Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 8, 2019

Lễ cúng rào bon trồng cây của người M’nông ở xã Nâm Nung

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, đồng bào M’nông ở xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tổ chức Lễ cúng rào bon trồng cây (Tăm Blang m’prang bon). 

Đây là một trong những nghi lễ tiêu biểu của người M’nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần với sự tham gia của nhiều bon làng trên địa bàn nhằm cảm tạ trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, cây Blang đã bảo vệ che chở dân làng vượt qua bao gian khó của cuộc sống. 

Lễ cúng rào bon trồng cây là lễ hội tiêu biểu của người M'nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần 

9 thg 5, 2019

Giá trị nhân văn trong lễ cưới truyền thống của người M’nông

Ngoài những nghi lễ liên quan đến lao động, sản xuất, người M’nông còn có hệ thống nghi lễ liên quan đến vòng đời người như: lễ mừng sức khỏe, lễ đặt tên cho con, lễ trưởng thành, lễ cưới… Trong đó, lễ cưới bao gồm các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt. 

Quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa và hội nhập đời sống hiện đại, lễ cưới của người M’nông có sự thay đổi theo hướng tối giản hơn, nhiều hủ tục xóa bỏ. Mặc dù vậy, một số nghi thức truyền thống độc đáo vẫn được người M’nông lưu giữ, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Nhà trai chuẩn bị lễ vật đến hỏi cưới cô gái 

25 thg 4, 2019

Độc đáo Lễ lên nhà mới của người Mạ

Nhà là nơi cư trú, sinh hoạt, gắn kết các thành viên trong gia đình của cộng đồng người Mạ ở Đắk Nông. Để dựng được ngôi nhà, đặc biệt là ngôi nhà dài dành cho đại gia đình nhiều thế hệ cần có sự chung sức, đồng lòng, tương trợ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc và bà con trong bon làng.

Mỗi khi làm xong ngôi nhà sàn, việc chuyển về nhà mới là sự kiện rất hệ trọng. Người Mạ sẽ làm lễ cúng thần nhà trước khi lên ở nhà mới. 

Nghi thức hiến tế để kết nối với thần linh tại cây nêu 

22 thg 12, 2018

Bon B’lân, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song: Cây cà gai

Theo già làng Bu Cle NSrôi, dân tộc M’nông, ngày xưa, người có uy tín trong bon vận động người dân dùng cây cà gai dại trồng làm cổng, bờ rào che chắn bon làng để tránh thú giữ và giặc vào tàn phá… Từ đó, người dân đã đặt tên cho bon là B’lân, nghĩa là bon cây cà gai.

Hiện nay, bon B’lân có 175 hộ với hơn 830 khẩu, trong đó người M’nông chiếm trên 95%. Nhờ sự giúp đỡ về cơ sở hạ tầng, hướng dẫn khoa học kỹ thuật cùng với sự chăm lo lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân ngày càng ổn định, phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 còn 14 hộ. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40 triệu đồng/người/năm. 

Cà phê là cây trồng chính của bon, năng suất trung bình đạt trên 3 tấn/ha 

Bon R’lông, xã Đắk Môl, huyện Đắk Song: Chiếc chuông lớn

Theo già làng Y’Đách, dân tộc M’nông, từ thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ, người có uy tín trong bon dùng một chiếc chuông lớn để làm tín hiệu báo cho người dân biết mỗi khi có công chuyện vui, buồn hoặc giặc vào tàn phá bon làng để tránh…

Nghĩa của R'lông là cái chuông lớn. Từ cái chuông dùng làm tín hiệu đó, người dân đã đặt tên cho bon là R’lông, nghĩa là bon chuông lớn. Hiện nay, bon R’lông có 150 hộ với hơn 800 khẩu, chủ yếu là người M’nông. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt và sự nỗ lực lao động sản xuất nên cuộc sống của người dân trong bon đã có nhiều khởi sắc và ngày càng ổn định. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người/năm. 

Một góc bon R’lông hôm nay 

18 thg 11, 2018

Lễ cúng thần rừng của người Mạ

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền, cơ quan chức năng, đồng bào Mạ ở bon B'Năm Prăng Răh, xã Đắk P'lao (Đắk Glong) đã trọng thể tổ chức Lễ cúng thần rừng để cảm tạ thần linh đã che chở, bảo vệ, giúp cho mùa màng tươi tốt bội thu và cầu mong bon làng ngày càng giàu mạnh. 

