5 thg 3, 2019

Độc đáo củi hứa hôn của thiếu nữ Giẻ-Triêng

Trước khi cưới, các cô gái phải chuẩn bị hàng trăm bó củi rừng để đưa sang nhà chồng. Họ gọi đó là củi hứa hôn. Đây là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc của người Giẻ-Triêng ở vùng biên giới 2 huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Bây giờ, tục này vẫn duy trì...

Chuẩn bị củi hứa hôn từ tuổi 15


Đầu năm 2019, theo chân ông A Xíu - cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đăk Glei về làng Đăk Ung (xã Đăk Nhoong), chúng tôi chứng kiến nhiều nhà có "núi" củi hai đầu phẳng phiu xếp ngay ngắn bên hiên nhà, trước sân.

A Xíu cho biết đó là "củi hứa hôn" của con gái người Giẻ -Triêng trong làng, phần lớn là củi đã "bắt chồng" rồi (nghĩa là đã làm đám cưới).

Đến nhà bà Y Lép, thấy đống củi cao còn mới, hỏi thì quả là nhà vừa làm đám cưới cho con trai.

"Con gái Giẻ -Triêng là vậy. Muốn cưới chồng phải chuẩn bị củi hứa hôn. Bây giờ mỗi đứa chỉ làm 100-200 bó củi thôi, còn ngày xưa phải làm gấp 2-3 lần" - bà Y Lép nói.

Giúp thiếu nữ chuẩn bị củi hứa hôn 

Dân làng Kon Braih vui lễ hội Kă Pơ Lêh

Theo phong tục truyền thống trước đây và bây giờ đã được đưa vào quy ước, hương ước của thôn (làng), cứ đúng ngày 25 tháng 2 hàng năm - thời điểm chuẩn bị bước vào vụ sản xuất rẫy - bà con dân làng Kon Braih (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) lại tổ chức lễ hội Kă Pơ Lêh (tết làng) dưới góc độ cộng đồng làng.

Khác với mọi ngày, sáng nay, gian bếp của gia đình chị Y Dênh (ở thôn Kon Braih) đỏ lửa từ rất sớm để chế biến các món ăn truyền thống kịp đầu giờ chiều mang lên nhà rông cùng bà con trong làng tổ chức lễ hội Kă Pơ Lêh.

Chị Y Dênh cho biết, để chuẩn bị cho lễ hội đặc biệt quan trọng trong năm này, ngày hôm trước, chồng chị - anh A Thu phải tranh thủ đi rừng để bẫy chuột, bẫy sóc; còn chị thì cùng chị em phụ nữ trong làng đi rừng để hái lá ming, đọt mây về chế biến các món ăn.


Bà con dân làng cùng chẻ ống cơm lam cho vào nia để già làng làm lễ cúng thần linh 

2 thg 3, 2019

Độc đáo sáo mũi Khơ Mú

Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ. 

Nắm giữ di sản âm nhạc dân gian quý báu


Người Khơ Mú vốn gắn liền tập quán canh tác nương rẫy và cuộc sống sinh hoạt với thiên nhiên, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vì thế mang đậm dấu ấn của núi rừng. Nhạc cụ truyền thống của đồng bào hầu hết được làm bằng tre, nứa và đều có nguồn gốc từ những vật dụng quen thuộc để sản xuất, sinh hoạt. Phụ nữ Khơ Mú không những chăm chỉ, tháo vát mà còn có khả năng đặc biệt trong thẩm âm, cảm thụ âm nhạc cũng như khéo léo chế tác và diễn tấu nhạc cụ tre nứa. Hầu hết phụ nữ ở bản Púng Giắt 1 đều biết sử dụng thành thạo các nhạc cụ tre, nứa như đao đao, tăng bu hoặc sáo và gìn giữ được làn điệu Tơm trong sinh hoạt văn hóa. Những di sản văn hóa dân gian đơn sơ, mộc mạc như chính cuộc sống của đồng bào, được đồng bào lưu truyền qua bao thế hệ. 

Chị Quàng Thị Dua diễn tấu sáo mũi . 

Trà hoa mai

Ngoài các loại trà làm bằng lá trà chính gốc, Việt Nam còn có nhiều loại trà thảo mộc khác, mà theo đông y đều là những vị thuốc. 


Có thể kể như trà hoa sim, trà hoa cúc, trà hoa lài, trà tim sen... Có một loại trà của một loài hoa mà chỉ dịp Tết Kỷ Hợi vừa qua lần đầu tôi được thưởng thức khi đến thăm thầy giáo cũ: trà hoa mai. Nước trà hoa mai vàng nhạt, mùi thơm thảo mộc nhẹ nhàng lâng lâng, vị hơi đắng một chút nơi đầu lưỡi nhưng ngọt lâu sau khi chiêu một ngụm dài.

Hàng ngàn người trẩy hội chùa Ông Núi

Vào hai ngày 24, 25 tháng giêng hằng năm, hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Ông Núi, hay còn gọi là Linh Phong Thiền Tự nằm lưng chừng đỉnh Chóp Vung, đỉnh cao nhất thuộc núi Bà nằm trên địa bàn xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, Bình Định) để dâng hương, cầu xin sức khỏe, tài lộc.


Chùa Ông Núi có lịch sử hơn 320 năm, cảnh quan thiên nhiên đẹp, đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia.

