Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháp luật TPHCM. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 12, 2015

Dấu ấn tòa nhà Hải quan

Tồn tại gần 150 năm, Cục Hải quan TP.HCM ngày nay vẫn giữ trọn hồn vía kiến trúc thuộc địa cùng lịch sử, văn hóa và câu chuyện ly kỳ về chủ nhân đầu tiên của nó. Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu văn hóa người Anh về tòa nhà này.

Nằm ở số 2 Hàm Nghi, quận 1, TP.HCM, Cục Hải quan hồi xưa là Hôtel des Douanes, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Alfred Foulhoux xây năm 1885-1887. Giống như hầu hết tòa nhà kiểu thuộc địa của TP, tòa nhà Cục Hải quan không được công nhận là di sản TP, do đó không được pháp luật bảo vệ.

Sang trọng đến nỗi làm chính quyền… mắc cỡ

Thực ra Cục Hải quan đã được xây lại lần thứ hai từ căn nhà gạch ba tầng của thương nhân giàu có Wang Tai, người Quảng Đông, độc quyền buôn bán thuốc phiện ở Nam Kỳ giai đoạn 1861-1881.

Dòng Saint Paul và dấu ấn kiến trúc Nguyễn Trường Tộ

Với kiến trúc nhà dòng Saint Paul, chúng ta tự hào rằng tại Sài Gòn năm 1864 đã có một công trình kiến trúc kiên cố đầu tiên lại do chính kiến trúc sư người Việt thiết kế và xây dựng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu nhận xét: “Dinh Thống đốc mà người Pháp còn phải mua của người Anh ở Singapore mang qua Sài Gòn lắp ráp thì với công trình tuyệt vời này đủ thấy người Việt Nam giỏi đến mức nào rồi”.

Khi đi ngang ngôi nhà trắng tại số 4 Tôn Đức Thắng, quận 1 (trước là Cường Để) mọi người chỉ biết đây là một nữ tu viện. Tòa nhà này trước kia còn được gọi là “Nhà Trắng”, không phải vì sơn toàn màu trắng như tòa Bạch Ốc (White House) mà vì ngôi nhà này được xây dựng và làm chủ bởi những nữ tu dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Phaolô thành Chartres) “trinh bạch từ linh hồn đến những chiếc áo dòng trắng toát”. Trước năm 1975, trong nhà dòng này có một trường tư thục với các lớp từ mẫu giáo tới tú tài với số lượng 1.600 học sinh (có ký túc xá cho học sinh nội trú). Sau năm 1975, có một thời gian là trường sư phạm mầm non. Nếu ai có dịp vào đây sẽ choáng ngợp với không gian rộng rãi, khoáng đãng với kiến trúc ba khối nhà: cô nhi viện, nhà nữ tu ở và khu nhà nguyện. Khu nhà nguyện có thiết kế đặc biệt, nhìn từ trên cao xuống rất giống cây thánh giá, bên trong có thêm nhiều cột đỡ vững chãi, phía trước là một sân cỏ rộng với tượng thánh bổn mạng của dòng Phaolô.

3 thg 12, 2015

Biệt thự Phương Nam ngàn tỉ

Căn biệt thự cổ tuyệt đẹp chiếm ba mặt tiền trung tâm Sài Gòn đến giờ này vẫn chưa biết được số phận của mình. Người ta nơm nớp lo sợ chủ nhân mới sẽ đập bỏ nó trước khi có quyết định bảo tồn của TP.

Đến thời điểm hiện tại thì ngôi biệt thự có địa chỉ 110-112 Võ Văn Tần, quận 3 đã được bán với giá 35 triệu USD cho một tập đoàn đầu tư lớn của nước ngoài.

