18 thg 2, 2025

Kinh Vĩnh An 180 năm lịch sử

Về công cuộc đào kinh ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn, kinh Vĩnh Tế được nhiều người biết nhất và năm 2024 tỉnh An Giang kỷ niệm 200 năm hoàn thành dòng kinh lịch sử này. Tuy nhiên ít ai biết có một dòng kinh ra đời sau đó, có thể được xem như sự nối dài của kinh Vĩnh Tế, đó là kinh Vĩnh An. Cũng trong năm 2024, kinh Vĩnh An tròn 180 tuổi.

Một đoạn kinh Vĩnh An năm 1998.

Xanh mướt tần ô ngày xuân

Dưới nắng xuân, những luống tần ô xanh mơn mởn đung đưa trong gió. Mùi thơm từ bát canh tần ô bay lên từ chái bếp - thứ mùi thơm nồng nàn dân dã khó ai quên được.

Xanh mướt tần ô ngày xuân.

17 thg 2, 2025

Du xuân núi Thúy Vân - thắng cảnh xứ Huế

Núi Thúy vân nằm giữa hệ thống đầm Cầu Hai, có khung cảnh hữu tình, chùa Thánh Duyên lịch sử, được vua Thiệu Trị xếp thứ 9 trong 20 thắng cảnh của Thừa Thiên Huế.

Thúy Vân là núi nhỏ nằm gần cửa biển Tư Hiền, thuộc địa phận làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 60 km.

Về sông coi hội làng Đầm

“Đi mô cũng nhớ mà về/ Tháng Giêng mùng Bảy đua ghe làng Đầm” - cụ già nhà ở sông Đầm bãi Sậy cất tiếng, như một lời nhắc nhớ đầu xuân đến lớp cháu con.

Động viên nhau trước giờ xuất phát.

Làng bên bến sông, nên tự bao giờ trong các trò vui nghinh xuân của dân làng thể nào cũng có lệ đua ghe.

Đoạn sông được chọn làm trường đua khá đẹp, lòng rộng thẳng dòng và nước bình, chạy từ bến Bà Bài men theo đôi triền lúa mơn xanh dọc đồng Soi Doi ra đến cánh Ruộng Lầy. Tiêu đua quay đầu ở đó.

Nét đẹp Ðình Thần Thới An

Ðình Thần Thới An tọa lạc tại khu vực Thới Trinh A, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, là ngôi đình cổ kính, mang nhiều giá trị về kiến trúc, văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Với lịch sử gần 200 năm, Ðình Thần Thới An như chứng nhân cho lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của bà con nơi đây. Ðình Thần Thới An đã được UBND TP Cần Thơ quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố vào năm 2004.

Theo tài liệu của Bảo tàng TP Cần Thơ, Ðình Thần Thới An được xây dựng bằng tre lá để thờ thần linh vào năm 1832, đến năm 1852, được vua Tự Ðức sắc phong “Bổn cảnh thành hoàng”.

Thành Hoàng cổ miếu ở Bạc Liêu

 Thành Hoàng cổ miếu (ảnh), còn gọi là chùa Minh, được xây dựng cách nay hơn trăm năm, tọa lạc tại đường Ðiện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ngôi miếu được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2000.


Thành Hoàng cổ miếu được xây dựng vào năm Ất Sửu (1865), thuộc làng Vĩnh Hương nên ban đầu có tên là chùa Vĩnh Hương. Năm 1890, làng Vĩnh Hương cùng với các làng Vĩnh Hinh, An Trạch, Tân Hưng sáp nhập lại gọi là làng Vĩnh Lợi và năm 1895 ngôi miếu này được trùng tu lại. Sau khi trùng tu, ngôi miếu được tận dụng làm trụ sở cho hội tương tế người Minh Hương nên lúc bấy giờ Thành Hoàng cổ miếu có tên là Vĩnh Triều Minh Hội quán, người dân địa phương còn gọi là chùa Minh.

16 thg 2, 2025

Quyến rũ mùa rêu xanh ở ghềnh đá Nam Ô

Những ngày đầu xuân, ghềnh đá Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng khoác lên mình màu rêu xanh mướt. Cảnh đẹp nơi đây trở thành điểm check-in hấp dẫn du khách gần xa.

Ghềnh đá Nam Ô nằm dưới chân đèo Hải Vân, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tiết trời đầu xuân se lạnh, những tia nắng vàng lấp lánh càng tô đẹp không gian xanh mướt của ghềnh đá.

Từ tờ mờ sớm, nơi đây tấp nập người dân và du khách đến quay phim, chụp ảnh.

Ghềnh đá Nam Ô thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp yên bình

Lấy hên đầu năm với hương vị cháo cá dềnh xứ Quảng

Mùa xuân trên sông Thu Bồn không chỉ là vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, mà còn gắn liền với những ký ức ấm áp về bát cháo cá dềnh, một món quà đặc biệt của dòng quê mỗi độ Tết đến xuân về.

Bát cháo cá dềnh thơm ngon với hương vị đặc trưng và may mắn cho người dùng đầu năm mới

Ký ức Ninh Kiều

Hơn một thế kỷ trôi qua, Ninh Kiều - Cần Thơ đã bao lần đổi thay tên gọi, nhưng Bến Ninh Kiều vẫn là biểu tượng của đô thị sông nước, gieo niềm thương nhớ cho khách phương xa và là niềm tự hào của người dân Tây Đô.

Bến Ninh Kiều năm 1960 (ảnh tư liệu).

Từ xa xưa, nơi tọa lạc Bến Ninh Kiều ngày nay là bến sông sầm uất nằm ở hữu ngạn sông Hậu ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, nơi xuồng ghe qua lại đêm ngày, trên bờ có hàng dương soi bóng, gió thổi rì rào, nên còn có tên gọi là Bến Hàng Dương. Khi chợ Cần Thơ bắt đầu sung túc, giao thương nhộn nhịp, Bến Hàng Dương dần trở thành thắng cảnh của Tây Đô nhờ sông nước hữu tình, trời mây êm ả và thơ mộng. Phía bên kia sông là Xóm Chài với những ngôi nhà sàn mấp mé ven sông, xa xa là những cụm cồn, bãi bồi lờ mờ trong sương sớm. Bến sông hướng ra nơi hợp lưu giữa hai dòng Cần Thơ và sông Hậu tạo thành một “bùng binh” đầy ắp cá tôm, cái nôi của một làng chài trù phú.

Rộn ràng không khí Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ

Trong 2 ngày (từ 7-8/2), Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ năm 2025 diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc. Nhiều khoảnh khắc đẹp đã được phóng viên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lai Châu ghi lại:

Chương trình Nghệ thuật chào mừng Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ năm 2025 với chủ đề “Nậm Nhùn miền biên cương ngời sắc”.