21 thg 1, 2022
Chùa cổ ở Hà Nội có "đường lên Trời", "lối xuống Âm phủ"
Chùa Trầm nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, được xây dựng vào thế kỉ XVI. Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng "tứ đại danh thắng của xứ Đoài".
Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên đỉnh núi suốt 6 thế kỷ ở Hà Nội
Vô Vi là ngôi chùa dành cho những người muốn tìm về không gian thanh tịnh. Ngôi chùa nhỏ được xây dựng trên đỉnh núi từ 6 thế kỷ trước, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, chùa Vô Vi tọa lại trên ngọn núi Vô Vi thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Ngọn núi đá Vô Vi nhỏ, nằm tách biệt khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi Con Rồng, chùa Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất. Ngôi chùa thường ở trong cảnh vắng lặng người qua lại, trừ vào những ngày Tết, ngày rằm.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, chùa Vô Vi tọa lại trên ngọn núi Vô Vi thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Ngọn núi đá Vô Vi nhỏ, nằm tách biệt khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi Con Rồng, chùa Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất. Ngôi chùa thường ở trong cảnh vắng lặng người qua lại, trừ vào những ngày Tết, ngày rằm.
Cơm tô phố núi chinh phục du khách
Trình bày dân dã song vị ngon và lạ miệng nên cơm tô phố núi không chỉ được lòng người địa phương mà còn hấp dẫn thực khách các nơi đến phố núi Pleiku, Gia Lai.
Cơm tô vốn là món ăn bình dân được lòng người dân TP Pleiku, Gia Lai, nhất là với người lao động phố thông khi nghĩ đến một món "ngon, bổ, rẻ" lót dạ giữa buổi.
Du khách đến check-in phố núi cũng thử trải nghiệm món ăn địa phương rồi gật gù khen cơm tô thật sự ngon, lạ miệng với hạt cơm dẻo, thơm và "topping" (món ăn kèm) phong phú.
Cơm tô vốn là món ăn bình dân được lòng người dân TP Pleiku, Gia Lai, nhất là với người lao động phố thông khi nghĩ đến một món "ngon, bổ, rẻ" lót dạ giữa buổi.
Du khách đến check-in phố núi cũng thử trải nghiệm món ăn địa phương rồi gật gù khen cơm tô thật sự ngon, lạ miệng với hạt cơm dẻo, thơm và "topping" (món ăn kèm) phong phú.
Về Hà Cảng thăm nghề làm mứt gừng Huế
Hà Cảng, địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế .
Khám phá những núi lửa ở Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông
Cách đây hơn 140 triệu năm, do vận động kiến tạo của vỏ trái đất đã hình thành nên nhiều miệng núi lửa được các nhà nghiên cứu địa chất đánh giá có nét đẹp hoang sơ với kết cấu độc đáo trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.
Núi lửa Chư B'Luk
Núi lửa Chư B'Luk, nằm ở huyện Krông Nô, có hình nón cụt đặc trưng, đẹp ngoạn mục và có thể chiêm ngưỡng được từ một khoảng cách rất xa với các hướng khác nhau.
Đáng chú ý, đây là núi lửa duy nhất trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông tạo ra hệ thống 50 hang động dung nham, có quy mô và độc đáo bậc nhất Đông Á, ẩn chứa nhiều điều thú vị đang cần được nghiên cứu và giải mã.
Ngoài ra, việc phát hiện ra di chỉ khảo cổ của người tiền sử sinh sống trong hệ thống hang động núi lửa này đã làm nổi bật thêm giá trị khoa học, giáo dục của điểm địa chất độc đáo này.
Núi lửa Chư B'Luk
Núi lửa Chư B'Luk, nằm ở huyện Krông Nô, có hình nón cụt đặc trưng, đẹp ngoạn mục và có thể chiêm ngưỡng được từ một khoảng cách rất xa với các hướng khác nhau.
Đáng chú ý, đây là núi lửa duy nhất trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông tạo ra hệ thống 50 hang động dung nham, có quy mô và độc đáo bậc nhất Đông Á, ẩn chứa nhiều điều thú vị đang cần được nghiên cứu và giải mã.
Ngoài ra, việc phát hiện ra di chỉ khảo cổ của người tiền sử sinh sống trong hệ thống hang động núi lửa này đã làm nổi bật thêm giá trị khoa học, giáo dục của điểm địa chất độc đáo này.
20 thg 1, 2022
5 món ngon không thể bỏ qua ở xứ Lạng
Xôi lá cẩm, khâu nhục, bánh bí đỏ, ốc đá, bánh chưng đen là những món phải thưởng thức khi du lịch Lạng Sơn.
Xôi cẩm
Đây là món đặc trưng của Lạng Sơn, được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm. Tùy theo từng vùng thì có thêm nguyên liệu thứ ba là tro của rơm rạ và lá chuối khô.
Người chế biến sẽ trộn đều lá cẩm và tro đã giã nát, sau đó đem vò với nước sạch rồi lọc bỏ bã, tiếp đó cho gạo nếp vào ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra. Hạt gạo lúc này có màu giống màu hoa đậu biếc. Sau đó, bỏ gạo vào chõ xôi và đem đi nấu sau khi đã trộn đều gạo với một chút rượu trắng. Nấu khoảng một tiếng đồng hồ, món ăn sẽ hoàn thành, vừa dẻo thơm gạo nếp, vừa có màu tím. Ngon hơn nếu du khách ăn xôi cẩm kèm với thịt gà hoặc muối lạc.
