Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 7, 2020

Ấn tượng vồ Ông Tà

Thoạt nghe đến vồ Ông Tà, tôi có chút bất ngờ bởi cái tên này còn khá xa lạ dù lắm lần đã dọc ngang vùng Bảy Núi. Theo sự chỉ dẫn của người quen, tôi đến khu vực này trong một ngày nắng hạ để tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của vồ Ông Tà ẩn mình dưới chân núi Kéc thuộc xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang).

Con đường cát lún chạy ngoằn ngoèo qua những vườn cây xanh mát dẫn tôi đến với vồ Ông Tà. Giữa khung cảnh thiên nhiên trầm mặc, tiếng xe máy của tôi là thứ duy nhất "đánh động" không gian yên tĩnh này. Thi thoảng, vẫn có những căn nhà nằm lẫn khuất dưới màu xanh của lá. Tìm mãi mới có người hỏi thăm để biết còn bao lâu nữa mới đến được vồ Ông Tà.

Theo hướng dẫn của một cụ ông ngoài 70 tuổi, tôi quẹo sang con đường tráng xi-măng bằng phẳng dẫn lên vồ Ông Tà. Giữa màu xanh của cây cỏ, con đường màu trắng nổi bật lên như một dải lụa giữa thiên nhiên. Nếu anh bạn nào có flycam, hẳn sẽ rất thích với việc chụp ảnh từ trên cao để thấy rõ sự tương phản màu sắc ở khu vực này. Tiếng máy xe ngưng hẳn. Không gian trở về im lặng. Trước mặt tôi là con dốc khá cao, cũng được tráng xi-măng bằng phẳng. 

Miếu Ông Tà được người dân tới lui hương khói 

Hương vị rừng Bảy Núi

Mùa mưa đến cũng là lúc cây rừng Bảy Núi đơm bông, kết trái. Với nhiều người, trái cây rừng tuy không cao lương mỹ vị nhưng lại ẩn chứa tình cảm của quê hương, phảng phất một chút tuổi thơ của những ai lớn lên trong cái nắng, cái mưa của vùng Bảy Núi.

Bảy Núi những ngày mưa đất trời dịu mát. Những cánh rừng cũng vì thế trở nên xanh tươi. Lúc ấy, những đứa trẻ ở miệt bán sơn dã này bắt đầu “mùa ăn vặt” với mấy loại trái rừng. Theo quan niệm dân gian, cây nào không được trồng thuần dưỡng thì sẽ gọi là “rừng”. Bởi thế, những loài cây hoang dại mọc sát vách nhà thì trái của chúng vẫn được gọi là trái rừng như một lẽ tự nhiên. Theo chân người bạn về xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trong một ngày mưa, tôi men theo mấy con đường mòn dưới những hàng thốt nốt đi tìm trái chồi mồi. 

9 thg 5, 2020

Thương lắm ô môi!

Đã có một thời, hình ảnh ô môi ngập tràn trong ký ức của tôi. Quên sao được những buổi trưa hè, chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Con nước sông quê ngày ấy trong xanh, soi bóng những hàng ô môi trụi lá. Đám con nít ranh chúng tôi thường cử những đứa nhỏ con nhưng lớn gan trèo lên những cành ô môi già cỗi để hái trái ném xuống. Thời tôi còn bé, quà vặt ít lắm nên thứ trái hoang dại như ô môi cũng là món ngon. Bẻ xong đâu thể ăn liền, phải lấy dao rọc 2 bên thân trái để lộ ra những mắc ô môi đen sì, ngon ngọt hương vị quê nghèo.

Bông ô môi, rơi đầy trước ngõ
Bao kỷ niệm về tiềm thức trong tim…

Có lẽ, những ai lắng nghe bài hát này đều bồi hồi tiếc nuối cho cuộc tình dang dở nơi miền quê xa xôi nào đó. Nhưng lắng đọng hơn, họ còn thiết tha thương nhớ cái sắc tím dìu dịu đã hằn in vào ký ức trong những năm tháng tuổi thơ.