Già làng K'Krang chuẩn bị mâm lễ vật để cúng thần rừng 

Được xem là một trong những lễ hội lớn của đồng bào, nên bà con được hỗ trợ toàn bộ kinh phí để tổ chức và mọi nghi thức đều được tiến hành theo đúng phong tục, gồm các nghi thức truyền thống như: Nghi lễ xin phép, nghi lễ dựng cây nêu, nghi thức gieo hạt... Địa điểm diễn ra lễ cúng là khu vực rừng thiêng nằm cạnh chân thác C’roah của bon B'Năm Prăng Răh. Dù con đường vào khu hành lễ rất khó khăn, phải di chuyển bằng xe cày nhưng bà con trong bon và ở các vùng lân cận cũng có mặt đông đủ để tham dự lễ cúng.

Nghệ thuật chế tác tượng nhà mồ

Mới đây, đến Bào tàng tỉnh Đắk Nông vào một ngày trong tuần, chúng tôi rất ngạc nhiên và thú vị khi được chứng kiến tận mắt những tác phẩm nghệ thuật tượng nhà mồ bằng gỗ của đồng bào các dân tộc M’nông, Ê đê… đang được lưu giữ tại đây.

Tượng nhà mồ không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn thể hiện được đời sống tâm linh của người Ê đê, M'nông 

Theo ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, những bức tượng nhà mồ nói trên vừa được đơn vị mời các nghệ nhân chế tác theo sự định hướng, chỉ đạo của tỉnh. Sau khi tiếp nhận một số lượng gỗ du sam và nghiên cứu để sử dụng hiệu quả trong việc lưu giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc, Bảo tàng tỉnh đã mời các nghệ nhân có tay nghề cao, biết tạc tượng nhà mồ của người M’nông, Ê đê… đang sinh sống trên địa bàn tỉnh về tham gia chế tác. Trên cơ sở đó, các nghệ nhân được tiếp xúc, tìm hiểu một số đặc trưng về tượng nhà mồ Tây Nguyên và dựa vào đó để chế tác.

14 thg 11, 2018

Lễ đặt tên cho con của người Mạ

Dân tộc Mạ là 1 trong 3 dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Nông, hiện có khoảng 10.000 người, chủ yếu cư trú ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa), huyện Đắk Glong và một phần của huyện Đắk R’lấp.

Người Mạ có rất nhiều nghi lễ độc đáo như lễ cúng thần rừng, lễ cúng bến nước, lễ mừng lúa mới... Trong đó, nghi lễ đặt tên cho con mang ý nghĩa quan trọng đặc biệt của vòng đời người. Nghi lễ này nhằm để dòng họ công nhận đứa trẻ chính thức là một thành viên mới trong gia đình và là dấu mốc đầu tiên trong đời người. 


Sau khi chủ lễ làm Lễ đặt tên xong, các thành viên trong gia đình đứa trẻ đeo dây hạt cườm để cầu chúc cho đứa trẻ luôn khỏe mạnh, chóng lớn 

3 thg 10, 2018

Chiếc khố - trang phục truyền thống của người M’nông

Khố là một trong những trang phục cổ xưa của nam giới các dân tộc Tây Nguyên nói chung và nam giới người M’nông nói riêng. Là một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để che chắn, bao bọc và bảo hộ bộ phận dưới của người đàn ông, quấn quanh thắt lưng, thả hai mành buông dài trước và sau.

Trang phục truyền thống của nam giới người M’nông 

Từ thời xa xưa, người M’nông đã biết chọn vỏ cây làm trang phục để che đậy, bảo hộ cơ thể, chống lại giá rét và đắp lên thân mình. Nguyên liệu làm trang phục từ những loại cây có sẵn trong rừng như cây bril, cây r’ban..., dùng vỏ để chế tác. Vỏ cây được bóc thành từng tấm, có kích thước tùy ý của từng cây, sau đó dùng đá cuội hoặc dùng bàn đập bằng gỗ, đập dập đem ngâm nước cho rã hết phần lõi, chỉ còn lại xơ mang phơi khô, sau đó tước thành sợi nhỏ đưa vào khung dệt.

27 thg 8, 2018

Thú vị truyền thuyết về núi Tà Đùng

Mới đây, cùng với Đoàn chuyên gia UNESCO đi khảo sát thực địa ở huyện Đắk Glong, chúng tôi đã có dịp ghé qua một số bon làng người Mạ và được nghe đồng bào kể những truyền thuyết thú vị xung quanh núi Tà Đùng.

