Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 12, 2014

Thăm nghĩa trang lớn nhất Việt Nam

Nghĩa trang Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Vào những ngày rằm và mùng một, trên mỗi ngôi mộ đều có một cây hương nghi ngút cháy.


Nếu có dịp ra miền Trung, bạn hãy ghé lại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, thắp hương trên những ngôi mộ, nơi yên nghỉ của các liệt sĩ thuộc lực lượng Thanh niên xung phong, bộ đội, dân công hỏa tuyến..., những người đã xây dựng và chiến đấu bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại.

1 thg 9, 2014

Những khúc cua Trường Sơn

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi thực hiện một chuyến đi tròm trèm ngàn cây số trên đường Hồ Chí Minh qua 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị. Và chúng tôi say mê không gian xanh trùng điệp mở ra trước tầm nhìn vốn hạn hẹp phố sá do những trì níu cơm áo và công việc quanh năm bù đầu tối mặt. 

Những cung đường vắt vẻo lưng mây

Có đến tận nơi, có thấy tận mắt những đặc thù bản địa, những thuộc tính riêng biệt của từng xứ sở mới càng thêm tự hào, càng thêm yêu Tổ quốc mình. Và như thế, đâu cần ai thêu dệt, chẳng cần phải thêm thắt, đã thấy quê hương ta, đất nước ta gấm vóc nhường nào!

18 thg 8, 2014

Dừng chân ở vĩ tuyến 17

Dọc đường thiên lý Bắc – Nam, không phải du khách nào cũng dành chút thời gian hiếm hoi để ghé thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải (Quảng Trị). Cách đây gần 40 năm, dòng sông Bến Hải trùng với vĩ tuyến 17 trên bản đồ từng là đường giới tuyến phân chia hai miền Nam – Bắc. 

Đua thuyền mừng ngày hội non sông thống nhất 

Những ngày này, đi dọc Quốc lộ 1A ngang qua huyện Vĩnh Linh, có thể nhìn thấy cây cầu Hiền Lương huyền thoại rực rỡ hai màu xanh vàng, cờ Tổ quốc đỏ thắm tung bay trong gió. Cách cây cầu không xa là kỳ đài, nhà liên hiệp và khu trưng bày vĩ tuyến 17 – khát vọng thống nhất. Chỉ cần một lần ghé thăm, nhìn thấy, nghe kể, bao trang sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc bất chợt ùa về qua dòng tâm trí của lữ khách phương xa.

3 thg 8, 2014

Du lịch... bom mìn

Ở vùng đất có mức độ “ô nhiễm bom mìn” cao bậc nhất cả nước như Quảng Trị lại có hẳn một tour du lịch đưa khách tiếp cận với những thứ vũ khí chết người.

Giữa thời bình, những vụ hủy nổ bom mìn như thế này mang lại cảm xúc mạnh cho người chứng kiến 

Không phải ai cũng biết đến loại hình du lịch mới và lạ này. Nhiều cư dân Quảng Trị, vốn được những kẻ thích đùa gán cho cái danh rất ngầu là “dân cưa bom” cũng lắc đầu khi được hỏi. Nhưng quả thật, đây không phải là cuộc chơi ngẫu hứng mà tour đã hoạt động hơn 2 năm, đón đưa 76 đoàn du khách, chủ yếu là người nước ngoài ra tận hiện trường hủy nổ. Chính Tổ chức Renew Quảng Trị với sự tài trợ của Quỹ viện trợ nhân dân Na Uy và Vietnam backpackers hostels (Ký túc xá “tây ba lô” Việt Nam) đã gầy dựng nên loại hình du lịch có một không hai này.

5 thg 4, 2014

Một ngày thăm đất Quảng Trị anh hùng

Từ cầu Hiền Lương đến địa đạo Vĩnh Mốc rồi nghĩa trang Trường Sơn, trên khắp mảnh đất Quảng Trị đều lưu dấu những người đã ngã xuống vì tổ quốc hôm nay.

Với chiều dài 671 km từ Hà Nội, mất một đêm ngủ ngon trên ôtô là sáng hôm sau đã có mặt tại Đông Hà, đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Từ đây ngược trở lại quốc lộ 1 để đến với cầu Hiền Lương và địa đạo Vĩnh Mốc, mở đầu một ngày khám phá vùng đất anh hùng.