Mùa nắng đến, ô môi oằn mình trong cái nóng hầm hập và kết những chùm hoa rực rỡ. Những bông hoa nhỏ xíu, phơn phớt hồng mang vẻ đẹp chân chất như cô gái quê. Người mơ mộng một chút sẽ gọi đấy là “hoa đào của miền Tây”, còn người thực tế lại yêu thích cái đẹp dịu dàng, không trộn lẫn của loài hoa này.

3 thg 5, 2020

Mùa trâm Bảy Núi

Mùa trâm Bảy Núi (An Giang) thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch) hàng năm. Năm nay, cây trâm cho năng suất kém hơn, giá bán thấp hơn so những năm trước. Tuy nhiên, không vì vậy mà người dân vùng Bảy Núi kém vui, bởi cây trâm đã giúp nhiều người, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập trong những lúc nông nhàn.

Trái trâm được coi như món quà thiên nhiên ban tặng cho người dân 

Nghề “lấy mật” thốt nốt

Là đặc sản của vùng Bảy Núi, đường thốt nốt được thực khách gần xa ưa chuộng bởi vị ngọt hài hòa kết tinh từ nắng gió. Muốn có được thứ đặc sản ấy, người ta phải thực hiện nhiều bước và những người leo thốt nốt chính là công đoạn đầu để cây thốt nốt “kết mật” cho đời.

Từ sự vất vả….
Cứ đến 2 giờ sáng, anh Nguyễn Văn Phụng (ngụ xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang) lại trở dậy giở cơm mang theo để bắt đầu ngày lao động của mình. Gắn bó cùng cái “nghiệp” leo thốt nốt từ khi còn là chàng trai 16 tuổi, đến nay anh đã có 20 năm kinh nghiệm cho mình.

Anh cho biết, thốt nốt có thể cho nước quanh năm nhưng phẩm chất tốt nhất là vào mùa nắng, khi cái nóng râm ran thiêu đốt đất trời. Nhờ sự “gan lì” sẵn có đã giúp thốt nốt có thể trụ vững và kết tinh những dòng nước ngon ngọt cho đời.

Khúc giao mùa Bảy Núi!

Khi những cơn mưa bắt đầu tắm mát vùng Bảy Núi (An Giang) thì miệt bán sơn địa này dần khoác lên mình tấm áo mộng mơ. Thời điểm ấy, những mùa hoa bắt đầu bung nở, những món ăn đặc sản lại bước vào mùa để càng làm say lòng những ai “trót” đặt chân đến miền đất này.

Bảy Núi vào mùa hoa
Tháng nắng, Bảy Núi oằn mình trong cái nóng râm ran. Mấy đỉnh núi chơ vơ những thân cây khô khốc. Khi những giọt mưa đầu tiên lất phất rơi trên vùng đất này cũng mang theo những mùa hoa trở về.

Tháng 4, mấy “con bướm đỏ” ở đâu đã bay về đậu trên những cành phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng nơi nào cũng thế, là biểu tượng của mùa hè, mùa của những cảm xúc vấn vương thời áo trắng. Tuy nhiên, mùa hoa phượng Bảy Núi lại mang cái chất riêng, khi nó hòa vào cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.

15 thg 3, 2020

Bảy Thưa ghi dấu một thời hào hùng

Những ngày này về vùng đất Láng Linh, viếng đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) và nhìn lại những hình ảnh ghi dấu cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, lòng người lại nao nao nghĩ về thời chống Pháp hào hùng của Quản cơ Trần Văn Thành và Nghĩa Binh Gia Nghị.

Hào hùng khởi nghĩa Bảy Thưa 


Khởi nghĩa Bảy Thưa do Quản cơ Trần Văn Thành khởi xướng. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp có quy mô hùng hậu ở Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Trần Văn Thành sinh ra trong một gia đình nông dân tại thôn Bình Thạnh Đông (tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh; hiện nay thuộc xã Phú Bình, Phú Tân).

