23 thg 6, 2022

Dấu xưa ở đình Thanh Khiết

Đình Thanh Khiết, ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) còn lưu giữ kiến trúc cổ xưa và mang đậm nét văn hóa của làng quê Việt Nam. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân làng Thanh Khiết.

Chuyện xưa qua tên gọi

Đình Thanh Khiết gợi nhớ nhiều câu chuyện xưa. Đình tọa lạc ở thôn Thanh Khiết, làng quê bên phía hữu ngạn vùng hạ lưu sông Trà Khúc. Nơi đây chỉ cách biển vài ba cây số, nhưng là vùng thuần nông, người dân không làm nghề biển. Trước đây, làng Thanh Khiết được nhiều người biết đến qua câu ca dao: “Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải giá/ Trai Sung Tích chuyên dạ kén dâu”. Cải giá ở đây ý nói rau cải, rau giá, làng này chuyên nghề trồng rau. Về sau, người dân ở làng Thanh Khiết còn trồng nhiều hoa tươi để bán, nên gọi là làng hoa Nghĩa Hà. Còn làng Sung Tích nằm bên kia sông phía đối diện (nay là xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi), chuyên trồng dâu nuôi tằm, nên mới gọi là kén dâu.

Đình Thanh Khiết ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: CAO CHƯ

Đình làng An Thạnh: Nơi lưu giữ nét văn hóa xưa

Đình làng An Thạnh, ở thôn An Thạnh, xã Bình Tân Phú (Bình Sơn) có từ lâu đời, lưu giữ nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương qua nhiều thế hệ.

Theo lời kể của các bậc cao niên, đình làng An Thạnh được người dân địa phương góp tiền, của xây dựng cách đây hơn trăm năm trước, để thờ Thành hoàng, các vị thần cai quản làng và các bậc tiền nhân. Đình làng không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân, mà còn ghi dấu nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng từ thời xa xưa được lưu truyền cho đến ngày nay. Hằng năm, vào dịp tiết Thanh minh (tháng Ba âm lịch), người dân dọn vệ sinh, sửa sang lại khu vực đình làng, sắm sửa nhiều lễ vật để tổ chức lễ cúng, thể hiện lòng thành kính tri ân các vị thần và bậc tiền nhân đã có công dựng làng, lập ấp xưa kia.

Phía trước cổng đình làng An Thạnh có cây sộp hàng trăm năm tuổi. Ảnh: An Nhiên

Cá sặc kho nghệ

Món cá sặc kho nghệ hấp dẫn bởi mùi vị đặc trưng. Đây là món ăn quen thuộc của người dân quê. Những ai đi xa luôn nhớ món ăn dân dã này.

Mưa mùa hạ, nhiều người dân ở quê tôi vác nhá đi bắt cá ở những suối khe gom nước vào đầm rộng mênh mông. Vài giờ sau, họ trở về với mớ cá đồng tươi rói. Cá rô, cá diếc, cá sặc... được đổ ra rổ trước ánh mắt thích thú của con trẻ. Cá sặc có hình dáng giống thác lác nhưng thân nhỏ, lớn lắm cũng chỉ nhỉnh hơn hai ngón tay. Tuy không lớn bằng cá sặc rằn nơi sông nước đất phương Nam, nhưng cá sặc ở suối khe hay đầm nước quê tôi rất thơm ngon khi chế biến món ăn.

Món cá sặc kho nghệ thường hiện diện trong bữa cơm người dân quê. Ảnh: T.Thy

Thơm ngon cơm gà

Khi đến Quảng Ngãi, nhiều du khách thường đến các quán cơm gà để thưởng thức món ăn được xem là đặc sản của xứ Quảng. Những hạt cơm vàng ươm, phần thịt gà mềm, dai, cùng những nguyên liệu đi kèm khiến món cơm gà hấp dẫn, ngon miệng. Người Quảng Ngãi cũng thường chế biến món ăn này tại nhà để đãi người thân, bạn bè.

Những dịp nhà có khách hoặc tập trung đông đủ các thành viên trong gia đình, mẹ chồng tôi thường nấu món cơm gà. Để làm món cơm gà, mẹ đặt mua gà nuôi thả vườn của người quen. Sau khi sơ chế gà, mẹ bắc nồi nước lên bếp, cho gà vào nồi ngập nước. Mẹ còn cho thêm một ít muối, củ hành tím đập dập để nước luộc thêm phần thơm ngon. Gà luộc trong khoảng 20 phút, dùng đũa ấn xuyên vào phần thịt gà, kiểm tra thịt gà chín mềm thì vớt gà ra để nguội.

