Hiển thị các bài đăng có nhãn SG Tiếp thị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SG Tiếp thị. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 7, 2013

Ăn hà tiện ở Mỹ Tho

Khi cụm từ “du lịch bụi” hoặc “phượt” chưa thịnh hành, hơn chục năm trước, tại thành phố mang tên “cô gái đẹp”1 của Tiền Giang, đã có vài hàng quán phục vụ theo tiêu chí: ngon, rẻ.
Tuy nhiên, hà tiện không có nghĩa keo kiệt. Mà là tiêu xài tiết kiệm ở mức hợp lý. Muốn vậy, bạn phải có một thổ địa tốt.

Thăm “chị” của phở

Có dịp về thành phố trung tâm nhỏ bé này, cạnh con sông Tiền thơ mộng, bạn đừng quên món hủ tíu lừng danh. Tất nhiên, không phải tiệm nào cũng bán ngon. Địa chỉ tin cậy có quán chú Dìn, ở góc đường Lê Lợi - Lê Thị Phỉ, cạnh chợ Hàng Bông cũ, nay là chợ trái cây Mỹ Tho, thuộc phường 1. 


Danh trấn món cá cóc kho lạt. Ảnh: Tấn Tới 

8 thg 7, 2013

Huyền thoại Kôn Clon

Vùng cao Đồng Xuân ở Phú Yên từ lâu gắn liền với những huyền thoại, nơi có tiếng trống đôi – cồng ba – chiêng năm cùng điệu múa khoan nhặt của những cô gái Ba Na tràn đầy sức sống, nơi có đỉnh Kôn Clon sừng sững với những gộp đá hoang sơ đầy bí ẩn.

Tiếng cồng chiêng giữ hồn núi


Nhìn từ gộp đá ra miệng hang. Ảnh: Nguyễn Đình 

Kôn Clon (tiếng Bana có nghĩa là Núi Đá), người Việt gọi là hòn La Hiên có độ cao 1.020m, dưới chân núi là các ngôi làng Xí, làng Thoại, làng Đồng… của người Ba Na sinh sống. Cung đường đầy đá sỏi gập ghềnh, bụi mịt mù trong mùa khô nắng cháy. Một đêm ở lại làng Xí Thoại đã giúp những người khách phương xa hiểu thêm về bộ nhạc cụ trứ danh trống đôi – cồng ba – chiêng năm của người bản địa.

26 thg 6, 2013

Vuốt đuôi cá lóc trời...

Những kẻ “ba phải” hoặc “thừa gió bẻ măng” thật không đáng nể. Song “hội” thích vuốt ve cá lóc tự nhiên vẫn đáng kính... trọng!

Lóc truyền kỳ

Chuyện cóc mọc râu thật huyền hoặc nhưng cá lóc thì có thể. Cách nay khoảng 2 năm, anh Quốc Việt, chủ quán Tạ Hiền ở TP. Mỹ Tho, Tiền Giang mua được một “cụ” lóc đồng nặng gần 4kg, mép lún phún vài cọng râu ngắn ngủn. Anh Việt liền xây một cái hồ nhỏ thả cá vào rộng, réo gọi bạn bè chốn xa về thưởng lãm. Nào ngờ, không quá 3 ngày, “cụ” lóc đã... hấp hối, mặc dù được “cung phụng” rất nhiều mồi ngon: rô bí, sặc non, lia thia... Tiệc “tống tiễn” cụ quả là thơm nức nở!


Mập “nươn nưỡn” lóc miền Tây mùa lũ. 


Lẩu đông lạnh chưa có món súng đạn

Thị trường lẩu đông lạnh khá phong phú, nhưng lại thiếu một loại lẩu “sặc mùi” chiến tranh: lẩu súng đạn mà các ông theo trường phái ăn gì bổ nấy ưa chuộng.

Lẩu Thái luôn có vị hơi cay. 

Dạo một vòng qua các siêu thị lớn, có thể đếm được gần 20 loại từ nhiều đơn vị cung cấp như Sài Gòn Food, Hải Lộc, Duyên Hải, An Vĩnh… chưa kể một số sản phẩm là nhãn hàng riêng của siêu thị.


24 thg 6, 2013

Phượt ẩm thực xứ Gò

Em Gò Công một phần giống em Pleiku - có nắng có gió, phần tựa em xứ Quảng - có biển có sông. Nổi hơn cả lại là nguồn hải sản nước lợ phủ phê và nụ cười đôn hậu.

Không ít người bạn than vãn rằng, về quê bà Từ Dũ không biết tìm ăn ngon ở đâu. Đúng là mấy kẻ "đơn giản đến thanh thản".

