Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiền phong. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 6, 2023

Độc đáo nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái

Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.

Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ghi danh các di sản, trong đó có nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khèn Mông là loại nhạc cụ phổ biến và mang tính đặc trưng nhất của người Mông. Nhạc cụ này luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông, trong các dịp lễ hội, hay trên đường xuống chợ, đi rừng, đi nương, những điệu khèn là tiếng nói thể hiện lòng biết ơn đối với công lao sâu nặng của các đấng sinh thành, là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai gửi tới người con gái mà mình yêu thương…

Di sản hát lý của người Cơ Tu

Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.

Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Dân tộc Lô Lô có khoảng 4.541 người. Riêng ở thôn Sảng Pả A thị trấn Mèo Vạc có 71 hộ với 246 khẩu và 8 dòng họ. Cán, Lèng, Lùng, Thàng, Lò, Mua, Dình, Doãn. Đây cũng là một trong những dân tộc ít người nhất của nước ta

'Xủ vắn pợ mơ': Độc đáo tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái

"Xủ vắn pợ mơ", tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An, mang ý nghĩa lớn là cầu hạnh phúc.

Từ sáng sớm, trong ngôi nhà của ông Lô Xuân Hùng ở bản Piêng Phô, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã rộn rã. Công tác chuẩn bị tiến hành các nghi lễ của tục “Xủ vắn pợ mơ” đã hoàn tất, với đầy đủ các lễ vật mừng dâu mới.

“Mâm lễ vía buộc chỉ cổ tay đón dâu mới phải có vò rượu, hai chiếc cần có buộc sợi chỉ gai, trứng gà luộc, con lợn và một sợi chỉ gai. Khi đón dâu về gia đình nội sẽ tiến hành làm vía buộc chỉ cổ tay, với ý nghĩa cầu mong cho đôi trẻ hạnh phúc, sinh con đẻ cái, cùng chung sống đến đầu bạc, râu dài như sợi chỉ”, ông Hùng chia sẻ.

Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu - chú rể người dân tộc Thái ở Nghệ An

28 thg 10, 2022

Năm 1873, từng xôm tụ một hội chợ ở Nam Kỳ

Đầu bài viết, xin được cảm ơn ông bạn đồng khoa (Hán - Ngữ - Văn) nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh vừa gửi cho một tài liệu quá quý! Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, trước nay nổi danh với những công trình nghiên cứu, dịch thuật uy tín (hơn 200 sách dịch và công trình nghiên cứu đã được công bố) đặc biệt là mảng văn hóa Nam bộ. Thi thoảng tôi vẫn được Cao tiên sinh hào phóng ưu ái gửi cho vài tác phẩm.

Duyên gặp

Quà quý lần này là bản sao những số báo của tờ Gia Định báo và Nam Kỳ Lục tỉnh báo xuất bản bằng tiếng Hán và Pháp đã được Cao tiên sinh san định và chú giải.

Quý bởi hai tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam (xin không lầm với Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam) xuất bản năm 1862. Cũng cần nói thêm, sau Gia Định báo và Nam Kỳ Lục tỉnh báo, nhà cầm quyền Pháp cũng cho phép phát hành một số báo khác ở Nam Kỳ thuộc địa như “Phan Yên báo” (1868), “Nông cổ mín đàm” (1900), “Lục tỉnh tân văn” (1910) đã tạo được một hướng đi riêng dù còn giản dị, thô sơ. Đến năm 1892, thời vua Thành Thái, khi “Gia Định báo” đã tồn tại gần 30 năm, người ta mới thấy ở xứ Bắc kỳ bảo hộ có tờ báo đầu tiên được phát hành, đó là tờ “Đông Nam đồng văn nhật báo” nhưng lại bằng chữ nho, mãi 13 năm sau (đầu thế kỷ 20) tờ “Đại Việt nhật báo” mới được xuất bản, và chỉ dùng có một nửa là tiếng Việt.

Món ăn nối Tây Bắc với Tây Nguyên

Thịt băm gói lá nướng được người dân tộc Thái chế biến từ những gia vị cổ truyền, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được hương của núi rừng Tây Bắc. Trước đây, là món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Ngày nay, món ăn này có mặt trên thực đơn của nhiều nhà hàng, khu du lịch.

Theo gia đình vào tỉnh Đắk Lắk lập nghiệp gần 20 năm, nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Sáu (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Thái, đặc biệt là ẩm thực. Chị Sáu cho biết, người Thái chế biến các món ăn chủ yếu là món nướng. Món thịt băm gói lá nướng được nhiều người ghiền.