Ông là một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của phong trào kháng Pháp ở Tây Nam Bộ giai đoạn gần cuối thế kỷ thứ XIX. Năm 1840, ông gia nhập quân đội triều Nguyễn, nhờ giỏi võ nghệ, có chữ nghĩa và tài chỉ huy, ông được phong làm suất đội, chỉ huy 50 binh lính.

29 thg 1, 2020

Nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây

Khi nói về nghề, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc kiếm tiền mưu sinh, trang trải kinh tế gia đình. Có những nghề nghe qua rất kỳ lạ nhưng lại rất thực tế, tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống, nhưng cũng có nghề người ta làm đơn giản là vì đam mê. Và có lẽ, nghề “nài” bò hay săn cua núi được xem là những nghề “độc nhất vô nhị” miền Tây…

Đam mê… nghề “nài” bò 


Đua bò - môn thể thao truyền thống đặc thù dần trở thành “đặc sản” văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi. Từ đó, nghề “nài” bò cũng hình thành, phát triển song hành với nét văn hóa độc đáo này.

Hiện tại, trên địa bàn 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có rất nhiều tay “nài” bò cự phách thường xuyên tham gia thi đấu tại các giải đua bò cấp huyện, tỉnh, với niềm đam mê mãnh liệt đối với môn thể thao truyền thống này. 

An Giang: Ly kỳ chuyện dinh Đá Nổi

Tọa lạc giữa cánh đồng lúa mênh mông, dinh Đá Nổi (xã Bình Phú, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng cho du khách gần xa. Đến với cơ sở thờ tự đặc biệt này, du khách có thể lắng nghe câu chuyện lịch sử đầy thăng trầm của nó và chứng kiến hòn đá nổi mang trong mình giai thoại ly kỳ.

Lịch sử dinh Đá Nổi 


Qua trao đổi với các thành viên Ban Quản lý (BQL) dinh Đá Nổi, tôi mới hiểu được lịch sử hình thành khá đặc biệt của nơi này. Trước đây, vùng này là chốn lâm địa với cây hoang, cỏ dại tràn lan. Tại vị trí dinh hiện nay có một gò đất lạng nên người dân hay đến đây “cầm” trâu bò để nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, họ thấy trâu bò rất sợ sệt, không dám ở lại gò đất nên nghĩ là chốn linh thiêng liền dựng một cái lều tạm để thờ cúng. Về sau, người dân quyết định dựng dinh hẳn hoi để việc thờ cúng được trang trọng hơn. Với ý định cất dinh ở vị trí cao ráo, họ đã đào đất đắp gò.

Lên non tầm dược

Bảy Núi được mệnh danh là nơi sinh trưởng của vô số loài “kỳ hoa dị thảo” hoang dại và thanh khiết. Giờ đây, “kho” dược liệu quý này đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.

Theo chân “đội quân” thiện nguyện 


Họ là những nông dân “chân đất”, quanh năm bám ruộng vườn. Nhưng khi nhà thuốc từ thiện cần dược liệu giúp người, họ xung phong lên núi sưu tầm. Sáng sớm, núi Cấm còn đang ẩn hiện trong làn sương mờ lảng đảng, “đoàn quân” tầm dược do Hai Tùng (Nguyễn Thanh Tùng, 51 tuổi, ngụ xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang) dẫn đầu từng bước “đạp mây” lên đỉnh núi. Ở cái tuổi “ngũ tuần”, nhưng dáng dấp Hai Tùng rắn rỏi, xông xáo.

Chỉ tay về phía cánh rừng bên vách điện Cửu Phẩm, Hai Tùng nói rằng: “Ngày trước núi Cấm có vô số loài dược liệu quý hiếm. Sau này, người ta đào bới củ, gốc đem bán cho khách du lịch nên nguồn dược liệu cạn dần. Hiện nay, chúng tôi sưu tầm chủ yếu là cây hàn the, đầu khấu, chó đẻ (diệp hạ châu), huyết rồng, đỗ trọng, phục linh, gấm đen, câu đằng, gùi đỏ…”. 