Kiến trúc Pháp vững chãi sau 100 năm

Căn biệt thự cổ đã tồn tại hơn một thế kỷ nhưng kiến trúc cổ của nó vẫn tồn tại vững chãi, kiêu hãnh và nổi bật giữa các tòa nhà hiện đại ở trung tâm TP. Theo bản vẽ, nơi này có tổng diện tích hơn 
2.800 m2 (44,3 x 66,5 m); gồm hai phần, ba tòa nhà chính nằm ở trung tâm khuôn viên và các hạng mục phụ như nhà kho, mái che, sân vườn bao xung quanh. Đặc biệt, căn biệt thự này có ba mặt tiền hướng ra các tuyến đường nổi tiếng tấp nập ở TP. Mặt trước hướng ra đường Võ Văn Tần, bên hông thuộc về đường Bà Huyện Thanh Quan và phía sau là mặt đường Nguyễn Thị Diệu.

Kỳ lạ ngôi miếu thờ ‘bà’ rắn ở Đồng Nai

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ được nhân dân xây dựng để thờ thần rắn, theo tục thờ rắn của người Nam Bộ xưa. Có lẽ đây là ngôi miếu duy nhất ở Đồng Nai còn thờ rắn.

Bàn thờ “bà” bên trong chánh điện (ảnh tư liệu của học giả Lý Việt Dũng cung cấp). Ảnh: Bùi Trí

Trải qua bao lần tu bổ và xây sửa, đến nay ngôi chánh điện của miếu được xây cất lại nhìn như một... ngôi nhà cấp 4, không còn mang dáng dấp của một ngôi miếu cổ nữa.

Ngôi miếu có tên là miếu bà Khoanh, nằm sát bờ sông Bến Gỗ. Theo lời giải thích của học giả-nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Lý Việt Dũng thì chữ "Khoanh" không phải tên một người mà là một động tác khoanh tròn của một con rắn rất lớn. Ban đầu, miếu có tên là miếu rắn Bà Khoanh. Nhưng vì thời khẩn hoang, người dân "kiêng cữ" từ "rắn" nên mới gọi miếu Bà Khoanh cho đến tận hôm nay.

1 thg 12, 2015

‘Dinh Thượng thơ’ 120 tuổi

Tồn tại hơn trăm năm, Dinh Thượng thơ - công trình kiến trúc có vai trò chỉ đứng sau Dinh Norodom (Dinh Thống Nhất) nay buộc TP phải căng óc giải bài toán di dời và bảo tồn.

Dinh Thượng thơ của thành Gia Định xưa được xây dựng vào những năm 1860, nằm đối diện Dinh Thống đốc. Ngày nay, Dinh Thượng thơ trở thành tòa nhà trụ sở Sở TT-TT và Sở Công Thương, địa chỉ 59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP.HCM ngay góc Đồng Khởi.

Cổng thành Quy thời chúa Nguyễn Ánh

“Dinh Thượng thơ”, cái tên gọi một chốn thân quen của người Sài Gòn nằm ở góc đường Tự Do, gợi cho nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển buổi sinh thời liên tưởng đến cảnh vua chúa rong chơi và viết lại trong cuốn Sài Gòn năm xưa: “Cuối đường Tự Do, tại bến đò qua chợ Thủ Thiêm thì có “Thủy các” và “Lương tạ” là nhà tắm của vua, cất trên bè tre”. Ông cũng hình dung ra quang cảnh của Dinh Thượng thơ thời bấy giờ: “Lúc chưa có xe ô tô lộng lẫy thì đi đó đi đây toàn là “cuốc bộ”, sang lắm mới được xe kiếng, xe song mã… Bởi các cớ ấy nên khúc đường từ Dinh Thượng thơ đổ qua Dinh Phó soái rồi ăn xuống tới Cột cờ Thủ Ngữ là xa mút tí tè”.

Ngắm Dinh Thượng Thơ hơn 120 năm tuổi giữa trung tâm Thành phố

Dinh Thượng thơ - nay trở thành tòa nhà trụ sở Sở TT-TT và Sở Công Thương (Nằm tọa lạc số 59 - 61 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1), đang nằm trong kế hoạch di dời và bảo tồn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân TP.HCM.

