Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 3, 2013

Phở Nam Định

Nhà văn Chu Văn từng bảo rằng nghề làm phở phát tích từ thôn Rao Cù huyện Nam Trực của tỉnh Nam Định; hỏi các ông chủ tiệm phở ở Sài Gòn ở cả Vientian (Lào)… thì y như rằng cứ mười ông có chín ông gốc quê Nam Định!


Bây giờ thì khắp các nơi, Hà Nội, Hải Phòng… đâu đâu cũng nhan nhản những biển hàng “Phở gia truyền Nam Định”. Nhưng Nam Định có thật là quê hương của phở không thì lại là chuyện khác.


10 thg 3, 2013

Huyền thoại cửa Ba Lạt

Nơi sông Hồng đổ ra Biển Đông có nhiều câu chuyện đẹp và ly kỳ như huyền thoại. Có người truyền miệng rằng cái tên cửa Ba Lạt bắt nguồn từ chính những xác người chết đói năm 1945 không được chôn cất, phải cột ba mối lạt tre thả trôi sông Hồng để ra nấm mồ lớn ở Biển Đông.

Nhiều người khác lại kể tên Ba Lạt phát xuất từ xa xưa khi cửa sông còn phân làm ba nhánh nhỏ chứ không chỉ một như bây giờ. Còn một số sử liệu lại ghi rằng Ba Lạt chính là tên làng xưa.

Cửa Ba Lạt trong sương khói chiều xuân


7 thg 3, 2013

Cầu Ngói chợ Thượng đón nhận di tích quốc gia: Một "chùa Cầu" của Bắc Bộ

Thoạt nhìn, người ta hình dung ngay tới di tích chùa Cầu nổi tiếng ở Hội An. Nhưng nhìn kỹ hơn, người ta sẽ thấy những nét duyên dáng rất riêng của cây cầu Ngói đồng bằng Bắc bộ. “Gánh" trên mình bao trầm tích lịch sử, văn hóa, giờ đây chân cầu đang bị nước xói làm hư hại.

Và việc cầu Ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, Nam Định) vừa được xếp hạng di tích quốc gia đã làm dấy lên hy vọng về việc bảo tồn nó. 

Cầu Ngói uốn mình trên sông Ngọc.

4 thg 3, 2013

Về Nam Định nhớ ghé đền Trần

Đền Trần thuộc thành phố Nam Định, cách Hà Nội khoảng 94km, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 4km về phía tây bắc thuộc phường Lộc Vựng. Là cụm di tích nổi tiếng trong cả nước (Lễ hội đền Trần), rộng đến hàng chục hécta, gồm có ba đền: Thiên Trường hay đền Thượng thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch hay đền Hạ thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và đền Trùng Hoa.

Ngược dòng lịch sử, triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225-1400), di tích đền Trần được xây vào những triều đại khác nhau ở Tức Mạc (phường Lộc Vựng bây giờ), vốn là mảnh đất dấy nghiệp của vương triều Trần. Hành cung được xây dựng năm 1923, nơi ở của vua khi về thăm.


Hồ nước

1 thg 3, 2013

Cổ kính và thanh bình quê hương Hải Hậu

Vào cuối thế kỷ XV, Hải Hậu, huyện miền biển của tỉnh Nam Định ngày nay đã bắt đầu đón những đoàn người khai hoang mở đất đầu tiên. Trải qua hơn năm trăm năm, bao lớp người được sinh ra, cần mẫn làm ăn đã tạo nên cho vùng đất này những làng quê trù phú, những mái đình, ngôi chùa cổ kính, những giáo đường trang nghiêm…

Lễ hội

Sầm uất nhất ở Hải Hậu có lẽ là thị trấn Yên Định. Phố chợ Đông Biên từ thời Pháp đã nổi tiếng với những dãy nhà kiến trúc theo lối Tây và những món ăn chơi thanh lịch.

22 thg 2, 2013

Huyền bí Chầu văn

Cách đây chưa lâu, nhằm mục đích bảo tồn, tôn vinh nghệ thuật hát Chầu văn, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội và Câu lạc bộ Bảo tồn Chầu văn Việt Nam đã tổ chức hai đêm diễn loại hình nghệ thuật này, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng...