Trong những năm kháng chiến ác liệt nhất, cây cầu chia cắt hai miền đất nước ở vĩ tuyến 17 này đã chứng kiến một thời kì lịch sử oai hùng. Một cây cầu mới đã được dựng đi qua sông Bến Hải dành cho việc lưu thông xe qua lại trên quốc lộ 1A, cây cầu cũ nằm sát gần đó được bảo tồn như một di tích. 

Cầu Hiền Lương một thời nối hai bờ vĩ tuyến 17. 

30 thg 3, 2014

Vào “đất thánh” miền Trung, nhìn đâu... cũng máu thịt lính trận

Nhiều người đau đớn gọi đó là nghĩa trang dã chiến nhất, với 140.000m2 đất chứa đựng trên một vạn phần mộ của các chiến binh từ khắp các tỉnh thành đất nước... 

Có lần ngồi hầu chuyện nhà văn Sơn Tùng ở ngõ Văn Chương (Hà Nội), ông có nói về vùng “đất thánh” miền Trung kéo dài từ Hà Tĩnh tới Thành cổ Quảng Trị. Nhà văn Sơn Tùng bảo, hãy bước nhẹ trên vùng “đất thánh” bởi mỗi vạt cỏ đều chứa đựng máu thịt của người lính trận.
Từ ngã ba Đồng Lộc

Và nhà văn Sơn Tùng cũng rất chu đáo dặn dò lớp hậu sinh khi ngang qua “đất thánh”, rằng hãy bước nhẹ để các anh không đau. Các anh ở đây, không chỉ là các chiến sĩ đã hy sinh ngoài mặt trận mà cả những cô gái thanh niên xung phong hay du kích đã mãi mãi nằm xuống với đất. Và tôi biết rằng, mỗi vạt cỏ, nhành cây đều một thời thấm máu những người anh hùng.
Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) giờ đây không chỉ là vùng “đất thánh” mà trở thành huyền thoại trong lòng dân tộc. Những người viết nên huyền thoại ấy chẳng ai khác ngoài 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Chẳng ai ở Đồng Lộc có thể quên hình ảnh của 10 cô gái ấy. Họ rưng rưng khi kể về cái ngày định mệnh 26/7/1968, khi trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống lấy đi sinh mạng của 10 cô gái trẻ đang hăng hái san đường. 

Tượng đài chiến thắng ở ngã ba Đồng Lộc. 

24 thg 9, 2013

Địa đạo trên vùng đất lửa Vĩnh Linh

Biển Cửa Tùng, nơi có cửa địa đạo nối liền liên lạc với đảo Cồn Cỏ, một tiền đồn nổi tiếng thời chiến tranh ác liệt. 

“Ai về đất mẹ Vĩnh Linh, quê tôi có dòng Bến Hải ân tình nặng sâu...”. Câu hò ngày nào vẫn còn vang vọng như tiếp thêm sự hứng thú cho chúng tôi khi tìm về vùng đất Vĩnh Linh (Quảng Trị), nơi có một hệ thống địa đạo lớn nhất nước trong thời chiến tranh. Câu chuyện về địa đạo Vịnh Mốc như huyền thoại, thể hiện bản lĩnh can trường và ý chí sắt đá của người dân Vĩnh Linh được chứng minh bằng những địa đạo, hầm hào như thiên la địa võng trong lòng đất.

Từ thành phố Đông Hà - trung tâm hành chính, thương mại tỉnh Quảng Trị, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo quốc lộ 1A ra phía bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển, chúng tôi đến được địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh).


30 thg 8, 2013

Món ngon Quảng Trị ăn rồi nhớ mãi

Các đặc sản nơi này phải chắt chiu từ thiên nhiên khắc nghiệt nhất, chính bởi thế nên hương vị chẳng thể quên. 

Mảnh đất miền Trung gió Lào này đã từng là chiến trường ác liệt nhất trong suốt 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Thiên nhiên cũng không ưu đãi nơi này, cây trái không nhiều, thủy hải sản không lắm, thế nhưng những người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon mà các nơi khác cũng phải ngả mũ chào.