“Làng chuột” Phù Dật

Làng chuột” Phù Dật (ấp Bình Chánh, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã là tên gọi không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh, bởi nơi đây từng tập trung rất nhiều hộ săn bắt và buôn bán chuột đồng nổi danh khắp các tỉnh khu vực miền Tây.

Theo năm tháng, “làng chuột” Phù Dật vẫn lặng lẽ nép mình bên bờ kênh Phù Dật và ngày ngày vẫn tất bật với công việc làm chuột quen thuộc. Nghề làm chuột ở làng Phù Dật hiện nay đã truyền đến đời con, đời cháu, nhưng hầu hết những người trong ngôi làng này đều không biết chính xác nghề làm chuột có từ bao giờ, họ chỉ nhớ “làng chuột” đã có từ rất lâu và khoảng năm 1995 đến năm 2000 được xem là giai đoạn “hưng thịnh”, khi đó, khắp xóm, nhà nhà, người người đều làm chuột.

Lý giải nguyên nhân ra đời của “làng chuột” có người cho rằng, ngày trước nông dân ấp Bình Chánh chủ yếu canh tác cây lúa, do ruộng lúa thường xuyên bị chuột cắn phá, để bảo vệ mùa màng, hàng ngày bà con phải ra ruộng diệt chuột, có hôm bắt được nhiều chuột cả gia đình ăn không hết, vậy là nảy ra ý định làm thịt chuột mang ra chợ bán.

Đi bẫy chuột núi

Về trọng lượng và kích thước, nhìn chung chuột núi tương đương như chuột đồng. Nhưng do sống ở môi trường hoang dã, nên chuột núi rất hung dữ, nhanh và mạnh hơn. Ngoài ra, răng của chuột núi rất sắc bén, có thể cắn đứt nhiều loại chất liệu. Muốn bắt hay bẫy không dễ dàng gì, vì chúng rất tinh khôn, không khi nào trở lại kiếm mồi ở nơi một đồng loại khác từng bị sập bẫy” - chú Út Lợi (59 tuổi, ngụ xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) mở đầu câu chuyện đi bẫy chuột núi.

Thức ăn của chuột núi chủ yếu là hoa quả trên cây. Vì thế, thịt chuột núi được người dân sinh sống khu vực này ưa chuộng. Nếu biết cách chế biến, đây là loại thịt “sạch” và ngon. Chỉ có những người sống ở khu vực núi mới biết đến loại chuột này. Nhưng nếu khách ở xa khi đã biết, từng được ăn chuột núi đều thích thú, thế nào cũng quay lại tìm đặt mua.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thịt chuột núi được bán với giá vài chục ngàn đồng/con. Nếu ai có nhu cầu thưởng thức, phải cho hay trước để người dân đi bẫy, gom số lượng về, khi nào có đến nhận.

Bẫy chuột đồng xa

Mùa lúa chín, cánh đồng Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) như nhuộm một màu vàng óng ả, đây cũng là thời điểm những người xa xứ tìm đến để bẫy chuột.

Đi qua “Cánh đồng bất tận”

Từ đường chữ U, chúng tôi chạy tuốt vô cánh đồng lúa bát ngát, đến kênh Ninh Phước. Thi thoảng cơn gió bấc lùa về, làm lay động những bông lúa vàng trĩu hạt, như báo hiệu một xuân nữa lại về trên cánh đồng “chó ngáp”.

Ngày trước, nơi đây là một phần của vùng Tứ giác Long Xuyên, phèn dậy đỏ hực. Những lão nông cố cựu kể rằng, dạo trước ở đây ít ai ở lắm! Xa xa mới có một căn nhà lá tạm bợ. Mùa khô phèn nổi vàng rực, cá chết trôi lềnh dềnh, nông dân trồng cây gì cũng quéo rụi. Mùa lũ, bà con chỉ canh tác được lúa mùa nổi, 6 tháng ròng mới thu hoạch.