Sản vật vùng này phong phú. Bởi là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông, cửa biển: Vàm Cỏ Đông, Xoài Rạp, cửa Tiểu..., nên cá tôm thích bám trụ cũng để… thưởng thức ẩm thực. Các chuyên gia hải sản trong nước cũng như một số người sành ăn, kiến thức rộng quả quyết: chính chất lượng hệ phiêu sinh nước lợ (nước xà hai) đã làm cho hải sản thơm ngọt lạ.


Ăn mộc mới cảm nhận hết sức quyến rũ của nghêu Gò Công. 


22 thg 6, 2013

Trâu không còn buồn vì máy cày

Trong bài Bình ca số 1 của nhạc sĩ Phạm Duy, đoạn 2 của phiên khúc 2, có câu: “Này em con trâu già, nằm chơi trâu nhai cỏ, nhìn những chiếc máy đang cày bừa, trâu đừng buồn vì máy cày nghe…” 

Nhơn tầm ngưu ở lẩu trâu Tám Khuynh. Ảnh: Trần Việt Đức 

Vâng trâu không còn buồn vì máy cày. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử và ở lại trong ký ức tuổi thơ mộng mị của nhiều thế hệ, ít nhiều trong chúng đã chuyển sang nhiệm vụ khác, nhất là trâu ở miền Tây.

Nhái tranh bàn ăn với ếch

Nhái um tiêu xanh. Ảnh: T.V.Đ 

Ngày xưa, nhái (hay còn gọi là bù tọt) là món ăn đối đế lắm của mùa mưa ở miền Tây khi đã ớn khô và mắm.

Những cây mưa lớn đầu tiên ập đến sau mùa nắng, nước tràn đồng, thường là dịp soi ếch. Ban đêm những đôi tình lữ ếch kéo nhau ra ruộng hân thưởng cái mát. Khi mưa đã vào chính mùa, đến lượt những đêm đi soi nhái.

Nhái có lẽ ỷ mình nhảy xa, nên khá dạn, chiều đến chúng đi kiếm ăn sớm. Ếch thì chụp bằng tay khi chúng say ánh đèn đứng chịu trận, thường bắt được cả cặp đang đàn đúm.

Món ăn để nhát

Cầu Ngang để lại ấn tượng trong tôi không phải là cảnh quan các khu du lịch, nhưng là món ăn để nhát, nếu nói theo lý luận Đông y ăn gì bổ nấy. Món thịt thỏ quán Tư Quốc.

Thỏ hầm hành. 

Nhát ở đây là thể bị động chớ không phải thể động như ăn xong rồi đi nhát cho ai sợ.

Người ta vẫn bảo “nhát như thỏ đế”, nhưng sách nói thỏ đế là thỏ hoang, rất nhát. Còn thỏ nhà nhát trung dung hơn, thịt lại ngon, chớ không tanh như thỏ đế. Thôi thì nên ăn nó để nhát trung dung hơn cho dễ thở.

12 thg 6, 2013

Món rẻ mà không nghèo hương vị

Bắp chuối bóp da heo luộc, nghe cái tên có lẽ nhiều người chắc lưỡi, món bèo này mà ngon lành gì! Bèo thật, toàn những nguyên liệu mà bà nội trợ ra chợ, đồng chị đồng em lắm khi… chảnh không dám ngó ngàng tới. Chao ôi, thử làm ăn đi, ngon phải biết!

Bắp chuối bóp da heo luộc. 

Nhớ món này thời xa lắc kìa, những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước khi khó khăn quá sức, mẹ tôi đi chợ mua da heo với hai mục đích: lạng lọc mỡ còn bám theo da để thắng cho vô vịm – kể tới mỡ heo mà vẫn thèm trong ký ức, còn da suông nấu với củ cải, su, khoai… thay giò heo – như nồi canh súp – ai thấy cũng oách lắm chớ; hoặc bóp gỏi.


9 thg 6, 2013

Hương vị Cần Giờ ngon mà quá xa

Con nghêu Cần Giờ - một thời giúp xứ này vang tiếng - đã từ bỏ những tấm “hộ chiếu” đi sang EU khi dự án lấn biển được triển khai.

“Mỏ” nghêu ở đấy đã vợi đi, một thời cũng hấp dẫn nhiều người Sài Gòn, khiến họ ghiền tắm cái biển không lấy gì làm thống sướng này. Và kết hợp tắm biển với làm nghêu đạo chích cho tới khi có lệnh kiểm tra người tắm biển. Trước đó mỗi ngày Cần Giờ mất trộm cả tấn nghêu.