Món cơm gà thơm ngon. Ảnh: Bảo Hòa

Người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Cũng như những đồng tộc láng giềng ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi vốn không có họ. Nhưng giờ đây, người Hrê ở huyện Minh Long, Sơn Hà, người Ca Dong ở huyện Sơn Tây đã mang họ Đinh. Vậy người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Nhiều điều thú vị

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, người Hrê cư trú chính ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà và một số ít ở huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa; người Ca Dong cư trú chính ở huyện Sơn Tây và một số ít ở huyện Trà Bồng. Về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, hai tộc người này có nhiều nét tương đồng. Nếu để nói về sự tương đồng ấy, chắc hẳn phải cần đến các công trình nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Ở đây chỉ nói về chuyện họ tên.

Thiếu nữ người Ca Dong ở huyện Sơn Tây. Ảnh: Đăng Vũ

Gỏi da cá lạc

Ở vùng ven biển, cá lạc được ưa chuộng vì bổ dưỡng. Cá lạc được chế biến thành nhiều món ngon như canh chua, um với gừng, nghệ, sả... Đặc biệt, món gỏi da cá lạc luôn hấp dẫn thực khách.

Cá lạc mình dài, da trơn dày, thân to tròn. Cá to bằng cổ chân người lớn, dài cả thước. Cá lạc lạng lấy da phơi vài nắng, rồi đem trộn gỏi thì ngon phải biết!

Món gỏi da cá lạc thơm ngon. Ảnh: Cao Duyên

Nước uống giải nhiệt ngày hè

Thời tiết nắng nóng, tôi thèm được uống thức uống mang đậm hương vị quê nhà mà ngày xưa mẹ thường làm mỗi khi hè đến. Đó là ly nước bắp luộc, hay ly bột sắn dây vừa thu hoạch ngay trong vườn nhà.

Công việc bận rộn khiến tôi không còn thời gian để làm những món ẩm thực từ hạt bắp. Tuy vậy, cứ vào vụ bắp, hằng tuần tôi đều dặn cô bán bắp quen ở chợ đem đến râu bắp và bắp non để nấu nước uống.

Ly nước bắp luộc giải nhiệt ngày hè.

22 thg 6, 2022

Về nơi có gần 50 cọn nước tuyệt đẹp ở miền Tây Nghệ An

Gần đây, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An) được biết đến là điểm đến hấp dẫn bởi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và nhịp sống đời thường của đồng bào dân tộc Thái. Đặc biệt, với hệ thống gần 50 cọn nước và khu rừng săng lẻ tuyệt đẹp, Yên Hòa thực sự đã chinh phục được nhiều du khách gần, xa.

Xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An) nằm trên quốc lộ 48C, cách thành phố Vinh khoảng 200 km. Bản Yên Hòa nằm bên dòng Chà Hạ, có đồng lúa tươi tốt, cung cấp nguồn lương thực cho bà con các bản đồng bào Thái vùng trung tâm xã. Ảnh: Đình Tuyên

Hành trình trekking núi Dinh chinh phục đỉnh La Bàn

Trekking đang là loại hình du lịch mới rất phát triển ở Việt Nam, theo đó nhiều bạn trẻ đam mê nhằm thử thách đôi chân và sức khỏe của mình.

Hiện nay mô hình này thường được các công ty du lịch chọn một số cung đường nổi bật như Tà Năng – Phan Dũng (thuộc địa phận ba tỉnh gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận), Bidoup (Lâm Đồng), Thác K50,… Mỗi cung đường này đòi hỏi du khách tham gia từ 2-3 ngày và có sức khỏe tốt.

Con đường nhựa uốn lượn giành cho du khách đi ô tô hoặc xe máy.

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng


Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.

Nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, Puxailaileng là đỉnh núi cao nhất khu vực Bắc miền Trung. Dưới chân Puxailaileng là nơi sinh sống, sản xuất của các cụm dân cư đồng đồng bào Mông thuộc các xã: Tây Sơn, Na Ngoi (Kỳ Sơn). Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.