4 thg 1, 2020

Độc đáo thổ cẩm truyền thống phụ nữ Chăm An Giang

Qua bàn tay khéo léo, sự cần mẫn trong lao động của người phụ nữ Chăm cùng với những hoa văn, họa tiết độc đáo, sinh động, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm là sự kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo, những quan niệm thẩm mỹ, tư duy nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa riêng của đồng bào DTTS Chăm ở An Giang.

Đồng bào DTTS Chăm sinh sống tập trung ở huyện An Phú và TX. Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân... Phần lớn đồng bào DTTS Chăm sống bằng nghề mua bán nhỏ, chăn nuôi, dệt vải, thêu đan, chài lưới, đánh bắt thủy sản.

Theo các bậc cao niên, không ai biết rõ nghề dệt của người Chăm có từ lúc nào, nhưng lúc xưa hầu như gia đình nào cũng có khung dệt để sử dụng trong gia đình.

Nghề dệt trở thành công việc mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khi mới 10-12 tuổi, những thiếu nữ Chăm đã được hướng dẫn những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt.

30 thg 12, 2019

Thưởng ngoạn Thiên Cấm Sơn

Ở độ cao hơn 700m, núi Cấm được nhiều người ví như một Đà Lạt thu nhỏ ở khu vực miền Tây Nam Bộ. Ngoài những danh lam thắng cảnh “non nước hữu tình”, núi Cấm còn có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với cỏ cây, hoa lá 4 mùa. Thiên Cấm Sơn từ lâu trở thành địa điểm du lịch sinh thái lẫn du lịch tâm linh lý tưởng, thu hút rất đông du khách đến thưởng ngoạn, chiêm bái.

Hồ Thủy Liêm 

26 thg 12, 2019

“Nhân thần” Nguyễn Trọng Trì

Hàng năm, vào các ngày 15, 16, 17-5 (âm lịch), đình Mỹ Thới (TP. Long Xuyên) tổ chức lễ cúng Kỳ yên để nhân dân dâng hương tưởng nhớ công đức của cụ Nguyễn Trọng Trì, người được xem là vị “Nhân thần hộ quốc an dân”.


9 thg 12, 2019

Bắt cá đồng!

Sau những tháng ngày mải mê ở chốn đông người, tôi có dịp về lại vùng quê và cùng những người bạn chân chất đi bắt cá đồng. Với nhiều người, đó không phải là điều gì quá mới mẻ nhưng lại mang hơi thở của quê hương, nuôi dưỡng tình yêu với mảnh đất đã cưu mang họ tự thuở thiếu thời.

Dỡ chà mùng bắt cá 

Làng khô đón Tết

Nước lũ rút cũng là lúc làng khô cá đồng Vĩnh Hội Đông (An Phú) tất bật vào vụ mùa sản xuất, chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên, vì lũ không như mong đợi nên sản lượng cá nguyên liệu không dồi dào, khiến vụ khô Tết năm nay “kém vui” hơn. 

Thời điểm này, cặp theo tuyến lộ trung tâm đi qua xã Vĩnh Hội Đông sẽ thấy những vỉ khô cá đồng vàng rượm trong ánh nắng miền biên giới. Nói về khô cá đồng thì không đâu hơn xã giáp biên này, bởi nguồn nguyên liệu dồi dào từ Campuchia chuyển xuống. Ở đây có đủ mặt khô, từ cá kết, cá chèn, cá chạch, cá lăng, cá chốt cho đến khô rắn, khô trăn và nhiều thứ khác nữa. Dân sành ăn hẳn sẽ phải tìm về vùng biên giới này để tận hưởng thứ đặc sản đậm chất miền Tây. 

