên ngang vươn cao mình, tỏa rợp bóng khắp Côn Lôn: bàng.


Chỉ hơn nửa giờ bay từ TP. Hồ Chí Minh, trên cao nhìn xuống đã thấy “hòn ngọc” Côn Đảo rực rỡ tỏa sáng giữa đại dương thiên thanh.

Côn Đảo, hay còn được gọi là Côn Lôn, là một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từng được người phương Tây biết đến từ rất sớm nhờ nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Á - Âu.

Làng thị

Xã Mỹ Trạch ở huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) vốn là làng Cao Lao cổ nằm bên bờ nam sông Gianh. Cao Lao hôm nay vẫn mang một không gian huyễn hoặc như trong cổ tích, vì được bao trùm bởi hơn mười ngàn cây thị mọc khắp lối đi, từ xóm trên đến ngõ dưới ở 7 cụm dân cư.

Mười ngàn cây thị



Mặc dù Cao Lao được đích danh phiên hiệu là xã Mỹ Trạch, nhưng người dân ở đây vẫn thích gọi xã của họ là cái làng nhỏ Cao Lao nằm tút cực bắc huyện Bố Trạch.

Làng mảnh dài bên bờ sông Gianh, vốn là một trong những nơi người Chăm khai thiên lập địa trước đó hàng ngàn năm.