Là loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền, Chầu văn còn gọi là hát văn, hát bóng, có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu tại tỉnh Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội. Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, Chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc có tính tâm linh, lời văn trau chuốt, Chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu Thánh. 

Không gian hầu đồng và hát chầu văn thường gắn liền với những nơi tôn nghiêm như đền thờ thánh.

21 thg 2, 2013

Bánh nhãn Nam Định

Bánh nhãn được xem là đặc sản của vùng quê lúa Nam Định. Vùng Hải Hậu nổi tiếng làm loại bánh này ngon nhất. 


Dịp Tết, hầu như nhà nào cũng nấu được mẻ kẹo lạc nhưng bánh nhãn thì không bởi làm bánh nhãn rất kỳ công và tốn kém. Tết đến, mỗi lần làm bánh nhãn, mẹ chồng tôi thường kể câu chuyện ấn tượng với chảo bánh nhãn hồi còn bé. Hồi đó, mẹ là chị cả với một đàn em trứng gà, trứng vịt, lúc nào cũng tha lôi nhau đi chơi. Tết năm ấy, liêu xiêu trong gió lạnh thấy ấm sực mùi mỡ lợn rán, bám theo hương thơm ấy, ba đứa trẻ đứng trước chảo bánh nhãn của nhà bà Mùi, hộ khá giả nhất ở đầu xóm, lúc nào không hay.

14 thg 2, 2013

Cầu ngói chùa Lương

Trải qua hơn 400 năm tồn tại, cây cầu ngói chùa Lương ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vẫn tồn tại khá nguyên vẹn với những đường nét kiến trúc cổ kính và độc đáo mang đặc trưng của thời kì thế kỉ XVII – XVIII , thể hiện rõ nét sự tài hoa của những người thợ xứ Thành Nam xưa.

Cầu nằm cách chùa Lương (xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) khoảng hơn 100m và nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, gắn với chùa thành một cụm di tích. Vì vậy, dân trong vùng quen gọi cầu bằng cái tên: Cầu ngói chùa Lương. Ngoài ra, cầu còn có tên gọi khác là cầu chợ Lương, vì cầu nằm gần chợ Lương. Cầu vừa là công trình giao thông, vừa là công trình văn hóa cộng đồng của làng xã. Đây là nơi dân làng dừng chân nghỉ ngơi, trò chuyện mỗi khi đi chợ, đi lễ chùa, hoặc đi làm đồng về.

Theo các tài liệu thư tịch cổ, cầu ngói chùa Lương được xây dựng cùng thời với chùa Lương, tức vào khoảng thế kỉ XVI. Cầu bắc ngang sông Trung Giang, một con sông nhỏ chạy dọc theo xã Hải Anh. Cầu được dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên là nhà, dưới là cầu). Lúc đầu, cầu chưa có mái ngói, chỉ lợp cỏ đơn sơ. Đến thế XVII, cầu được trùng tu sửa chữa lại cho phù hợp với tầm vóc và cảnh quan chung của quần thể chùa Lương. Đặc biệt, lần trùng tu lớn vào năm 1922 đã tạo cho cầu có một dáng vẻ bề thế như ngày hôm nay.

Cầu ngói chùa Lương trông giống như một ngôi nhà dài nằm vắt mình mềm mại qua dòng sông Trung Lương.

13 thg 2, 2013

Hội thi thổi cơm và làm cỗ chay làng Ngọc Tiên

Làng Ngọc Tiên thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định là một vùng quê trù phú, cảnh quan cổ kính, lễ nghi phong tục phong phú và đa dạng, nên dân chúng khắp nơi thường tìm về chiêm ngưỡng, lễ bái, nhất là vào các ngày lễ trọng. Đặc biệt, làng có hội thi thổi cơm và làm cổ chay rất độc đáo.

Để tưởng nhớ công ơn của Thành hoàng làng đã có công xây dựng làng xã, Ngài không những giỏi về mặt binh pháp mà còn giỏi cả về mặt chỉ đạo hậu cần. Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng Giêng, dân làng Ngọc Tiên lại mở hội để con cháu trong làng và dân quanh vùng về dự hội.