Làm khô đón Tết 

“Chênh vênh” xóm lưỡi câu

Nhắc đến “xóm lưỡi câu” (khóm Tây Khánh 8, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), người ta nhớ ngay đến cái xóm nằm bên dòng Long Xuyên, dài chừng 1km, nhà nào cũng làm lưỡi câu. Nửa thế kỷ nhộn nhịp, tưng bừng, ồn ã tiếng máy móc và rủng rỉnh thu nhập, “xóm lưỡi câu” trở thành làng nghề tiểu thủ công nghiệp được UBND tỉnh công nhận. Vậy mà, giờ đây tiếng máy dần thưa thớt, lạc lõng bởi con nước cạn. Người dân chẳng muốn bỏ nghề, nhưng phải đi tìm công việc khác. Nỗi buồn ấy sao mà đắng đót, chênh vênh!

14 tuổi, chị Nguyễn Thị Thanh Thúy bắt đầu theo nghề làm lưỡi câu của gia đình. 30 năm trôi qua, chị vẫn ngồi quay mũi, nhưng mọi thứ giờ khác nhiều lắm. Hồi đó, 1 muôn (10.000 lưỡi câu) chỉ có 11.000 đồng. Con nước lên, mỗi ngày khách mua mấy chục muôn là bình thường. Cả xóm xúm nhau làm ngày, làm đêm mới đủ số lượng cung ứng thị trường. Bên chiếc máy, dưới ánh đèn sáng vừa đủ, người thợ cần mẫn lặp đi lặp lại từng ấy thao tác, chạy đua với thời gian. Còn giờ, 1 muôn tăng giá hơn 10 lần, mà số lượng bán ra cũng giảm từng ấy lần. Bởi vậy, những người thợ gia công như chị Thúy thất nghiệp dần, hoặc chỉ được chủ cơ sở giao hàng làm cầm chừng. Buổi sáng, chị bận rộn bán thức ăn sáng, lo con cái, nhà cửa. Tới 2-3 giờ chiều, chị ngồi miết với máy quay, đến 8-9 giờ tối. Mỗi ngày cần mẫn, chị có thu nhập từ 100.000-150.000 đồng từ cái nghề gia công này. Số tiền ấy nói nhiều không nhiều, nói ít cũng không ít. Nhưng được cái, chị có thể trông nhà, quán xuyến gia đình, tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm tiền. 

24 thg 11, 2019

Vị của quê

Buổi trưa hôm ấy, tôi là một người khách phương xa lỡ đường, dừng chân ăn vội ở quán bún nhỏ không có tên ở thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Tôi có dịp thưởng thức lại món bún sả - được xem là đặc sản của xứ này. Ngoài việc cảm nhận vị ngon lạ miệng của tô bún, tôi có thêm những trải nghiệm rất nhẹ nhàng, an yên.

Trong cơn đói muộn bữa, tôi vẫn thấy tô bún sả được dọn ra không thật sự ngon xuất sắc. Trên cùng là một nhúm rau răm, lớp hỗn hợp sả và cá, giữa là bún, còn rau nằm cuối. Chỉ có vậy. Khách muốn thêm chút ớt bằm, nặn miếng chanh, nêm thêm muỗng mắm me hoặc nước mắm, ăn kèm với trứng vịt lộn… tùy khẩu vị. Nhưng khéo ở chỗ, trộn tô bún lên, mỗi một gắp đũa cho vào miệng đều như tan ra. Sả chẳng cay nồng, cá chẳng tanh, cũng không xảm xảm. Tất cả đều mặn vừa đủ, thơm vừa đủ, no vừa đủ, lại vừa giá tiền 12.000 đồng/tô. Thông thường, đối với các món bún, khi buông đũa, người ăn hay chừa lại một phần nước lèo trong tô. Nhưng riêng bún sả, toàn bộ “linh hồn” nằm ở phần nước, nên cách ăn đúng nhất là húp sạch. Nhìn tô bún trống không, chủ quán sẽ mãn nguyện lắm!