21 thg 9, 2020

Đến Bãi Sau Vũng Tàu thử một lần ghé cảng xem mùa cá de tấp nập

Đến mùa cá de, các ghe đánh bắt gần bờ ra khu vực Bãi Sau, TP.Vũng Tàu thả lưới. Sau gần 2 giờ, các ngư dân thu lưới về cùng với chiến lợi phẩm là hàng trăm ký cá. 

Các ngư dân gỡ lưới cá de. Ảnh: Nguyễn Long 

Vào những ngày này, khi mặt trời vừa ló dạng, đến Bãi Sau (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) bất cứ ai cũng thấy có nhiều ghe nhỏ đang nối đuôi nhau tấp vào bãi biển. Đó là những ghe đánh lưới cá de gần bờ.

Ông Tân (ngụ P.2, TP.Vũng Tàu) có hơn 30 năm kinh nghiệm đánh bắt cá de cho hay chỉ có khu vực Bãi Sau loại cá này mới nhiều. 

Bến Nôm mùa tảo xanh những hòn 'đảo chìm' lộ diện ảo diệu

Bến Nôm là một lựa chọn lý tưởng cho ngày nghỉ lễ 2.9 bởi không xa TP.HCM. Và bởi sức hút của hình ảnh những "hòn đảo chìm" lộ diện ảo diệu trên một màu nước xanh ngắt nhờ... tảo. 


Bến Nôm (xã Phú Cường, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai), nằm trên QL 20, cách ngã tư Dầu Giây khoảng 20km về hướng đi Đà Lạt. Bến Nôm thuộc 1 nhánh của hồ thủy điện Trị An. Vào mùa nước cạn, nơi đây lộ ra những gò đất như những "đảo chìm" đã... nổi. 

Mùa hè cũng là mùa tảo xanh phát triển mạnh, vào thời điểm nước cạn một màu xanh mơn mởn trải dài khắp cả khu vực, tạo nên một bức tranh đẹp ngỡ ngàng. Và trên nền xanh đặc biệt ấy nổi bật hình ảnh những chiếc ghe đánh cá của ngư dân vốn cũng... đặc biệt. Bởi dải lưới được thiết kế nằm ở mũi ghe, từ trên cao nhìn xuống trông như một chiếc đuôi cá long lanh.

Đến Bến Nôm lúc bình minh, nhiều người ngất ngây khi bắt được những khoảnh khắc tuyệt đẹp với màn sương sớm lung linh còn đọng trên những dải cỏ xanh mướt mới nhú lên khi nước cạn. Màu xanh của tảo còn thay đổi tùy theo ánh sáng mặt trời đổ xuống mặt nước. 

Về miền Tây chèo bè trong rừng ngập mặn, hát ca bềnh bồng

Bỏ học đại học giữa chừng, chàng trai Bùi Quốc Dương (sinh năm 1991, quê Kiên Giang) chọn một cánh rừng ngập mặn heo hút ở miền Tây nơi Bạc Liêu để bắt đầu hành trình khởi nghiệp làm du lịch sinh thái được cho là không giống ai. 

Du khách hào hứng trải nghiệm tự chèo bè trong rừng ngập mặn. Ảnh: Bùi Quốc Dương 

Khai thác tiềm năng 'rừng vàng biển bạc'

Từ vùng miệt thứ ở U Minh Thượng xa xôi, anh Quốc Dương lặn lội lên Cần Thơ để tìm con chữ. Nhưng khi sắp hoàn thành khóa học, anh đã nghỉ ngang và chọn về quê làm nông trại cùng gia đình.

20 thg 9, 2020

Từ Hoạt động dinh điền tới Khoai lang Lệ Cần

Từ Chương trình Dinh điền tại Cao nguyên Trung phần (1957 - 1961)

Hồi nhỏ, tui sưu tầm tem. Bởi vậy tui có được bộ tem Hoạt động dinh điền, phát hành năm 1961 và biết sơ sơ rằng đó là một chương trình cải cách ruộng đất do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động. Biết sơ sơ vậy thôi, vì khi tui chơi tem (khoảng 1969) thì tổng thống Diệm bị lật đổ đã lâu, hoạt động dinh điền không còn nữa và tui cũng... không có Google để search coi hoạt động dinh điền là gì.