Nghêu tơ, vỏ bằng cái muỗng cà phê mới là nghêu, lớn hơn nữa dân Cần Giờ gọi là ngao. Ảnh: Ngữ Yên 


Lia thia quen… hũ mắm chua

Chúng tôi từ TP.HCM đi Đức Huệ (Long An) khi Nam bộ lững thững bước vào mùa mưa. Đi tìm nơi đang có món mắm cá lia thia. Dọc hai bên đường đi hoa bò cạp nước – loài hoa nhiều tên gọi nhất và gốc Ấn mà bị nhiễu thành Nhật – nở muộn thi thoảng óng vàng vào mắt.

Cá lia thia đi xúc từ đồng bưng về. Ảnh: Ngữ Yên 

Đến được cầu Đức Huệ bắc qua sông Vàm Cỏ Đông, cửa ngõ vào thị trấn Đông Thành của huyện – lúc gần 11g, mất vị chi bốn tiếng đồng hồ.

7 thg 6, 2013

Thu ăn măng trúc, xuân ăn... ếch

Những ngày đồng lúa bắt đầu chín vàng, đòng đòng thơm ngát, nhà nông rục rịch vụ gặt tháng 3. Lúc ấy, nước đồng xăm xắp mắt cá chân, ếch kéo nhau đi kiếm mồi… Ăn no quên cả về, chúng đùn hang trên ruộng, gọi là ếch đùn. Ở nhiều nơi, giờ lúa trồng quanh năm nên cũng dễ kiếm ếch đồng.

Món “gà đồng” chính hiệu. 

Thường khi lúa chuyển vàng, dần dần chắc hạt, nông dân sẽ tháo nước ra ruộng để mặt đất tự khô ráo dần thu hoạch cho dễ dàng. Ếch khỏi đi kiếm mồi đâu xa, vẫn tha hồ có món ngon, đủ đầy dưỡng chất như tôm, cá, cào cào, châu chấu… Chẳng mấy chốc được vỗ béo tăng cân, chúng đùn hang ngay trên mặt ruộng; chỉ vậy mà có… ếch đùn.

Theo dấu mít nài

Tôi vừa cột trâu ở gốc cây xộp bước vô nhà, má đã kêu: “Đưa nón đây coi!” Tôi ngửa chiếc nón cời ra. Má đổ xoà một cái. Ôi má ơi, mít nài rang! Không kịp rửa tay, tôi ngồi trên thềm đất bóc hạt nhai rào rào như tằm ăn rỗi.

Những hạt mít nài to bằng cái trứng thằn lằn, cháy vàng vàng thơm tận óc. Mặt trời đã lặn từ lâu trên đỉnh núi trước nhà. Một mùa hè nữa sắp trôi qua. Tôi từ lớp sáu lên lớp bảy, tự coi như chàng trai trẻ đã trưởng thành, một mình thả trâu vô núi theo dấu mít nài và bắt chim chèo bẻo.




6 thg 6, 2013

Nấm tràm đầu mùa mưa ở Đức Huệ

Chuyến đi Đức Huệ cuối tuần đã được gút và sẽ khởi hành vào sáng thứ sáu 10.5. Mục tiêu chuyến đi là theo chân mấy người dân đi dặm cá lia thia gần cuối mùa ở tận đồng bưng Bình Thành. Đầu tuần còn kiểm tra lần cuối là xứ ấy chưa mưa. Vậy mà thứ tư, thứ năm trời đổ cơn mưa lớn. Thúi hẻo! Vì mưa lớn nước ở đồng bưng nhiều là cá đi hết. Không ai đi dặm nữa.

Cháo tràm, tuy đắng mà ngọt. Ảnh: Trần Việt Đức 


31 thg 5, 2013

Đong đầy con ruốc Gò Công

Không phải chùm khế ngọt sau hè, chính những con ruốc nhỏ thân bằng cây tăm, trắng tươi, dập dìu trên đầu con sóng, bám víu cồn bãi nước lợ gần cuối mùa gió chướng (ra giêng) đã nhen nhúm trong tôi một tình yêu quê nhà. 

Mắm ruốc làm theo cách truyền thống, ở thị xã Gò Công. 

Cách nay khoảng ba năm, một đàn anh, đồng nghiệp – đồng hương, trách móc tôi. Đại ý, ăn “mòn răng” hột cơm, chén mắm quê hương mà không chịu “nhả” chữ trả nợ. Cứ mải mê ca tụng món ngon trên trời, dưới đất xứ... người ta. Thói thường, món thân quen khác nào... cơm nguội. Cho nên, tôi đi tìm phở cũng đúng thôi.

27 thg 5, 2013

Rượu Bàu Đá và nhạc võ Tây Sơn

Xuân 1991, có lần đến nhà thơ Quách Tấn tại Bến Chợ - Nha Trang tôi có nghe tác giả Nhà Tây Sơn nói về huyền thoại 99 ngọn núi của vùng Tây Sơn (bao gồm cả huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định và huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Tôi hỏi: những huyền thoại ấy, ông nghe từ đâu? Nhà thơ trả lời: từ dân gian. 