Hội làng được mở từ ngày 12 đến 15 tháng Giêng. Trước khi chuẩn bị vào hội, các giáp đi sưu tầm, mua những cây luồng, bương to với chiều cao không dưới 25m để về làm cây nêu. Cây nêu dựng lên có ý nghĩa ngăn ngừa không cho quỷ dữ từ Biển Đông vào đất liền quấy nhiễu cuộc sống của dân làng; mặt khác cũng là trục nối giữa Trời và Đất cầu mong cho một cuộc sống yên bình hơn.

6 thg 2, 2013

Diễn xướng hầu đồng

Tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Mẫu trở thành một trong những tín ngưỡng của người Việt Nam, bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ và tồn tại hàng ngàn năm nhưng phải từ thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục thờ Nữ Thần, Mẫu thần, nó phát triển thành Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Hầu đồng được coi là một nghi lễ của đạo Mẫu, diễn xướng tín ngưỡng dân gian, chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa nghệ thuật dân tộc. 

Thành tâm dâng hương trước lễ hầu đồng.

22 thg 1, 2013

Còn đây bánh cuốn làng Kênh

Ai sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thành Nam (Nam Định) lại chẳng một lần say hương vị đậm đà, thơm ngậy của bánh cuốn làng Kênh. Những tấm bánh tráng mỏng tang, trắng trong ăn một lần nhớ mãi…


Bánh cuốn làng Kênh điểm xuyết hành khô - Ảnh: P.Thảo

Thời xưa, những tấm bánh tráng mềm, mịn và mướt như lụa bạch ấy đã là thức quà quý để tiến vua, cụ tổ nghề còn được hoàng đế triều Trần sắc phong Thành Hoàng Làng. Hằng năm vào tháng 8 vua thường tổ chức mở lễ hội, mở khoa thi… Cả xã có bốn thôn, vua phân mỗi làng - thôn một nghề. Làng Kênh được giao làm bánh cuốn, chế biến các loại bánh phục vụ lễ hội.
Qua năm tháng số gia đình làm nghề bánh cuốn đã không còn nhiều như trước, nhưng hầu như các gia đình còn theo nghề vẫn giữ được chất lượng cổ truyền của bánh.


Bún cá Nam Định


Bún cá Nam Định. Ảnh: Ngọc Trâm 

Người phương xa từng có dịp thưởng thức món bún cá thành Nam, hẳn không thể quên được khu phố Hoàng Văn Thụ, thành phố Nam Định - con phố dài chưa đầy một cây số có đến bốn, năm hàng bún cá ngon tuyệt, mà nổi tiếng nhất là hàng bún cá ngay phía sau chợ hoa quả Lý Thường Kiệt.


Bát (tô) bún cá Nam Định thoạt nhìn tưởng chừng rất đơn giản, nhưng thực ra lại vô cùng cầu kỳ, phức tạp. Để có được miếng cá vừa giòn, vừa thơm ngon, vàng ngậy, chủ quán phải lựa chọn cá rất kỹ. Cá phải là cá trắm cỏ, được nuôi tự nhiên (chủ yếu ăn cỏ, rong rêu và động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá…) thì thịt cá mới chắc, thơm, khi rán (chiên) không bị vỡ, nát, lại giòn tan, thậm chí có thể ăn được cả xương.

Khám phá Xuân Thủy

Con đường nhỏ uốn mình trên đê cuốn theo vị mặn của gió biển như người dẫn đường đưa chúng tôi đến với vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định). Bất chợt vang lên những tiếng đập cánh, một đàn cò bợ lao về phía rặng sú gần đó khi tiếng động cơ xe máy của chúng tôi phá vỡ không gian yên tĩnh của làng quê... 


Hai bên sông Vọp là những rặng sú mọc xanh ngắt - Ảnh: Lam Thanh

Tấm biển “Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng” hiện ra trước mắt chúng tôi. Chiều muộn, từng đàn chim lạ chúng tôi chưa nhìn thấy bao giờ cùng những bầy cò, vịt trời... bay về tổ trên những rặng sú, khóm trang... tạo nên một bức tranh sinh động phản chiếu trên mặt nước yên bình. Hàng ngàn tiếng kêu của các loài chim tạo thành một sóng âm lớn khiến Xuân Thủy như sân khấu của một khúc hòa tấu lạ thường.