Tiệm tạp hóa “di động” của người miền Tây

Dọc về các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển… của tỉnh Cà Mau, hoạt đông bán ghe hàng trên sông vẫn còn, dù không nhộn nhịp như ngày trước.

Ghe hàng nơi sông nước Cà Mau 

Cà Mau là vùng đất chằng chịt sông ngòi. Những năm trước ở vùng đất này, bán ghe hàng là một trong những nghề được đông đảo người dân tham gia.

Hiện nay, do giao thông đường bộ phát triển, việc dùng ghe bán hàng trên sông đã không còn thịnh như trước, nhiều người đã bỏ nghề này

28 thg 2, 2019

Mắm còng - món ăn dân dã ngày tết

Những ngày này, ghé thăm bất cứ gia đình nào ở vùng hạ của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, chúng tôi đều được thưởng thức món mắm còng. Đây là món ăn “đặc sản”, không thể thiếu của người dân nơi đây mỗi khi xuân về, tết đến.

Mắm còng thường được ăn kèm với với cà, dưa leo, đậu rồng, bần,... 

Mắm còng Cần Giuộc có 2 loại là còng nguyên con và còng quết (còng xay nhuyễn), trong đó, loại mắm còng quết trở thành đ​ặc sản của miền hạ từ nhiều năm qua.

Cháo cua đồng cho ngày xa nhà


Quê tôi nằm nép bên con sông Vàm Cỏ Đông hiền hòa. Gia đình tôi bao đời nay vẫn gắn bó với mảnh vườn, miếng ruộng và chị em tôi lớn lên trong điệu ầu ơ ngọt ngào của ngoại, trong tình thương bao la của cha má. Quê tôi còn có cả những món đặc sản mà có lẽ suốt cuộc đời này, tôi khó tìm đâu ra hương vị như thế bởi từng món ăn được chắt chiu từ giọt mồ hôi của cha, từ tình thương yêu vô bờ của má. Cứ độ ra Giêng, quê tôi vào mùa gặt. Đám ruộng nào vừa được gặt xong, đám trẻ con ùa xuống bắt cá, bắt cua. Cá nhiều, ăn không hết, má xẻ phơi khô. Mùa này, nhà nào cũng có nia khô phơi trước sân với đủ các loại nào khô sặt, khô lóc, khô trê,... Đám trẻ con mê nhất là cua đồng, cứ thảy cua vào bếp than đang cháy hồng, vài phút thôi là có món cua nướng thơm lừng. Thấy tụi nhỏ bắt được nhiều cua, má nói để nấu cháo cua, cả đám xuýt xoa, thế là sắp được thưởng thức món ăn mới!

Chuyện về đình Thi Phổ

Đình Thi Phổ ở thôn 4, xã Đức Tân (Mộ Đức) là một trong những ngôi đình nổi tiếng ở Quảng Ngãi thời xa xưa. Không chỉ gắn với lịch sử khai phá, lập làng tại vùng đất mới của người Việt, đình Thi Phổ còn là điểm đến tâm linh của người dân từ bao đời nay.

Theo lời kể của người dân ở địa phương, đình Thi Phổ rất linh thiêng, bởi vậy nhiều người vẫn thường đến đây để nguyện cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thường thì đình làng tọa lạc ở những nơi vắng vẻ, yên tịnh, nhưng đình Thi Phổ lại được bao bọc bởi nhà dân. Dẫu vậy, sự linh thiêng vẫn bao trùm khắp cả ngôi đình.

Đình Thi Phổ. 

Những "làng Nam Bộ" giữa lòng xứ Quảng

Cây dừa nước thường gắn liền với mảnh đất Nam Bộ lắm sông, nhiều rạch. Ấy thế mà ngay giữa vùng đất Quảng đầy nắng gió, vẫn có nhiều ngôi làng được bao bọc, chở che bởi những rừng dừa nước mọc tiếp nối nhau như thành lũy trên sông.
Dựng nhà dọc theo sông, ngày ngày chèo đò, nương theo những rừng dừa nước xanh bạt ngàn để hái lá dừa, đánh bắt cá tôm... mưu sinh. Cuộc sống gắn bó với sông nước của người dân ở những ngôi làng Khê Thủy B (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) và An Minh (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn) cứ yên bình trôi qua như thế, ngót nghét cả trăm năm nay.

“Quẳng gánh lo” nhờ những... tán dừa
Tựa lưng vào núi Sơn, mặt hướng ra sông Dâu, làng An Minh, thôn Bình An Nội, xã Bình Chánh nằm e ấp bên những rặng dừa nước xanh um tùm, kéo dài hơn 3 cây số từ Bình An Nội xuống đến sông Trà Bồng – đoạn chảy qua xã Bình Dương (Bình Sơn). Xưa nay, người ta vẫn thường gọi làng An Minh bằng cái tên dân dã – làng Dừa.

Người “làng Dừa” khi nói về quê hương, vẫn thường tự hào về dòng sông mang phù sa qua từng mùa mưa lũ, về rừng dừa nước tầng tầng lớp lớp chở che, bao bọc lấy làng. Cũng nhờ vào cây dừa nước mà người làng An Minh có kế sinh nhai, bớt đi phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Nương theo dừa nước, người dân những làng "Nam Bộ" xứ Quảng đặt rớ trên sông để đánh bắt cá tôm. Ảnh: Ý THU