Toàn cảnh Tòa nhà Dinh Thượng Thơ xưa hơn 120 năm tuổi, nay là trụ sở Sở TT-TT và Sở Công Thương- Ảnh: HOÀNG GIANG 

Tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng trước đây là tòa nhà Nha giám đốc Nội vụ, do chính quyền xứ Nam Kỳ xây vào những năm 1860 với vai trò điều hành trực tiếp của các thanh tra sự vụ bản xứ về toàn bộ vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa.

Khám phá vùng hoang dã Láng Sen

Khi vào mùa, hàng trăm ngàn con chim đáp kín cả một dãy đất rộng tầm 40 ha. Chúng đông đến nỗi sau một mùa sinh sản, hơn 10 ha rừng tràm xanh mướt nơi chim làm tổ đã rụng lá xơ xác.

Vùng đất hoang dã còn sót lại của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười tại huyện Tân Hưng (Long An) vừa được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn) thứ bảy của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới.

Khu bảo tồn này được coi là vùng hoang dã hiếm hoi còn sót lại của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Gọi là vậy bởi cách đó không xa “người anh” của Ramsar Láng Sen, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam mấy năm qua đã và đang từng ngày bị xâm hại.

“Dự kiến cuối tháng 11-2015, lễ đón nhận quyết định công nhận của khu bảo tồn này sẽ được tổ chức” - anh Nguyễn Công Toại, Phó Giám đốc Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (gọi là Ramsar Láng Sen), nói với Pháp Luật TP.HCM.

Chim, cò bay kín cả một vùng ở Ramsar Láng Sen. Ảnh: HN

30 thg 11, 2015

Từ Petrus Ký đến ngôi trường trăm tuổi

Với lối kiến trúc cổ điển của Pháp, Trường chuyên Lê Hồng Phong là một trong ba ngôi trường có tuổi đời lâu nhất tại TP. Ngôi trường là niềm tự hào của bao thế hệ học sinh có may mắn được gửi một phần ký ức tuổi trẻ của mình tại đây.

Ngôi trường nổi danh do kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve, người Pháp thiết kế vào năm 1925. Năm 1928, khi các khu mới xây dựng xong, trường được đặt tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký - Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký.

Năm 1975, trường được đổi tên theo tên cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong cho đến giờ.

Xưa rộng mênh mông

Một trong những bức ảnh xưa nhất chụp ngôi trường này là không ảnh chụp năm 1929, cho thấy ngôi trường khang trang nằm nổi bật trên một vùng đồng trống rộng lớn. Bốn con đường bao quanh khi ấy, nay là đường Nguyễn Văn Cừ, An Dương Vương, Trần Bình Trọng, Trần Phú. Phía sau trường và bên hông là sân vận động Lam Sơn, khu nội trú cho học sinh và khu nhà tập thể cho các giáo viên, có nhiều dãy nhà. Hai góc của công trình là hai tháp nước.

Phủ thờ hơn 400 năm của dòng họ Nguyễn Cảnh

Phủ thờ họ Nguyễn Cảnh sừng sững, uy nghiêm tọa lạc trên mảnh đất xã Thanh Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) không chỉ là nơi con cháu dòng họ đến thắp hương cầu nguyện, nhớ về nguồn cội mà còn là danh lam thắng cảnh cổ kính thu hút khách du lịch gần xa. Tính đến nay phủ thờ đã trên 400 năm tuổi.

Phủ thờ được bao bọc giữa cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay. Ảnh: Nguyễn Trà

29 thg 11, 2015

Trên núi cao hát bài xây tổ ấm

Những bài ca hát trong hôn lễ của người Dao Tuyển ôm trong mình những sự tích xưa về thời đất trời tạo lập, những kiến thức ngàn năm ông cha hun đúc và còn kể bày cho cháu con các nghi lễ đám cưới, thêm những lời rút ruột về đạo nghĩa vợ chồng, đối nhân xử thế.