Lộng lẫy thánh đường miền Bùi Chu


Những nóc chuông vút cao trên nền trời xanh thẳm hay soi mình bên dòng sông, những mái vòm không thua kém gì những thánh đường cổ kính Âu Châu... 

Có lẽ ít có nơi nào trên đất nước Việt Nam mà các thánh đường công giáo lại tập trung với mật độ dày đặc như ở Nam Định, Thái Bình. Các nhà thờ chỉ cách nhau chừng từ 100 - 200 m, đứng ở nhà thờ này bạn đã có thể nhìn thấy 4, 5 nhà thờ ở xung quanh.


Một tour khám phá các nhà thờ không làm bạn mất nhiều thời gian và công sức ngược lại sẽ khiến bạn phải ngỡ ngàng trước sự kiêu sa, lộng lẫy của nhiều thánh đường.



Cổ Lễ, ngôi chùa mang dáng dấp thánh đường

Thành phố Nam Định qua cầu Treo khoảng 15km là đến thị trấn Cổ Lễ nhỏ xinh nằm giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát. Thị trấn êm ả lâu đời này được biết đến nhiều là nhờ ngôi chùa cùng mang tên Cổ Lễ, một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất miền Bắc, có kiến trúc đặc sắc và còn sở hữu quả chuông lớn nhất Việt Nam.

Toàn cảnh chùa nhìn từ đỉnh tháp

Du khách đi từ xa đã thấy chùa vừa uy nghiêm vừa ấm áp, gần gũi với những mái ngói rêu phong ẩn hiện dưới bóng cổ thụ xanh rì. Những kiến trúc ban đầu được xây bằng gỗ từ thế kỷ XII bởi thiền sư Minh Không, người đã có công đúc An Nam tứ khí (tượng Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh) đã không còn tồn tại.

Chùa Cổ Lễ hiện nay được xây dựng vào năm 1920 bằng những vật liệu truyền thống gồm gạch và vữa làm từ vôi, mật mía, giấy bản. Chùa là một quần thể kiến trúc có bố cục tiêu biểu cho chùa miền Bắc từ tam quan, tháp, chùa chính, hội quán, nhà tổ, đền thờ. Sự bố trí khéo léo giữa các kiến trúc và khoảng sân vườn làm người ta có cảm giác chùa rộng lớn hơn diện tích thực.

Màu ngói nâu cổ kính

Đứng ở góc nào nhìn lên cũng thấy mái cong, khối tháp cổ kính trầm mặc giữa những tán cây xanh mướt đầy sức sống. Bên cạnh hai điện thờ là hai cây gạo có trăm năm tuổi đời, tán cây đã gần ôm trọn được tòa nhà cổ kính. Cứ đến tháng Ba, giữa nền trời xanh ngắt, hoa gạo nở đỏ rực trên màu ngói nâu tạo nên vẻ đẹp chỉ có ở một ngôi chùa xứ Bắc.

Niềm tự hào lớn của chùa Cổ Lễ là quả chuông cao 4,2m, nặng 9 tấn, miệng chuông có họa tiết hình cánh sen, thân có họa tiết hoa lá, sông nước. Nhiều cụ già ở đây còn kể lại rằng vào năm 1936, trong lúc nấu đồng đúc chuông, một số người dân đã tháo trang sức bằng vàng, bạc đang đeo thả vào dòng kim loại nóng chảy.

Điều làm nên nét độc đáo của chùa Cổ Lễ là chính điện có cấu trúc mái vòm theo kiến trúc gothique nên tòa nhà này trông phảng phất dáng vẻ của một giáo đường Thiên chúa. Kiến thức rộng lớn, khả năng sáng tạo và tinh thần cởi mở của hòa thượng Phạm Quang Tuyên, người thiết kế nên ngôi chùa này thật đáng để hậu thế ngưỡng mộ.

