7 thg 2, 2022

Đầu xuân lên Tây Bắc, ngây ngất món rêu

Rêu suối được xem là đặc sản trong các lễ hội, cưới hỏi, làm nhà mới của người dân Tây Bắc. Là nguyên liệu làm nên món ngon như rêu nướng, canh rêu, rêu xào tỏi, nộm rêu... Mỗi món lại chế biến khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng.

Cách làm rêu suối nướng

Theo nhiều người lớn tuổi thì rêu suối gắn liền với một câu chuyện tình rất bi thương của người Thái, cũng là sự tích về ngòi Thia, dòng suối lớn nhất của Mường Lò và Tây Bắc, lòng suối rộng đến 150 mét, nước quanh năm dào dạt.

5 thg 2, 2022

Lẩu cá thác lác nước dừa đón Tết ở miền Tây

Chả cá thác lác được quết dai, ngấm vị ngọt thanh của nước dừa tươi, dậy mùi thơm hành ngò, ăn cùng khổ qua thái mỏng.

Với lợi thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, người miền Tây tận dụng nguồn nước để nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, trong đó cá thác lác cườm Hậu Giang là một trong những đặc sản hút khách nhất tỉnh. Loại cá này có thịt ngọt, thơm và dai, thích hợp chế biến nhiều món ăn ngon cho ngày Tết như cuộn bắp cải hấp, nấu lẩu chua, xào rau củ, nấu bún, kho tương, sốt cà chua... Chả cá được sơ chế, bày bán nhiều ở khu vực chợ Vị Thanh, chợ Nàng Mau, giá từ 150.000 đồng/kg.

Có đặc sản thơm ngon, người Hậu Giang thường dùng chả nấu lẩu đãi khách vào dịp Tết, trong đó chả cá nấu cùng khổ qua được thực khách ấn tượng. Món ăn có nguyên liệu và cách làm đơn giản nhưng gây nhung nhớ về hương vị. Thịt cá dai mềm, đậm đà, nước dùng ngọt thanh, thơm nhẹ khổ qua và dậy mùi hành ngò. Người miền Tây cũng quan niệm ăn khổ qua vào đầu năm sẽ giúp xua đi những khổ cực của năm cũ, chào đón năm mới tốt lành hạnh phúc.

1 kg chả cá có thể chế biến thành 2 món lẩu và chả chiên cuốn bánh tráng, rau sống. Ảnh: Huỳnh Nhi

Về những trận tử chiến ở Hổ Quyền xứ Huế xưa

Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.

Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

Về “Bạch Hổ” linh thiêng của Cố đô Huế

Ngoài yếu tố Bạch Hổ, trên cồn Dã Viên còn xảy ra một câu chuyện hấp dẫn khác liên quan đến loài hổ.

Nằm giữa dòng sông Hương, ở phía Tây Nam của kinh thành Huế, cồn Dã Viên có một vai trò đặc biệt trong phong thủy của Cố đô Huế xưa.

Ẩn số về bức tượng hổ thời Trần đẹp nhất Việt Nam

Trong triều đình, dù không phải vua, Trần Thủ Độ vẫn được tất cả nể sợ như sợ hổ. Có phải bức tượng hổ ở lăng mộ ông ngầm phản ánh điều này?

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa có giá trị lịch sử đặc biệt. Bức tượng này có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Chợ cá Cồn Gò ở Hà Tĩnh

Trời hừng sáng, tàu thuyền đánh bắt trở về và không khí mua bán hải sản ngay trên cồn cát ven biển, mang đến trải nghiệm ấn tượng cho du khách.

Toàn cảnh chợ cá Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh của anh Phạm Tuấn Anh (37 tuổi), người Gò Vấp, TP HCM, chủ kênh Youtube, fanpage cá nhân PTA Let’s go.

“Những chuyến đi phượt không chỉ là du lịch, mà tôi còn được tìm hiểu và khám phá cuộc sống địa phương. Tại Hà Tĩnh, tôi thích thú khi thu được hình ảnh của một chợ cá miền biển hoạt động truyền thống vào sáng sớm”, anh Tuấn Anh chia sẻ.

Đi chợ Âm Phủ nổi tiếng nhất đất Bắc

Trong tiết trời 10 độ C của miền Bắc, nhiều người từ Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh... đã tới phiên chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) huyền thoại xứ Kinh Bắc mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm mùng 4 rạng ngày mồng 5 Tết âm lịch.

Nhiều bạn trẻ không ngại đường xa, trời rét để đến chợ Âm Phủ cho thỏa trí tò mò

Chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ) chỉ họp phiên duy nhất vào đêm mùng 4 Tết (tức ngày 4-2) và kết thúc vào sáng ngày mùng 5 Tết (tức ngày 5-2) tại làng Ó, nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh.

3 thg 2, 2022

Khám phá khu phế tích khổng lồ của vương quốc Phù Nam

Cách đây khoảng 1.500 năm, khu vực Gò Tháp đã từng tồn tại và phát triển một thành phố thuộc vương quốc Phù Nam.

Nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, khu di tích Gò Tháp là nơi lưu giữ một quần thể di tích có quy mô lớn của Phù Nam, một vương quốc hùng mạnh tồn tại cách đây hơn 1.500 năm

Vì sao cù lao Ông Hổ là nơi phải ghé thăm ở Nam Bộ?

Tên gọi “Ông Hổ” của cù lao Ông Hổ gắn liền với truyền thuyết về một con hổ được ông bà lão sống trên cù lao nuôi dưỡng từ nhỏ...

Nằm trên dòng sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, cù lao Ông Hổ là một một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh An Giang

Những điều khiến khách Tây ta ngây ngất ở chợ Châu Đốc

Chợ Châu Đốc là "thủ phủ" của các loại đặc sản nặng mùi, có thể gây sốc cho những vị khách phương xa lần đầu ghé thăm.

Tọa lạc ở đường Bạch Đằng, thành phố Châu Đốc, chợ Châu Đốc là một trong những điểm tham quan thú vị bậc nhất dành cho khách du lịch ở tỉnh An Giang