Phong bì Ngày đầu tiên tem thư Hoạt động dinh điền 3/6/1961

Ngôi nhà cổ vật gốm sứ

Hơn 20 năm nay ông nông dân Nguyễn Văn Trường (58 tuổi, ở làng Sơn Kiệu, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đi dọc sông Hồng sưu tầm đồ xưa. Đồ ngày càng nhiều nhưng vì nhà chật không có chỗ nên ông đã gắn hơn 10.000 chén, đĩa cổ, tiền cổ… lên tường nhà, cổng và hòn non bộ, biến ngôi nhà thành tuyệt tác có một không hai.

Con đường dẫn vào nhà ông Trường là một ngõ nhỏ lát bê tông, hai bên nhà cửa san sát. Ngôi nhà nhìn từ xa thoáng một nét kiến trúc như cung đình xưa. Trên tường rào có vô vàn bát đĩa cũ, những mảnh gốm vỡ. Vài chục chiếc cối đá xếp thành hàng. Cánh cổng mái vòm gắn những chiếc bình, chiếc đĩa đủ loại hoa văn từ hoa điểu (chim và hoa), thạch trúc (tre trúc và đá), tuế hàn tam hữu (tùng, trúc, mai), tùng hạc (chim hạc và cây tùng), lý ngư (cá chép), phượng vũ (chim phượng), phúc lộc thọ…

Bước qua cổng, bên phải là hòn non bộ lớn đắp hàng nghìn mảnh gốm cổ. Cây si ẩn hiện phía sau, cây trúc la đà trước mặt. Bên trái là ngôi nhà cấp bốn không trát vôi vữa như lệ thường, thay vào đó trên tường gắn những chiếc đĩa thành từng hàng ngay ngắn. Ba cây cột trước nhà gắn chi chít những đồng tiền xu, đồng xèng, khuy áo cũ …

Ba gian nhà chính được gắn kín bằng đĩa cổ.

Chè truyền thống của người Hà Nội

Ở Hà Nội, từ lâu chè vốn là món ăn vặt quen thuộc của người dân. Trước kia, Hà Nội chỉ có những món chè đơn giản chỉ là chè sen, chè đỗ đen, đỗ xanh. Trải qua hàng chục năm, món ăn này đã đa dạng hơn với nhiều loại chè khác nhau nhưng những quán chè hàng chục năm tuổi mang đậm hương vị chè Hà Nội xưa vẫn được rất nhiều người quan tâm.

Một trong những quán chè truyền thống ở Hà Nội không thể không nhắc đến là quán chè Mười Sáu ở phố Ngô Thì Nhậm.

Theo ông Phạm Xuân Thanh - chủ quán chè Mười Sáu cho biết, từ những năm 60 của thế kỷ trước (khoảng năm 1960) ở Hà Nội đã có những gánh chè rong ở trên đường phố hay trong những khu chợ. Khi đó, mẹ của ông cũng phải làm kinh tế cho cuộc sống gia đình từ gánh chè này. Khi đó, thực đơn chè bà nấu chỉ đơn giản có những món chè dân dã truyền thống quen thuộc như: chè đỗ đen, đỗ xanh, sen... Mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước thì mở bán tại nhà với cái tên Mười Sáu được lấy bởi số nhà và thường thì khi đó khách ăn chè chủ yếu là những người tuổi 16. Cho đến bây giờ, quán đã đông người đến ăn với nhiều lứa tuổi khác nhau hơn.

Ông Phạm Xuân Thanh - chủ quán chè Mười Sáu là một trong những quán chè truyền thống lâu đời có tiếng tại Hà Nội nằm trên ngã tư phố Lê Văn Hưu và Ngô Thì Nhậm.