Tháp Liên Hoa

Ngoài ra, chùa còn có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng đặt trên lưng một con rùa lớn. Con rùa nằm giữa một hồ nước hình vuông, bốn góc là bốn hòn giả sơn có đắp bốn con voi kích thước tương đương với voi thật. Tháp cao 32m, có tám mặt, các cạnh tháp đều đắp hình rồng, mái cong rất tinh xảo. Trong lòng tháp có 62 bậc theo đường xoáy trôn ốc dẫn lên bàn thờ Phật đặt trên đỉnh.

Từ trên đỉnh tháp nhìn xuống sẽ thấy những cánh đồng lúa như tấm lụa xanh dài vô tận. Thấp thoáng phía đằng xa, thành Nam nhỏ bé như bàn tay. Một chiếc cầu cong ba nhịp nối liền khu tháp với một tòa kiến trúc mái vòm cao là Phật giáo hội quán. Bên trái hội quán là dãy nhà thờ Trần Hưng Đạo, gần đó là đền thờ Bà Liễu Hạnh. Trong mùi hương trầm thoang thoảng, tiếng mõ đều đều, tiếng đọc kinh ngân nga văng vẳng, đây quả là nơi di dưỡng tinh thần không chỉ dành riêng cho những người mộ đạo.

Một chút pha trộn trong kiến trúc

Hàng năm, từ 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch, hội chùa Cổ Lễ lại được tổ chức tưng bừng với rất nhiều trò chơi dân gian vui nhộn. Hấp dẫn nhất là cuộc thi bơi thuyền truyền thống trên dòng sông uốn lượn quanh chùa luôn làm náo nức cả thôn xóm. Đây cũng là một trong những hội chùa nổi tiếng khắp miền Bắc với những hoạt động văn hóa cổ truyền như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người... Đối với nhiều người dân trong vùng, hội chùa Cổ Lễ chính là cái Tết thứ hai trong năm.

Theo THANH HẢI
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

9 thg 1, 2013

Uống trà Chi Lê

Hôm nay Hai Ẩu đã chia tay vùng đất Hà Nam - Nam Định của Mẹ Bụ được gần 1 tháng rồi, nhưng có một chuyện này làm Hai Ẩu mắc cỡ (tức là xấu hổ, nói theo miền Bắc) lắm, giấu kỹ, giờ mới kể.


Làng quê Vụ Bản, Nam Định

Hôm ấy Mẹ Bụ và bạn đưa Hai Ẩu ghé thăm trang trại xinh xắn của gia đình bạn ấy. Trang trại đẹp lắm, hoa này, cây cảnh này, ao cá này... nói chung là rất sướng để phiêu diêu.

Hai nàng ấy chiêu đãi hai anh em Hai Ẩu món trà huỳnh mai, nghe nói là ở Chi Nê mang về. Và hình như còn giới thiệu vài thứ hoa cảnh gì đó xuất xứ từ Chi Nê.

19 thg 10, 2012

Cây muỗm - cây di sản chùa Phổ Minh


 Cây muỗm cổ thụ chùa Phổ Minh

Ngày 25/9/2012, Ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp-Nam Định) đã tổ chức buổi lễ đón nhận Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây muỗm tại chùa Phổ Minh, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận.


Phủ Dầy - dấu xưa còn chăng?

1. 
Phủ là nơi thờ Mẫu. Khái niệm này rất lạ lẫm đối với một người Nam bộ như tôi, nhưng là một điều rất thiêng liêng với Mẹ Bụ.

Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, Nam Định là một nơi đặc biệt, ở đó có một quần thể các phủ với mật độ di tích đậm đặc, có lẽ là nhiều nhất nước. Trong vòng bán kính 1 km có đến gần 20 di tích.

2.
Mẹ Bụ hướng dẫn chúng tôi đi viếng các phủ chính. Đầu tiên là phủ Công Đồng - như là một nghi thức trình diện. Rồi đến phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, sau đến lăng Mẫu Liễu Hạnh.

Đến mỗi nơi, Mẹ Bụ lại lộ vẻ thất vọng: Ô hay! Sao họ lại làm mới rồi? Không còn cổ kính như cách đây ít lâu nữa?

Trên đường đi, Mẹ Bụ chỉ vào một số nơi, nói: Đấy là phủ giả, do dân dựng lên.