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận biểu diễn 12 trống trận Tây Sơn. Ảnh: TL SGTT 

Quách Tấn sinh ra và lớn lên từ đất Tây Sơn (thời đó đã bị triều Nguyễn đổi tên là huyện Bình Khê), thuở lên mười, ông đã bắt đầu nghe kể chuyện Tây Sơn với vô số huyền thoại. Cũng phải thôi, kể từ năm 1802 sau khi tiêu diệt xong nhà Tây Sơn, triều Nguyễn đã tận diệt tất cả các di tích còn sót lại, kể cả đồng tiền Tây Sơn cũng bị nấu chảy. Cái còn lại của Tây Sơn nằm trong đáy lòng của người dân ở đây.

14 thg 4, 2013

Rượu làng Vân, thương hiệu Cụ Tom

Cụ Tom theo nghề rượu đã 75 năm. Bà tạo ra thương hiệu rượu làng Vân "Cụ Tom". Bà qua đời ngày 24.2.2012. Ông Nguyễn Trung Tuấn kể lại câu chuyện của người mẹ: 

"Suốt đời, mẹ cặm cụi lăn lộn với nghề để mưu sinh, say mê đến mức sẵn sàng bỏ cả những việc mà người đời cho là quan trọng.

Mẹ tôi là người thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát và rất nóng tính, sống có tâm, có đức. Cụ được dân làng, họ hàng kính trọng. Đặc biệt mẹ tôi rất tiết kiệm, khắt khe với nghề. Con cháu làm sai, cụ mắng thậm tệ. Tôi nhớ hồi nhỏ ở nhà có lần tôi để hỏng mẻ rượu, cụ chỉ tay vào mặt tôi bảo: "Làm ăn buông quăng bỏ vãi thế này lớn lên không ăn mày cũng làm sãi mõ, thằng kia ạ!" Thế mà cách đây hai năm về thăm cụ, trong câu chuyện đêm, mẹ tôi lại bảo: "Bà đẻ ra mày bà có lãi". Đúng là câu nói xuất thần cửa miệng ấy chỉ có ở một cụ già làng cổ: mẹ tôi, cụ Tom". 


Cụ Tom, người suốt 75 năm theo nghề nấu rượu ở làng Vân. 

Làn sóng thứ hai của bún đậu

Cho rằng bún đậu mắm tôm là món mới đang rộ lên tại Sài Gòn hiện nay là “chuẩn phải cần chỉnh”. 

Giới văn phòng thích chọn bún đậu mắm tôm thay cơm cho bữa trưa nắng nóng. Ảnh: Thanh Hảo 

Bún đậu mắm tôm thời nay

Bún đậu mắm tôm theo chân người di cư vào Sài Gòn khoảng năm 1954, như là làn sóng thứ nhất. Theo để thoả mãn những cái lưỡi thương nhớ mười hai như cố nhà văn Vũ Bằng. Nhưng vốn là món ăn dân dã, thúng mẹt ở miệt ngoài, hồi đó, nó chẳng đình đám như bây giờ. Chẳng vào nhà hàng.


Mì ngon nhứt Sài Gòn?

Sài Gòn, có thể nói mà không sợ cường điệu, là một “vương quốc” mì. Và mì, cũng có thể coi là một di sản của Sài Gòn. Nhà thơ Trần Tiến Dũng đã thử mì ở Chinatown New York, và lắc đầu, nói: “Thua xa mì Chợ Lớn”. 

Xem chừng, không phải thứ gì ở New York đều “oách”. 



Thưởng thức tô mì ngay tại xe bán, khách có thể cảm được mùi hương cả chiếc xe, thấy sốc mì, nêm nếm, nghe tiếng lào xào... 


12 thg 4, 2013

Đi tìm nước tương ngày cũ

Tự nhiên thèm nước tương dễ sợ. Nhớ xưa lần đầu tiên từ Đồng Đế qua Nha Trang được bạn đãi món bánh phở tươi, vừa tráng xong to như cái bánh tráng Phú Yên, xắt thành từng miếng như bánh cuốn, quấn rau muống luộc chấm nước tương dầm ớt, vắt miếng chanh, mới phát hiện ra món ăn mộc mạc mà ngon lạ. 

Làm nước mắm vào năm 1919. Ảnh: CAOM 

Có lẽ nước tương đã chiếm một hộc nhỏ trong ngăn ký ức thiếu thời tôi từ thuở ấy. Bây giờ, mỗi lần muốn ăn lại món nước tương ấy thì cũng giống như nỗi niềm "không ai tắm hai lần trong một dòng sông" của nữ bá tước de Noailles.