Miếu thờ thần đá ở cạnh quốc lộ 28, xã Đắk Som (Đắk Glong) 

Theo lời kể của ông K’Kệ ở bon B’Nâm, xã Đắk P’lao (Đắk Glong), ngày xưa, bon B’Nâm là một vùng đất bằng phẳng, đất đai trù phú, cây cối xanh tốt nhưng mỗi khi có mưa bão thì bon làng đều bị ngập chìm trong nước, dân làng không có nơi trú ngụ nên cuộc sống rất cơ cực. Thương dân làng nên già làng Tang Klao Ca đã lặn lội băng rừng, vượt suối đi mời 2 anh em thần Dit và thần Dri đến để giúp đỡ. Sau khi có lời nhờ cậy, 2 thần đã đến gặp thần Cột Vồng (vị thần cai quản biển lúc bấy giờ) để xin vài ngọn núi về đặt gần bon B’Nâm nhằm bảo vệ dân làng. Được thần Cột Vồng đồng ý, cả hai vị thần đã dùng dây mây kéo núi về đặt xung quanh bon làng. Núi kéo trước gọi là núi Cha, núi kéo sau là núi Mẹ…

8 thg 8, 2018

Độc đáo chiếc rìu của người M’nông

Ðối với người M’nông, ngoài các vật dụng lao động sản xuất như xà gạc, cái cuốc hay lưỡi cày… thì chiếc rìu là công cụ nổi trội hơn về kiểu dáng, công năng sử dụng cũng như hình thức trang trí. Đây là một vật dụng không thể thiếu trong các nghi lễ và đời sống hàng ngày của người M'nông.

Chiếc rìu là công cụ để tạc tượng gỗ của đàn ông M'nông 

Nguyên liệu để làm rìu của đồng bào M'nông đều có sẵn trong tự nhiên và rất dễ tìm. Ðể hoàn thành một chiếc rìu thì người thợ phải làm qua 3 bước cơ bản: Rèn lưỡi rìu, làm cán và ốp lót tay. Lưỡi rìu của người M’nông thường được rèn bằng sắt, rộng khoảng 7cm, dài từ 20-25cm; lưỡi hình chữ nhật, mặt chính rất sắc, tỏa nhẹ ra 2 mũi. Phần đuôi lưỡi rìu được rèn hằn sâu một bên, một bên hở để dễ lắp cũng như dễ dàng lấy ra thanh gỗ ốp lót tay nếu không may bị gãy.

19 thg 7, 2018

Đặc sắc Lễ cúng mừng được mùa của người M’nông

Trong khuôn khổ Chương trình “Đắk Nông - Mùa bơ chín” do UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức vào các ngày 18-23/7 tới, Lễ mừng Mùa bơ chín với việc tái hiện nghi lễ cúng mừng được mùa sẽ được tổ chức tại xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa) do Ban Quản lý Công viên địa chất núi lửa Krông Nô thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, các nghệ nhân đang triển khai luyện tập các tiết mục theo đúng nghi lễ cổ truyền.

Dệt thổ cẩm, đan lát sẽ trình diễn tại Lễ mừng được mùa 

Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào M’nông có một hệ thống lễ nghi vô cùng đa dạng, mỗi nghi lễ có một ý nghĩa riêng biệt. Trong đó, Lễ cúng mừng được mùa được đồng bào thực hiện ngay sau vụ thu hoạch, nhằm cảm tạ trời đất, thần linh đã che chở, phù hộ cho bon làng một mùa vụ no đủ, cây trái sum suê…

1 thg 5, 2018

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới 

Di sản địa chất trong sử thi của người M’nông

Với diện tích trải dài qua 6 huyện, thị xã, nên trong khu vực Công viên địa chất (CVĐC) núi lửa Krông Nô có rất nhiều điểm địa chất tiêu biểu liên quan đến các hoạt động địa chất, hình thành núi lửa. Các điểm địa chất này có nhiều giá trị về mặt khoa học, tự nhiên, lịch sử văn hóa. Đáng nói nữa là từ ngàn xưa, sự hình thành các điểm di sản địa chất này đều được phản ánh qua những câu sử thi (Ót N’drong) của người M’nông.

Điển hình về sự tích núi Nâm Nung, trong sử thi M’nông kể rằng, vào thời đó, các cuộc chiến tranh diễn ra liên miên giữa các thần núi. Trong các trận chiến đó, thần núi Nâm Nung luôn giành chiến thắng và khiến cho các thần núi khác phải khuất phục. Thần núi Nâm Nung luôn mang bên mình chiếc tù và được làm bằng sừng con min (trâu rừng) dùng để kêu gọi, thúc giục quân lính xông trận. Trong các vị thần thì có thần núi Nâm Kar (núi lửa đèo 52) là nữ thần đầy uy lực, không bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của thần núi Nâm Nung.