Có dịp ghé thăm Lạng Sơn, du khách có thể thưởng thức hoặc xin lá rồi học cách nấu xôi của người dân địa phương.
Xôi cẩm
Đây là món đặc trưng của Lạng Sơn, được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm. Tùy theo từng vùng thì có thêm nguyên liệu thứ ba là tro của rơm rạ và lá chuối khô.
Người chế biến sẽ trộn đều lá cẩm và tro đã giã nát, sau đó đem vò với nước sạch rồi lọc bỏ bã, tiếp đó cho gạo nếp vào ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra. Hạt gạo lúc này có màu giống màu hoa đậu biếc. Sau đó, bỏ gạo vào chõ xôi và đem đi nấu sau khi đã trộn đều gạo với một chút rượu trắng. Nấu khoảng một tiếng đồng hồ, món ăn sẽ hoàn thành, vừa dẻo thơm gạo nếp, vừa có màu tím. Ngon hơn nếu du khách ăn xôi cẩm kèm với thịt gà hoặc muối lạc.
Có dịp ghé thăm Lạng Sơn, du khách có thể thưởng thức hoặc xin lá rồi học cách nấu xôi của người dân địa phương.
Cháo sườn - món quà nơi góc phố quen
Cháo sườn có thể ăn ở nhà hàng lớn, nhưng khó cảm thấy ngon như khi ăn giữa ngóc ngách phố phường Hà Nội.
Những ngày gió mùa về là những ngày hợp nhất để thưởng thức cháo sườn, cũng là những ngày hợp nhất để tận hưởng trọn vẹn cảm giác tiết trời mùa đông đất Bắc. Càng buốt giá bao nhiêu, lại càng thêm sung sướng bấy nhiêu khi được ôm trọn bát cháo sườn nóng hổi trong tay, ấm đến sực cả người. Niềm vui khi thưởng thức "di sản" ẩm thực của những con ngõ nhỏ, chỉ giản đơn vậy mà thôi.
Giữa vô vàn các món ăn chơi của thủ đô, cháo sườn nổi bật bởi sự tinh giản trong hương vị, nhưng vẫn hấp dẫn mọi thực khách. Bưng chiếc bát chiết yêu nóng rẫy và còn đương xuýt xoa bởi nhiệt độ ấm nóng lan tỏa trên đầu ngón tay, thì khứu giác đã được chiêu đãi bởi hương tỏa nhè nhẹ của gạo mới quyện trong nước ninh sườn thơm nức. Hương thơm nịnh mũi này chỉ có được nếu người nấu lựa chọn đúng những nguyên liệu tươi ngon nhất cho nồi cháo sườn hôm ấy.
Những ngày gió mùa về là những ngày hợp nhất để thưởng thức cháo sườn, cũng là những ngày hợp nhất để tận hưởng trọn vẹn cảm giác tiết trời mùa đông đất Bắc. Càng buốt giá bao nhiêu, lại càng thêm sung sướng bấy nhiêu khi được ôm trọn bát cháo sườn nóng hổi trong tay, ấm đến sực cả người. Niềm vui khi thưởng thức "di sản" ẩm thực của những con ngõ nhỏ, chỉ giản đơn vậy mà thôi.
Giữa vô vàn các món ăn chơi của thủ đô, cháo sườn nổi bật bởi sự tinh giản trong hương vị, nhưng vẫn hấp dẫn mọi thực khách. Bưng chiếc bát chiết yêu nóng rẫy và còn đương xuýt xoa bởi nhiệt độ ấm nóng lan tỏa trên đầu ngón tay, thì khứu giác đã được chiêu đãi bởi hương tỏa nhè nhẹ của gạo mới quyện trong nước ninh sườn thơm nức. Hương thơm nịnh mũi này chỉ có được nếu người nấu lựa chọn đúng những nguyên liệu tươi ngon nhất cho nồi cháo sườn hôm ấy.
Bánh coóc mò của người Tày ở Tuyên Quang
Coóc mò là một loại bánh truyền thống có hình dạng chóp nhọn như sừng bò, được làm quanh năm và bày bán nhiều ở các chợ phiên.
Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Na Hang, Thác Mơ, Động Tiên... mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Tày. Ẩm thực của người Tày nơi đây rất đa dạng với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn chua và không thể thiếu bánh coóc mò.
Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Na Hang, Thác Mơ, Động Tiên... mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Tày. Ẩm thực của người Tày nơi đây rất đa dạng với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn chua và không thể thiếu bánh coóc mò.
19 thg 1, 2022
Tấm thổ cẩm của người Tà Ôi
Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.
Dệt Zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế). Trong đời sống tinh thần của người Tà Ôi, Zèng không thể thiếu trong các hoạt động tín ngưỡng, thờ cúng, là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng. Trong ảnh: Nghi thức "cúng dâng tấm Zèng" được đồng bào dân tộc Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế) tái hiện lại trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).
Vào vựa hành tăm lớn nhất Hà Tĩnh, xem người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày
Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)