Một ngày đầu năm mới, tôi may mắn được Hoàng Thị Phương, cô gái người Dao Tuyển đang là cộng tác viên của Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai mời lên thăm nhà cô ở thôn Ải Dõng, thị trấn nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, nhân thể dự đám cưới của một bạn trẻ người Dao Tuyển trong thôn. Ở Lào Cai, Bảo Thắng là nơi người Dao Tuyển cư trú đông nhất.

Phương nói sáng mai nhà trai mới qua làm lễ đón dâu nhưng từ chiều nay nhà gái đã rất nhộn nhịp với đủ thứ việc phải chuẩn bị. Nếu tôi lên sớm, chắc chắn sẽ được thấy nhiều chuyện thú vị và biết đâu sẽ được nghe những bài ca hôn lễ hát xuyên suốt các nghi thức cưới hỏi độc đáo của người Dao Tuyển… 

Thầy cúng Bàn Tiến Hùng và những bản sách cổ trăm năm tuổi của người Dao Tuyển.

25 thg 8, 2015

Phiên chợ đặc biệt ở Lý Sơn

Ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) có phiên chợ đặc biệt, duy nhất chỉ có ở Việt Nam, đó là phiên chợ hành tỏi. Và dĩ nhiên ở đây chỉ bán 1 mặt hàng duy nhất là hành tỏi. 

Phiên chợ hành tỏi diễn ra từ 4h đến 6h sáng. Họp chợ là những nông dân trồng hành tỏi mang đi bán cho các thương buôn từ đất liền ra. Chợ họp sớm từ khi mặt trời còn ngủ. Không có ánh sáng, những chiếc đèn pin hay đèn xe máy lập lòe trong đêm cùng tiếng nói, đùa lúc dọn hàng của nhà nông đất tỏi. 

Thăm chùa do mẹ vua Bảo Đại khởi dựng

Đến thăm ngôi chùa Sắc Tứ Khải Đoan ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, TP.Buôn Mê Thuột (tỉnh Đăk Lăk), du khách có dịp ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc cổ đặc sắc cả về xuất xứ lẫn tạo hình của nó.

Đây là ngôi chùa do đích thân bà Đoan Huy Hoàng Thái Hậu – Hoàng Thị Cúc (Thân Mẫu của vua Bảo Đại) hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo vùng đất Tây Nguyên vào năm 1951. Chùa có rất nhiều hạng mục nhưng được kết hợp vô cùng hài hòa, giản dị. Đặc biệt nhiều hạng mục như rồng, voi phục…cùng vô số đại cột bằng đá, gỗ…mái chùa cong truyền thống và hoà quyện những nét nhà sàn mang bản sắc văn hoá của đồng bào Tây nguyên.

Mùa cá hấp

Dọc Đường xuyên Á xuống những xã vùng biển bãi ngang Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) vào mỗi độ tháng 4, tháng 5 kéo dài đến hết mùa nắng là mùa hấp, phơi cá.

Giữa trời nắng và gió như gắp than đổ vào lồng ngực của khách bộ hành, nhưng ven đường, nơi lò hấp, đôi tay vén khéo của người đàn ông, phụ nữ vùng biển vẫn tất bật với từng mẻ cá khô đượm mùi biển cả. Để từ đó, từng con cá theo bước chân của khách thương hồ di vạn nẻo đường xa.

Đã gần chục năm nay, nghề hấp và phơi cá là công việc thường nhật của người dân vùng biển Cửa Việt. Công việc này đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Loại cá được hấp phơi đa phần là cá nục, có kích thước tương đương hai ngón tay người lớn. Cá tươi sau khi đánh lên, hấp sơ qua nước nóng, sau đó phơi dưới trời nắng.

Cá phơi được nắng, hong được gió sau hai đến ba lượt thì được bẻ đầu, đóng gói và xuất đi các thị trường trong và ngoài nước. Đã từ lâu, công việc này đã tạo công ăn việc làm và tạo thu nhập cho nhiều người dân bãi ngang ven biển ở Quảng Trị.

Ngôi trường thu hút khách du lịch nhất ở Đà Lạt

Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt tọa lạc ở địa chỉ số 29 đường Yersin, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong những địa chỉ vàng mà du khách mỗi lần đặt chân đến Đà Lạt đều muốn ghé thăm.

Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt là một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của thành phố ngàn hoa. 

29 thg 7, 2015

Kỳ lạ dân lập miếu thờ bà 'mụ vườn'

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ mang tên miếu Bà Mụ. Thật kỳ lạ, ngôi miếu cổ này được dân làng Bến Gỗ xưa xây dựng để thờ một người phụ nữ làm nghề "mụ vườn" (đỡ đẻ), quanh năm khói hương nghi ngút.

Ngôi miếu bà Mụ Trời gần 200 tuổi do dân làng Bến Gỗ xưa lập để vọng thờ người phụ nữ có tấm lòng đức độ làm nghề “mụ vườn” (đỡ đẻ)

Lạ kỳ ngôi miếu dân lập thờ 'bà bóng' cô Hiên

Trên tỉnh lộ 768, đoạn đi qua ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) có một ngôi miếu cổ tên “miếu bà Cô” nằm hướng mặt ra bờ sông Đồng Nai. Theo lệ hàng năm vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 (âm lịch) có tổ chức cúng giỗ “bà” thật linh đình với các nghi thức cúng tế đậm chất Nam bộ xưa.

Miếu bà Cô (tỉnh lộ 768, thuộc ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nằm lẻ loi, hiu quạnh suốt hàng trăm năm ven sông Đồng Nai.

Thật kỳ lạ, nhân vật được nhân dân suy tôn “nữ thần” rồi xây mộ, lập miếu thờ trang trọng suốt hàng trăm năm chỉ là một người phụ nữ làm nghề lên đồng, coi bói.

23 thg 7, 2015

Linh thiêng khu cổ mộ Thượng đẳng thần Trần Thượng Xuyên

Trần Thượng Xuyên (1655–1720), quê quán tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh nhà Minh. Vì không quy phục triều đình Mãn Thanh nên ông cùng đoàn tùy tùng, tướng tá giông thuyền vượt biển Đông sang Đàng Trong (Việt Nam) xin tị nạn và lập nghiệp. Ông được coi là người có công khai khẩn, mở mang kinh tế, giao thương quy mô lớn tại vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.

Khu mộ cổ Trần Thượng Xuyên hiện tọa lạc tại làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Lê Quốc

Ông còn là một dũng tướng thao lược, nhiều lần giúp chúa Nguyễn cầm binh đánh dẹp giặc dã, mở rộng biên cương bờ cõi. Công đức to lớn của ông được nhân dân ghi tạc suy tôn thần tướng, kính trọng gọi “Đức Ông”, lập đền thờ tại đình Tân Lân (P. Hòa Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Còn riêng phần mộ ông hiện tọa lạc tại làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Bí ẩn Cù lao ‘biến mất’ trên sông Đồng Nai

Ngoài Cù Lao Phố đã rất nổi tiếng, thì trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua Biên Hòa, có một cù lao nhỏ mang tên Cồn Gáo mà nhiều người còn nhớ đến. Trải qua bao cuộc biến thiên dâu bể, Cồn Gáo đã "biến" mất bởi sự tác động của thiên tai và nhân tai.

23 thg 7, 2012

Huyền thoại Lôi long đao

Trải qua những giai đoạn đầy biến động, võ Bình Định – một trong những cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm thầm chảy. Trong dòng trầm tích ấy, đến nay những bài thảo cổ vẫn được lớp hậu sinh lưu giữ, truyền dạy như vật báu của quê hương đất võ… 

Trời Bình Định cuối năm trở lạnh. Bên tách trà, giọng nói của võ sư Nguyễn Đông Hải trở nên hào sảng khi nghe chúng tôi hỏi về bài thảo Lôi long đao. “Hiếm có bài đại đao nào uyển ảo, tinh thâm như Lôi long đao. Ngọn đao hư thực, sấm sét và mềm mại, chỉ có thể gọi bằng báu vật…”.

Tâm không tịnh, công phu chỉ là… công cốc

Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.

Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.