Chị Hạnh giới thiệu đặc sản thịt băm gói lá nướng

Lạc chốn Ngườm Ngao kỳ ảo

Động Ngườm Ngao (hay còn gọi là động Ngao) nằm trong lòng núi thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ngườm Ngao mang một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, tráng lệ.

Động Ngườm Ngao trong tiếng Tày có nghĩa là Động Hổ (Ngườm: động, Ngao: hổ). Tương truyền, ngày xưa trong động có nhiều hổ dữ gầm rú ngày đêm, nên người Tày nơi đây đặt tên động là Ngườm Ngao.

27 thg 10, 2022

Về Nam Định, thăm làng làm kèn Tây duy nhất của cả nước

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng (kèn Tây). Ở đây hầu hết các công đoạn làm kèn đồng vẫn được thực hiện thủ công.

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nơi sản xuất và sửa chữa kèn đồng duy nhất trên cả nước.

20 thg 10, 2022

Nồng nàn xôi trám xứ Lạng

Khi tiết trời sang thu (độ tháng 8 âm lịch), đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng lại lên rừng hái trám. Sau đó, người dân địa phương đã kết hợp tài tình giữa quả trám và gạo nếp để tạo nên món xôi trám có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Trám là một loại quả tự nhiên của núi rừng xứ Lạng, có công dụng giải khát, thanh giọng, giải độc, giải rượu. Trám có hai loại trắng và đen. Trám trắng thường để làm mứt, ô mai. Trám đen dùng làm món kho, sốt với cá. Nhưng độc đáo hơn là làm món xôi trám đem đến cho người thưởng thức một hương vị rất riêng.

Bà Triệu Thủy Tiên, dân tộc Nùng, trú tại khu Khòn Lèng, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn giới thiệu: Xôi trám, tiếng dân tộc gọi là “khẩu nua mác bây”. Loại thức ăn này dễ làm, đơn giản nhưng ăn rất bổ, có vị bùi thơm của trám, lạ miệng cộng thêm chút vị chua, hăng của trám đen hơi tê tê nơi đầu lưỡi tạo cảm giác thích thú.

Người Tày, Nùng hãnh diện giới thiệu món xôi trám quê hương. Ảnh: Duy Chiến

26 thg 7, 2022

Thánh đường đá trăm tuổi ở vựa lúa xứ Nghệ

Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.

Nhà thờ xứ Bảo Nham được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 7.000 m² (ở xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) từ năm 1888. Sau 6 năm xây dựng, năm 1904, ngôi thánh đường này hoàn thành và đưa vào sử dụng.

7 thg 6, 2022

Những mẫu sinh vật rực rỡ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vừa hoàn thành với nhiều mẫu vật quý hiếm, trong đó có những mẫu sinh vật là đặc sản của cao nguyên đá như bướm hoàng đế tím, bướm hoàng đế đen

Phòng trưng bày về thiên nhiên Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 100 m², đặt tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang. Phòng trưng bày thể hiện sự đa dạng và phong phú các loài thực vật hạt kín, thực vật hạt trần, nấm, động vật có xương sống (thú, chim, bò sát – lưỡng cư, cá), động vật không xương sống (côn trùng, ốc cạn). Trong đó có những loài được coi là đặc sản của vùng cao nguyên đá như bướm Hoàng đế tím và bướm Hoàng đế đen.

Bướm hoàng đế tím

5 thg 6, 2022

Kỳ thú rạn san hô cổ hóa thạch trên cạn

Rêu phủ trên rạn san hô cổ ở Hòn Đỏ

Thông thường nếu muốn ngắm san hô, phải ngụp lặn dưới biển, còn khi đến Hòn Đỏ, vô vàn rạn san hô hóa thạch trên cạn thật kỳ thú. Trên nền san hô hóa thạch, lớp lớp các loài cây hoang dại phủ xanh tạo nên nét đẹp lạ lẫm.

Hòn Đỏ thuộc địa bàn thôn Mỹ Hiệp (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận), cách TP. Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 25 km. Quần thể san hô hóa thạch nơi đây được sóng biển bào mòn theo thời gian tạo ra nhiều hình thù độc đáo, chia thành hai phần gồm phần đỉnh phía trên và bậc thềm ở phía dưới.

