3 thg 5, 2024

Chùa Ngũ Đài - chốn tổ linh thiêng, vị trí quan trọng trong Thiền phái Trúc Lâm

Trong hệ thống các di tích có mối liên hệ mật thiết và giữ vị trí quan trọng trong Thiền phái Trúc Lâm tại Chí Linh (Hải Dương), không thể không kể đến chùa Ngũ Đài.

Chùa Ngũ Đài hiện nay nằm dưới chân núi Đống Thóc. Ảnh: Thành Chung

Trong đó, chùa Ngũ Đài cùng với hệ thống chùa ở Yên Tử, Quỳnh Lâm, Ngọa Vân (Quảng Ninh); Thanh Mai, Côn Sơn (Hải Dương) và Vĩnh Nghiêm, Mã Yên, Am Vãi, Khám Lạng… (Bắc Giang) đã tạo thành một vùng tam giác Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử rực rỡ.

Huyền Quang tôn giả - nhà sư thi sĩ

Không chỉ là vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm mà Huyền Quang Tôn giả còn là một nhà thơ lớn trên thi đàn dân tộc.

Tôn tượng Đệ Tam Tổ Huyền Quang

2 thg 5, 2024

Biển Tam Tiến - điểm đến thú vị mùa hè

Những con sóng xanh biếc vỗ về bãi cát mịn màng, gió biển lồng lộng thổi, xa xa, những con thuyền nhấp nhô làm nên quang cảnh yên bình. Biển Tam Tiến còn cuốn hút du khách bởi những nhộn nhịp ở phiên chợ sớm, vị hải sản tươi ngon, tính cách hào sảng, thân thiện của ngư dân làng chài...

Bãi biển Tam Tiến hoang sơ và bình dị trong nắng sớm. Ảnh do nhân vật cung cấp

Món ngon từ đất phù sa

Ngàn năm Thu Bồn soi bóng. Trên bãi biền ven bờ, phù sa tưới tắm ngô khoai, rau màu. Để những thức món theo mùa sông bồi sông lở, cứ ám ảnh người xa quê...

Ngọn bí luộc giữ nguyên hương vị phù sa ngọt lành. Ảnh: MINH TÂM

“Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ”, tôi nghe như ngân vang giai điệu bài hát “Trở về dòng sông tuổi thơ” (Hoàng Hiệp). Để tự mình làm một thước phim ký ức, quay về tuổi thơ nơi thượng nguồn sông mẹ. Ở đó, kỷ niệm nào cũng như ẩn hiện cùng lớp cát mịn trên bến bãi dòng sông.

Theo dòng địa chí Quảng ngãi

Quảng Ngãi không chỉ là tỉnh có nhiều cuốn địa chí trong lịch sử, mà còn là địa phương tiên phong trong việc biên soạn loại sách quan trọng này.

Ngược dòng thời gian...

Lần giở những trang sử xưa, chúng ta sẽ thấy từ rất sớm, đất nước và con người Quảng Ngãi đã được ghi lại trong nhiều tác phẩm Hán Nôm. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL, bên cạnh các tác phẩm ít nhiều liên quan đến Quảng Ngãi như “Phủ biên tạp lục”, “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam liệt truyện”..., dưới thời Nhà Nguyễn, hai công trình địa chí quan trọng trong đó có viết riêng về Quảng Ngãi là “Đại Nam nhất thống chí” và “Đồng Khánh dư địa chí”.

Thơm ngon ram thịt nướng

Khi nói đến ẩm thực Quảng Ngãi, ngoài món don, cá bống sông Trà... thì ram thịt nướng cũng là một trong những món ăn được nhiều du khách yêu thích.

Một người bạn thời đại học của tôi kể, trong một lần khám phá ẩm thực tại chương trình “Sắc quê Quảng Ngãi” tổ chức ở TP.Hồ Chí Minh, gian hàng “Ram thịt nướng Đuôi Công” đã khiến bạn ấn tượng bởi hương vị và sự đặc biệt trong cách chế biến. Mới đây, bạn về Quảng Ngãi để khám phá vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, thưởng thức các món ăn, đặc biệt là món ram thịt nướng ở quán Đuôi Công.

Ram thịt nướng được ăn kèm với rau và nước chấm.

1 thg 5, 2024

Thưởng thức chè ở chợ Gò Quán

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tại chợ Gò Quán (TP.Quảng Ngãi) có những quầy chè thập cẩm thơm ngon nổi tiếng, giá lại rẻ, nên được gọi là "chợ chè no".

Chợ Gò Quán, ở phường Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi), bán đủ các mặt hàng, từ rau củ quả đến cá, thịt và các quầy ẩm thực đa dạng. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, người dân lấy tên một món ăn dân dã được bày bán tại chợ là món chè, rồi gắn thêm chữ "no" để gọi tên chợ. "Ngày trước, chợ Gò Quán nhỏ và lụp xụp chứ không được khang trang như bây giờ. Chợ có 3 quầy chè chuyên bán các loại chè truyền thống của người Quảng là chè thập cẩm, chè đậu đen, chè đậu ván. Mỗi bữa, quầy nào quầy nấy bày ra những nồi chè rất to, nhưng bán một loáng cái là hết. Chè ngon, giá lại rất rẻ, ăn xong ly chè, là no luôn cái bụng. Cái tên chợ chè no là từ ấy mà có. Mọi người nói miết thành quen, rồi từ từ thành tên gọi thứ 2 của chợ Gò Quán", cụ Nguyễn Thị Dung (85 tuổi), sống gần chợ Gò Quán kể.

Quầy chè của bà Tuyết ở góc phía tây của chợ Gò Quán (TP.Quảng Ngãi).

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...

Đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống

Tỉnh Cao Bằng là nơi có nhiều DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc đều lưu giữ những nét văn hóa riêng, độc đáo trong đó có đồng bào dân tộc Mông. Đồng bào dân tộc Mông vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo như trong: trang phục truyền thống, ẩm thực, nhạc cụ và dân ca, dân vũ….

Kho báu xanh nơi non thiêng Nghĩa Lĩnh

Non thiêng Nghĩa Lĩnh- Nơi hội tụ khí thiêng sông núi với hệ thống đền thờ các Vua Hùng không chỉ lắng đọng ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa và những giá trị tâm linh mà còn hấp dẫn, thu hút du khách bởi hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú, có giá trị về mặt đa dạng sinh học. Được xếp loại rừng lịch sử - văn hóa - môi trường trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, thảm thực vật với điểm nhấn là hệ thống những cây cổ thụ quý, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là một thắng cảnh độc đáo vừa uy nghiêm, linh thiêng mà hài hòa, gần gũi, điểm về nguồn tri ân công đức tổ tiên của con Lạc cháu Hồng khắp mọi miền Tổ quốc.

Mùa cây rừng trổ hoa trên đỉnh Nghĩa Lĩnh

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Hơn 70 năm trước, nghề thổi thuỷ tinh đã có mặt tại thôn Xối Trì.