Thịt trâu lá trơng

Món ăn mang tên hai nguyên liệu chính làm nên sự đặc biệt: thịt trâu và lá trơng (trơơng). Thịt trâu vốn bổ dưỡng, chữa được nhiều bệnh như đau lưng, phù chân, phong thấp… Thậm chí có người còn cho rằng nó tốt hơn thịt bò. Chính vì thế, nơi nào cũng có cách chế biến thịt trâu nhưng dám chắc rằng không đâu có vị như ở Quảng Trị này.

12 thg 4, 2013

Đi tìm “cánh chim kơtia”

“Chim kơtia bay tới, nghiêng cánh chào Đắk Krông...”.

Gần 40 năm sau khi bài hát Đắk Krông mùa xuân về, nhiều người vẫn đi tìm câu trả lời về địa danh Đắk Krông và gắn liền với đó là hình ảnh “chim kơtia bay tới”.

Chim kơtia là chim gì?

Đại tá hải quân Nguyễn Văn Huân, lữ đoàn phó lữ đoàn 125, là người rất thích bài hát Đắk Krông mùa xuân về của nhạc sĩ Tố Hải. Hầu như buổi giao lưu văn nghệ nào ở căn cứ hải quân Cát Lái cũng thấy ông bước lên sân khấu thông báo “chim kơtia bay tới...”. Hỏi ông có biết kơtia là chim gì không, đại tá cười: “Mình chỉ biết hát thế thôi chứ chim kơtia thì thú thật mình chưa thấy bao giờ, không biết nó là con chim gì”.

...Đến Tây nguyên vào thời điểm khoảng tháng 7 đến tháng 10, khi các rẫy bắp của người dân đang bước vào vụ thu hoạch, dễ dàng bắt gặp cảnh người dân cắm bù nhìn đuổi chim muông. Trong các loài thì người nông dân sợ nhất là... chim kơtia.

Tiếng đàn ta lư cuối cùng

“...Từ trên đỉnh núi cao chót vót thánh thót nhịp nhàng vang lời em ca 
Theo nhịp bước quân đi trong tiếng đàn ta lư
Tính tính tính tính tính tính tính tính tang tang tình
Con chim ch’rao xinh hót trên cành vui mừng công anh
Bộ đội giải phóng quân ơi, anh thắng trận miền tây Khe Sanh...”.


(trích Tiếng đàn ta lư của Huy Thục)

Những năm chiến tranh chống Mỹ, bộ đội giải phóng theo đường Trường Sơn vào giải phóng miền Nam đã đi qua miền tây Quảng Trị. Ở đây, tiếng đàn ta lư đã để lại trong lòng họ những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô, Vân Kiều. Đó là những giây phút bom đạn tạm lắng, tiếng đàn ta lư từ những chàng trai, cô gái Pa Cô, Vân Kiều lại vang lên tính tang giữa núi rừng như tiếp thêm sức mạnh để đào đường, tải đạn.

Hai người trong số đó là nhạc sĩ Huy Thục và nhạc sĩ Phương Nam đã bị “mê hoặc” bởi tiếng đàn này. Hai bài hát Tiếng đàn ta lư và Rừng xanh vang tiếng ta lư đã ra đời như thế. Theo âm vang của hai bài hát này mà tiếng đàn ta lư của người Pa Cô, Vân Kiều đã đi và sống trong lòng người hàng chục năm qua. Và bài hát Tiếng đàn ta lư của Huy Thục cũng là một trong ba bài hát được Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Còn Huy Thục sau bài hát này được bà con Pa Cô, Vân Kiều xem như người con của bản làng.

16 thg 3, 2013

Đường 9 những góc khuất

Lao Bảo còn bao ngổn ngang khi đi trên con đường đến với giấc mơ "đô thị vàng"?

1. Chúng tôi lên Lao Bảo từ ngã ba quốc lộ 1A - đường 9 ở TP. Đông Hà, tỉnh lị tỉnh Quảng Trị trong cảnh mưa phùn gió bấc. Con đường vắt mình qua bao địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến giữ nước lần thứ hai, như Đầu Mầu, Tà Cơn, Làng Vây, Krông Klang...

Một góc cung đường Lao Bảo vắng bóng khách khứa

Qua khỏi thị trấn Cam Lộ, đường 9 như chạy song song với sông Dắkrông. Con sông lúc cạn lúc sâu, cứ chảy dùng dằng như không muốn rời đường 9.

