16 thg 3, 2022

Đình Vũ Thạch

Nằm ngay cạnh bờ hồ Gươm, đình Vũ Thạch là một địa điểm gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cuộc Cách mạng Tháng Tám.

Nằm ở số 13 phố Bà Triệu, đình Vũ Thạch là một ngôi đình cổ có vị trí khá đặc biệt, khi nằm cách Hồ Gươm - “trái tim” của thủ đô Hà Nội - chỉ vài chục mét

15 thg 3, 2022

Ngắm vẻ đẹp thơ mộng ở thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước cạn

Vào mùa nước cạn, thảo nguyên Đồng Lâm (Lạng Sơn) khoác lên mình một màu áo mới, thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Thảo Nguyên Đồng Lâm “hút khách” mùa nước cạn. Ảnh: Hùng Vĩ

Pizza hủ tiếu – Món ngon độc lạ của Cần Thơ

Xuất hiện từ vài năm trước, món Pizza hủ tiếu được “phát minh” bởi một cơ sở sản xuất hủ tiếu truyền thống ở Cần Thơ. Cái tên nửa tây nửa ta xuất hiện là do du khách Tây khi du lịch Cần Thơ đến tham quan lò sản xuất hủ tiếu trên đất Tây Đô, sau khi thưởng thức chiếc bánh hủ tíu chiên giòn thơm ngon đã thốt lên cái tên ngộ nghĩnh và độc đáo đó.


Nếu những chiếc pizza truyền thống mang đặc trưng với phần đế là bột nướng thì người miền Tây lại sáng tạo bằng một loại nguyên liệu rất quen thuộc, sợi hủ tiếu. Người ta dùng loại hủ tiếu bột lọc, chiên nhanh trong chảo dầu đang sôi đến khi chúng vàng đều thì vớt ra. Thú vị là phần hủ tiếu chiên có hình tròn to và giòn rụm trông rất giống pizza.

Thơm nồng cơm rượu Cờ Đỏ Cần Thơ

Tại xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ có một làng nghề còn gìn giữ nghề làm cơm rượu truyền thống của miền tây. Đôi bàn tay khéo léo và tính kiên trì bền bỉ của những con người nơi đây đã góp phần gìn giữ mùi vị truyền thống đặc trưng của miền sông nước. Cơm rượu Cờ Đỏ không chỉ là sản phẩm đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Cần Thơ mà còn là sản phẩm làng nghề truyền thống được ngành du lịch Cần Thơ bảo tồn hơn 50 năm nay. So với các ngành nghề khác, nghề sản xuất cơm rượu không mang lại lợi nhuận cao. Thế nhưng, bằng cái tâm và lòng yêu nghề, người dân xã Trung Thạnh vẫn quyết bám trụ để lưu giữ sản phẩm độc đáo, mang hương vị ngọt ngào, nồng ấm quê nhà.

Cơm rượu Cờ Đỏ

Quán bánh bèo nước cốt dừa nổi tiếng ở Cần Thơ

Nhắc đến đường Lê Lai ở Cần Thơ người ta thường nghĩ ngay đến những hàng quán ăn uống với nhiều món giá “bèo” mà thực khách đa phần là học sinh sinh viên. Nhưng với Bánh Bèo Lê Lai thì danh tiếng của nó còn lan rộng đến với những thực khách trong cả nước hay du khách nước ngoài khi đến thăm thành phố này. Bánh bèo Lê Lai nổi tiếng bởi bột bánh cực mềm hòa quyện với vị béo ngậy của nước cốt dừa và chút mặn mặn của nhân bánh, bánh mì chiên giòn giòn.

Bánh bèo đường Lê Lai nổi tiếng ở Cần Thơ

Hơn 15 năm qua, cứ vào khoảng 14 giờ mỗi ngày, quán “Bánh Bèo Lê Lai” của cô Nguyễn Kim Sương ở đường Lê Lai, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ đón hàng trăm thực khách gần xa đến thưởng thức các món bánh khá quen thuộc ở miền Tây như: bánh chuối, bánh bò, bánh mặn, gỏi cuốn, đặc biệt là món bánh bèo… với hương vị đặc trưng.

Quán còn phục vụ các món ăn Miền Tây đặc trưng khác

Thời gian đầu quán chỉ là một căn nhà nhỏ lụp xụp, nền đất với các loại bàn ghế nhựa cũ nhưng khách vẫn cứ đông nườm nượp. Hiện tại quán khang trang và tươm tất hơn do được tu sửa lại và bày biện thêm các loại bàn ghế mới. Nhờ các món bánh của quán không những thơm ngon, mà cách bài trí cũng đẹp, quán nhỏ nhưng sạch sẽ, tươm tất nên ngày càng có nhiều người biết đến.

Không gian của quán tuy nhỏ nhưng bài trí gọn gàng sạch sẽ

Cô Nguyễn Kim Sương, chủ quán cho biết bí quyết để có bánh mềm, dẻo thơm chính là cách làm bột thủ công kết hợp với máy như: máy xay ớt, máy xay tôm khô… Việc gia giảm vị mặn, ngọt phù hợp mang hương vị đặc trưng miền Tây cũng góp phần làm món bánh này trở thành một thương hiệu riêng tại quán. Đồng thời, cô không sử dụng các hóa chất, chất bảo quản, chỉ dùng những nguyên vật liệu có từ thiên nhiên như gạo, đậu, lá dứa, nước dừa, kết hợp với thịt heo, tôm khô… bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Với 10.000 đồng, thực khách có ngay một đĩa bánh bèo hấp dẫn. Với những ai từng thưởng thức hương vị bánh bèo miền Trung, khi du lịch Cần Thơ nếm qua đĩa bánh bèo Lê Lai sẽ cảm nhận được một dư vị ẩm thực miền Tây khác biệt.