Chợ phiên của đồng bào Mông ở Ðắk R’măng

Hiện nay, ở huyện Đắk Glong, đồng bào dân tộc Mông ở xã Đắk R’măng có trên 600 hộ sinh sống, chủ yếu làm nương rẫy. Người Mông di cư mang theo nhiều phong tục truyền thống và được giữ gìn, phát huy trên vùng quê mới. Một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mông là chợ phiên.

Ngày trước, tại huyện Đắk Glong có hai chợ phiên lớn nhất là chợ phiên ở xã Đắk Som và chợ phiên ở xã Đắk R’măng. Tuy nhiên, bây giờ chỉ có chợ phiên ở xã Đắk R’măng là được duy trì và được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố.

Chợ phiên của người Mông chỉ tổ chức vào một ngày chủ nhật hàng tuần. Đồng bào, thương lái từ nhiều nơi đổ về trưng bày các loại hàng hóa rất đa dạng, phong phú, từ đồ thổ cẩm, quần áo, hàng mỹ nghệ, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, công cụ sản xuất cho đến các món ẩm thực như chè, thịt dê, thịt trâu… 

Ở chợ phiên, nhiều nhất vẫn là các mặt hàng váy áo thổ cẩm truyền thống của người Mông 

17 thg 3, 2018

Hùng vĩ thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận xã Đắk Sin, giáp ranh với xã Hưng Bình (huyện Đắk R’lấp). Từ mốc lộ giới số 208, trên đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), xã Kiến Thành (Đắk R’lấp) đi thẳng vào khoảng 20km là đến điểm đầu của thác.

Dòng thác nước chảy quanh năm, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ 

Dòng thác hùng vĩ, hoang sơ và đẹp mê hồn trải dài trên chiều dài khoảng 3km, dàn thành 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. Du khách có thể đi ô tô hoặc xe gắn máy đến tận nơi; hoặc có thể kết hợp đi xe rồi đi bộ và leo núi men theo đường từ thôn 6 xã Hưng Bình để đến thác.

Khâu nhục

Có dịp tham dự Lễ hội Tả Tài Phán (lễ cầu bình an) của đồng bào Hoa tại xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) vừa được tổ chức mới đây, ngoài việc chứng kiến các nghi lễ, chúng tôi còn được biết đến món ăn truyền thống rất độc đáo đó là món Khâu nhục.

Khâu nhục - món ăn truyền thống không thể thiếu trong lễ tết, hiếu hỉ của người Hoa ở xã Đắk Ru 

Theo đồng bào Hoa nơi đây, món Khâu nhục có từ lâu đời và không thể thiếu trong các dịp lễ tết, hiếu hỉ. Ngày xưa, trong các đám cưới của người Hoa, nếu không có món Khâu nhục thì đám cưới ấy xem như không thành và vợ chồng sẽ không đoàn kết, không yêu thương nhau đến bạc đầu. Do đó, vào bất cứ ngày lễ quan trọng nào, dù lớn hay nhỏ đều xuất hiện món ăn này.

27 thg 2, 2018

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới 

23 thg 12, 2017

Danh thắng hồ Ea Snô

Hồ Ea Snô thuộc địa bàn xã Đắk D’rồ (Krông Nô) có diện tích 14.119 ha được hình thành do hoạt động núi lửa, cảnh quan tự nhiên rất đẹp, xung quanh được bao bọc bởi thảm thực vật hết sức phong phú, đa dạng. Đây là khu vực sinh sống của đồng bào các dân tộc bản địa M’nông, Ê đê... và xung quanh hồ Ea Snô có nhiều truyền thuyết hết sức thú vị.

Hồ Ea Snô có vẻ đẹp tự nhiên, gắn với truyền thuyết về sự ra đời hứa hẹn trở thành khu du lịch hấp dẫn. (Ảnh do Bảo tàng tỉnh cung cấp) 

Truyền thuyết về núi lửa Thuận An

Núi lửa Thuận An nằm cạnh quốc lộ 14, khu vực xã Thuận An (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) là một trong những di sản địa chất về sự hình thành miệng núi lửa và thuộc hệ thống hang động núi lửa Krông Nô của tỉnh Đắk Nông.

Đồng bào ở các bon làng sống xung quanh khu vực núi lửa hiện vẫn còn truyền miệng, kể cho nhau nghe những truyền thuyết hết sức thú vị về sự hình thành núi lửa này. 

Già Y Kai (ngoài cùng bên trái) ở bon Jun Júh, xã Đức Minh (Đắk Mil) kể cho mọi người nghe về truyền thuyết núi lửa Thuận An