Bởi vậy mà một người Vân Kiều ở thị trấn Krông Klang đã nói: “Người Vân Kiều, Pa Cô, Tà Ôi, người Kinh ở Khe Sanh rồi Hướng Hóa là anh em, vạn đời vạn kiếp là anh em như đường 9 với con sông Dắkrông này”.

13 thg 3, 2013

Ta nhớ xứ Cùa...

Không hiểu sao khi đọc câu thơ Ta nhớ xứ Đoài mây trắng lắm trong bài thơ Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, tôi hay liên tưởng đến xứ Cùa của Quảng Trị. 

Đường Cùa dáng mẹ - Ảnh: Lê Bá Dương 

Xứ Đoài đất Bắc nằm ở phía tây, xứ Cùa cũng nằm ở phía tây, xứ Đoài đất Bắc có đất đá ong khô óng sắc nâu đỏ, xứ Cùa của Quảng Trị cũng óng đỏ màu đất bazan. Và xứ Cùa, “kinh đô kháng chiến” gần 130 năm trước của vua Hàm Nghi, căn cứ chiến khu của một thời kháng Pháp, là một miền cây trái ngọt lành giữa cằn khô của đất Quảng Trị vốn chỉ nổi tiếng với gió Lào cát trắng.


12 thg 2, 2013

Rú làng

Tôi thường trở về làng Phương vào mấy tháng gần Tết. Lý do đơn giản là vào những tháng này, rú làng (Là rừng của làng, tiếng Việt cổ, ngày nay các tình từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế vẫn dùng) có nhiều loại trái cây vào độ chín tới.


Cũng là trái sim, nhưng sim rú làng ăn từ sáng, đến trưa vẫn còn ngọt đậm quyện vị chát gắt nơi đầu lưỡi. Cũng là trái chúc mao (2) nhưng chúc mao rú làng khi còn xanh thì xanh ngắt, lúc chín thì vàng rực, cùi không dày nhưng vị thơm cứ theo mãi người ăn. Cũng là trái trâm bầu(2), nhưng trâm bầu rú làng có màu tím đen rưng rức, chát mà béo, béo mà ngọt. 

6 thg 2, 2013

Thăm di tích sân bay Tà Cơn

Nằm trên đường 9 huyền thoại, di tích sân bay Tà Cơn thuộc xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là điểm dừng chân quen thuộc với du khách trong và ngoài nước trên hành trình khám phá “tour DMZ” (du lịch vùng phi quân sự). 



Du khách nước ngoài tham quan chiếc máy bay vận tải CH-47 trưng bày trong khuôn viên di tích sân bay Tà Cơn. Đây là loại máy bay chuyên vận chuyển người, vũ khí và lương thực trong những năm lính Mỹ tham chiến ở Khe Sanh - Ảnh: Tiến Thành

Những ngày đầu tháng 9, lượng khách nước ngoài tham quan di tích sân bay Tà Cơn dường như đông hơn. Họ là những cựu binh Mỹ hay những du khách đến từ các nước Anh, Úc, CH Czech… tham quan để biết và hiểu thêm về cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân Việt Nam.

22 thg 1, 2013

Gỏi măng miền sơn cước

Nhân chuyến công tác miền tây Quảng Trị, tôi được anh bạn "thổ địa" mời về nhà thăm chơi. Tiếp tôi với những món ăn đặc sản nơi đây, anh không quên giới thiệu từng món anh đã cất công làm. 

Nào là cá suối (còn gọi cá mát) nướng chấm với muối sống (muối hạt), kẹp một ít rau rừng, món heo bản hong thịt vừa dai vừa bùi… Đặc biệt có một món mới nhìn qua tôi cứ tưởng mít trộn dưới xuôi nhưng không phải, đó là món gỏi măng mà chỉ mùa này mới có.


Gỏi măng - Ảnh: S.N.

Làng dân ca



Có một làng dân ca bên bờ dòng Hiền Lương hiền hoà, một vùng quê mà tiếng hát đã trở thành một vũ khí trong chiến tranh, làm nên thương hiệu của làng Tùng, làng dân ca hôm nay, trù phú và bình yên.