Nước cốt dừa béo ngậy

Từng khoanh bánh bèo được xếp gọn gàng trong đĩa ngập nước cốt dừa béo, ít bánh mì chiên, thịt heo cắt sợi, đậu xanh chà vỏ, bì sợi và cả rau thơm lẫn đậu phộng. Để vừa ăn, thực khách thường chan thêm một ít nước mắm pha ớt cay cay. Bột bánh bèo dai dai cùng với bánh mì giòn tan và cả những sợi bì bùi bùi cứ thế thấm đều nước cốt và nước mắm trong từng đũa trộn.

Trong thực đơn nay có nhiều món bánh quen thuộc nhưng mọi người vẫn quen miệng gọi đây là quán bánh bèo Lê Lai. Ngoài bánh bèo, quán còn phục vụ thức uống như yaourt, nước mát và một số món bánh khác như bánh bò, bánh cuốn tôm thịt, gỏi, bún bì.

Các món ăn khác củng hấp dẫn không kém

THÔNG TIN THAM KHẢO:
Điạ chỉ: 4/2 Lê Lai , Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Mở cửa 15:00 – 21:00
Mức giá: 10.000đ – 30.000đ

Mekong Delta Explorer 

14 thg 3, 2022

Lan man tên tỉnh thành Việt Nam

 1.

Sau 1975, nhà nước sáp nhập hàng loạt tỉnh lại với nhau và đặt tên tỉnh mới bằng cách ghép các từ đơn của tên tỉnh cũ lại với nhau. Có thể kể: Bình Trị Thiên (Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên), Hà Sơn Bình (Hà Tây và Hòa Bình, không biết chữ Sơn từ đâu ra, chắc Sơn Tây), Phú Khánh (Phú Yên - Khánh Hòa)...

Cỡi voi trên dòng sông Sêrêpốk ở Đắk Lắk. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Dân tình nhân đó bèn bịa ra chuyện rằng: Nhà nước định sáp nhập 3 tỉnh Đắk Lắk - Kontum - Pleiku và đặt tên là Lắc Con Ku hay Con Ku Lắc nhưng nghe ra không ổn nên thôi. Thật ra chuyện bịa này không chỉnh lắm, vì tên tỉnh là Gia Lai chớ không phải Pleiku, Pleiku là thành phố thuộc tỉnh Gia Lai thôi. Nhưng ăn nhằm gì, chuyện tiếu lâm mà!

Khu du lịch Cáp treo Núi Sam – Châu Đốc – An Giang

Khu du lịch quốc gia núi Sam từ lâu đã là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Miền Tây với Miếu Bà chúa Xứ cầu được ước thấy, thu hút đông đảo khách hành hương đặc biệt vào các dịp lễ như đầu năm mới, cuối năm… Sau khi viếng Miếu Bà chúa Xứ, du khách từ nay không thể không ghé vào Khu du lịch cáp treo núi Sam, để được một lần trải nghiệm cảm giác cưỡi mây ngắm toàn cảnh Châu Đốc – phố núi biên thùy và đắm mình trong không gian Phật giáo thanh bình.

Vị trí: Khu du lịch Cáp treo Núi Sam tọa lạc trong Khu Du lịch quốc gia Núi Sam, Khóm Vĩnh Tây 3, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Giá vé: Vé 2 chiều: 90.000 đồng/người lớn và 70.000 đồng/trẻ em. Vé 1 chiều: 60.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em. Miễn vé cho trẻ em dưới 1,2m và người cao tuổi trên 70.

Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phi Yến – Cần Thơ

Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phi Yến là địa điểm du lịch sinh thái mới của huyện Phong Điền, cách Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam khoảng 1,5 km. Khung cảnh nơi đây mang đậm chất miền tây sông nước, không gian thoáng đãng, vườn cây xanh mướt, trĩu quả, vẫn còn lưu giữ nét đẹp nguyên sơ mộc mạc của miệt vườn xưa.

Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, TP Cần Thơ.

Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phi Yến – Cần Thơ

Bánh phồng tôm Cà Mau đậm đà hương vị xứ biển

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cà Mau thích hợp để nhiều loài tôm sinh sống. Con tôm đất, tôm bạc, tôm sú Cà Mau được nuôi dưỡng một cách tự nhiên trong điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, nên thịt ngon và ngọt. Cùng với các sản phẩm khác được chế biến từ con tôm, từ lâu bánh phồng tôm Cà Mau đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bánh phồng tôm của vùng Đất Mũi Cà Mau thơm ngon khó nơi nào sánh kịp vì được làm từ những con tôm tươi dưới tán rừng ngập mặn. Tỉ lệ tôm trong bánh khá cao, bánh dày, đậm vị tôm và sau khi chiên bánh sẽ giòn tan khi đưa vào miệng. Trong đó, phải kể đến sản phẩm bánh phồng tôm của làng nghề truyền thống ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Không chỉ tại xã Hàng Vịnh mà ở vùng đất rừng ngập mặn Ngọc Hiển, Năm Căn vẫn có nhiều hộ dân sống bằng nghề làm bánh phồng tôm. Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau luôn quan tâm đến mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

13 thg 3, 2022

Đền Quán Thánh - ngôi đền thuộc cả Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn

Không gian tâm linh của Kinh thành Thăng Long xưa có hai bộ tứ huyền thoại: Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn...

Rất nhiều người biết rằng Hà Nội có Thăng Long tứ quán và Thăng Long tứ trấn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng hai bộ tứ này chỉ có tổng cộng 7 di tích, chứ không phải là 8 di tích theo cách suy nghĩ mặc định "4 + 4 = 8".