10 thg 2, 2022

Đặc sắc nghi thức 'cúng vợt sợi bông' của đồng bào Ba Na

Nghi thức "cúng vợt sợi bông" của đồng bào dân tộc Ba Na được tái hiện trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Đối với dân tộc Ba Na, nghề dệt thổ cẩm đã có từ lâu đời. Sản phẩm thổ cẩm dệt bằng tay của người Ba Na nổi tiếng bởi những trang trí hoa văn rất tinh tế. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, trong mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na còn ẩn chứa sắc thái văn hoá, thể hiện tâm hồn phong phú.

9 thg 2, 2022

Tượng Phật 24 tay độc đáo ở xứ Nghệ

Chùa Phúc Mỹ hiện đang lưu giữ được một hệ thống tượng cổ đặc sắc, độc đáo hàng đầu tỉnh Nghệ An, nhất là tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề 24 tay.

Chùa Phúc Mỹ (xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) được xây dựng năm 1665. Chùa gồm 2 thượng điện và 1 hạ điện. Sau hàng trăm năm tồn tại, chùa đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.

8 thg 2, 2022

Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru

Xã P’ró và thị trấn D’ran ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đang trúng mùa quýt Tết. Thương lái tấp nập mua bán, còn du khách từ nhiều tỉnh thành tìm đến tham quan, chụp ảnh những vườn quýt chín rộ trĩu cành, vỏ chuyển sang màu vàng rực.

Vườn quýt ở xã P'ró. Ảnh: Bông sen trắng

Đường vào vườn quýt 3T (xã P’ró) của ông Đinh Trọng Tuệ có nhiều đoạn khó đi nhưng mỗi ngày vẫn thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan. Khu vườn rộng tới 1,5ha này chuyên trồng quýt hồng và quýt đường. Quýt đang chín rộ, quả sai đến mức cành trĩu nặng sà xuống mặt đất.

19 thg 1, 2022

Tấm thổ cẩm của người Tà Ôi

Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.


Dệt Zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế). Trong đời sống tinh thần của người Tà Ôi, Zèng không thể thiếu trong các hoạt động tín ngưỡng, thờ cúng, là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng. Trong ảnh: Nghi thức "cúng dâng tấm Zèng" được đồng bào dân tộc Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế) tái hiện lại trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

Vào vựa hành tăm lớn nhất Hà Tĩnh, xem người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày

Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.

Xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc) có 9/10 thôn sản xuất hành tăm với diện tích khoảng 130 ha. Đây là nơi có số lượng diện tích trồng hành nhiều nhất tỉnh Hà Tĩnh.

18 thg 1, 2022

Ngược ngàn rong ruổi săn ong rừng

Thời tiết chuyển lạnh, loài ong rừng đi tìm tổ mới, đây cũng là lúc người dân Hà Tĩnh mang theo đồ nghề di chuyển lên các vùng núi để săn ong.

Khoảng 2 tháng nay, hàng trăm “thợ săn” ong ở miền núi Hà Tĩnh chạy xe máy lên các con suối, khu rừng để săn ong. Dụng cụ mang theo là những chiếc vợt tự chế bằng màn, tổ và ít nước, thức ăn dự trữ.

Thánh thất lớn nhất của đạo Cao Đài ở Việt Nam

Thánh thất Đa Phước

Thánh thất mang tên là Đa Phước có lối kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹp riêng, tọa lạc trên đồi thông thơ mộng của TP Đà Lạt; thu hút hàng nghìn tín đồ đến sinh hoạt đạo và gây ấn tượng đặc biệt cho người đến chiêm bái.

Thánh thất gồm 3 phần chính: Hiệp Thiên Đài ở phía trước, Cửu Trùng Đài ở giữa và Bát Quái Đài ở phía sau; về kiến trúc tổng thể, được xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh, chỉ thay đổi một số chi tiết và họa tiết trang trí.

Chiêm ngưỡng tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ

Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.


Chùa Phúc Lạc được xây dựng vào thời Lê, là một di tích, danh thắng linh thiêng, nơi sinh hoạt tâm linh cho Phật tử trong vùng. Trải qua thời gian, chùa bị hư hỏng, chỉ còn dấu tích nguyên trạng của phần móng và một số hiện vật như bia đá, lư hương đá, chuông đồng… Năm 2010, chùa được UBND tỉnh Nghệ An quyết định phục hồi, tôn tạo. Trong quá trình xây dựng, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là một hạng mục quan trọng. Sau 18 tháng thi công, tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoàn thiện.