Làng Tùng thuộc xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ngày xưa nơi đây là vùng đất lau lách rậm rạp. Một số quan dân ở đàng Ngoài đã vào đây trú ngụ và lập nghiệp. Đầu tiên phải kể đến ông Lê Quý Công, người xứ Thanh, thấy vùng đất này sát với biển, đường bộ và đường thủy đều thuận tiện nên ở lại. Một số người khác cũng lấy làm chốn dừng chân. Dần dần trở thành một làng chài, làm ăn lương thiện, lấy cái tình nghĩa, cái đức ở đời làm trọng.

Chợ đình Bích La


Làng Bích La, xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị) là một miền quê có bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời. Đây được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt” vì đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước.



Đình Bích La

Tuy nhiên, nói đến làng Bích La, người ta thường nghĩ ngay đến lễ hội Chợ đình Bích La nổi tiếng được tổ chức vào ngày mồng 3 Tết cổ truyền của dân tộc. Nếu có dịp ghé về Bích La ngày này, bạn sẽ có cảm nhận riêng về một lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc riêng của một miền quê. Ở đó, bạn được tham gia lễ cầu rùa, lễ cầu may và có thể bạn sẽ tìm lại tuổi thơ của mình bằng việc làm giản dị là mua một con gà đất…
Năm nào cũng vậy, Lễ hội chợ đình Bích La diễn ra vào ngày mồng 3 tết. Đây là thời điểm mọi người không còn bận bịu với những lễ nghi cúng tế và đi lại thăm hỏi nhau trong mấy ngày tết, nhất là du khách cũng bắt đầu du xuân, rảnh rang thời gian và có thể ghé về tham dự lễ hội.


Hải Lăng đâu phải chỉ có gió Lào



Đua thuyền trên hồ Khe Chè. (Nguồn: website trường THPT thị trấn Hải Lăng).

Người phương xa từng đôi lần ngang qua vùng Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị, thường giữ ấn tượng về hình ảnh một vùng đất chập chùng những đồi cát khô cằn, về mùa đông thì lồng lộng gió bấc rét buốt, mùa hè thì nắng cháy da, gió Lào thổi cát bụi mù trời... trông như một tiểu sa mạc ven biển. Thực ra, sẽ thật thiếu sót nếu những người ưa thích ngao du chưa một lần đặt chân đến Trằm Trà Lộc và hồ Khe Chè trên mảnh đất Hải Lăng.


Bên cầu Hiền Lương



Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trên tuyến đường quốc lộ 1A. Ảnh chụp từ bờ phía bắc.

Từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi giáp biên hai nước Việt - Lào có hai dòng sông đổ về hai hướng ngược chiều nhau; sông Sê-Băng-Hiêng chảy theo hướng tây sang Lào, sông Bến Hải chảy về phía mặt trời mọc, đi qua tỉnh Quảng Trị để ra biển Đông. Sông Bến Hải còn có phụ lưu là sông Sa Lung hòa dòng chảy trước khi gặp quốc lộ 1A với cây cầu Hiền Lương nối hai bờ nam bắc.

Sông Bến Hải - còn có tên gọi khác là Rào Thanh - phát nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy từ tây sang đông và đổ ra biển ở cửa Tùng. Bến Hải là một địa danh nằm ở vùng thượng lưu nên tên sông được lấy từ địa danh này. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 mét, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.


Biển Cửa Tùng nhìn sóng xóa đi

Quảng Trị có biển Cửa Việt, Cửa Tùng, chạy dài theo bãi biển khoảng 6km là địa đạo Vĩnh Mốc, một bảo tàng lịch sử trong lòng đất.


Nghề kiếm sống trên biển cũng dễ thở nhưng mùa biển động, thuyền bãi đìu hiu, nhẵn túi.

Nơi có thể trở về Thánh địa La Vang có nhà thờ cổ kính, có cây lá vàng và bạt ngàn lá vàng, loài lá ăn được để nuôi sống bao con người từ những biến cố của thế kỷ trước khi người công giáo gặp hạn – lá vàng đã cứu sống họ.

Một thành cổ Quảng Trị, nơi duy nhất có 81 tờ lịch đồng, không ai bóc được lịch sử 81 ngày đêm, nơi thành cổ hứng chịu 32.800 tấn bom. Là nơi lữ khách nhìn thấy nước mắt đục của má tự chảy ra, tự khô đi mà không có đứa con liệt sĩ nào trở về lau khô nước mắt cho má.