Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đà Nẵng. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 3, 2019

Đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan

Bên cạnh những cung đường đèo uốn lượn thử thách tay lái, những khung hình đẹp ngút ngàn, di tích cấp quốc gia Hải Vân quan với nhiều giá trị lịch sử, đèo Hải Vân vẫn còn đó những điểm dừng chân chưa được nhiều người biết tới. Trong số đó có đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan được một số du khách ưa khám phá đặt cho cái tên là "Đà Lạt thu nhỏ".

Hàng thông trên đỉnh Hải Vân quan. 

Theo lịch trình, du khách di chuyển từ hướng cầu Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) men theo đèo Hải Vân đến di tích quốc gia Hải Vân quan. Sau khi tham quan Hải Vân quan, du khách có thể chạy xe theo con đường dốc nằm ngay bên cạnh di tích này để đến với đồi thông.

19 thg 12, 2018

Công viên 29-3 - không gian xanh giữa lòng thành phố

Nằm không xa khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng với xung quanh là những tuyến đường, những con phố xô bồ, Công viên 29-3 vẫn giữ cho mình sự trong lành, yên ả vốn có.

Công viên 29-3 có diện tích hơn 20ha, được phủ xanh bởi nhiều loại loại cây xanh phong phú, trong đó có nhiều cây cổ thụ thân lớn, tán rộng, che mát cả một không gian rộng lớn. Trung tâm của công viên là một hồ nước lớn. Trong ảnh: Khu hồ nước tại Công viên 29-3 nhìn từ trên cao. Ảnh: HẢI ĐĂNG 

17 thg 12, 2018

Mỹ Khê - bãi biển quyến rũ du khách

Có lẽ hiếm du khách nào đặt chân đến Đà Nẵng mà chưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển Mỹ Khê. Tạp chí kinh tế danh tiếng Forbes của Mỹ đã bình chọn Mỹ Khê là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. 

Bãi biển Mỹ Khê thu hút khách du lịch và người dân thành phố. Ảnh: Tripadvisor 

Bờ biển Mỹ Khê trải dài hơn 10km từ vòng cung phía bắc cho đến phía nam. Đi từ trung tâm thành phố đến biển chỉ mất khoảng 10-15 phút. Vào mùa hè, giờ nào biển Mỹ Khê cũng đông khách. Khách du lịch đi tham quan tắm biển có, mà dân địa phương đi tập thể dục thể thao, “trốn” nóng cũng có.

"Viên ngọc báu" Bãi Bụt

Nằm ở phía nam bán đảo Sơn Trà, Bãi Bụt được xem là một “viên ngọc báu” mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng. Nơi đây, màu xanh của biển cả hòa với sắc lục của rừng cây khiến ai đứng trước vẻ đẹp ấy cũng thấy lòng yên ả. 

Cảnh quan Bãi Bụt nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet 

Bãi Bụt nằm cách trung tâm thành phố khoảng 13-15km. Nếu đi xe từ chân núi Sơn Trà lên chùa Linh Ứng, đến gần chùa, bạn hãy thử dừng xe để nhìn sang bên phía biển. Từ trên cao nhìn xuống, đầu tiên sẽ thấy màu xanh lục của một cánh rừng nguyên sinh, sau đó là sắc vàng pha trắng óng ả của bãi cát, rồi đến màu xanh mênh mang trong vắt của biển khơi. Đó chính là Bãi Bụt.

22 thg 11, 2018

Đường phố mang tên Việt ở Đà Nẵng trước năm 1955

Đỗ Hữu Vị được người Pháp cho in hình trên con tem phát hành khắp Đông Dương. (Ảnh tư liệu)

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1955, Đà Nẵng chỉ có 45 đường phố được đặt tên, trong đó có đến 40 đường mang tên bằng tiếng Pháp và chỉ 5 đường mang tên Việt thuần túy gồm 2 địa danh là Đò Xu, Quảng Nam và 3 nhân danh là Đồng Khánh, Đỗ Hữu Vị, Gia Long.

Đường Đò Xu sau năm 1955 đổi thành đường Võ Tánh, sau năm 1975 đổi thành đường Núi Thành. Sở dĩ đặt tên này (Đò Xu) là do trên tuyến đường có bến đò Xu đưa khách từ mạn bắc (nay thuộc phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) sang mạn nam (nay thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) sông Cẩm Lệ và ngược lại. Tương truyền, ngày đó người qua lại đò này chỉ trả tiền bằng tiền xu.

Sơn Chà hay Sơn Trà

Một chiếc xe đò chạy tuyến Sơn Chà - Đà Nẵng trước năm 1975. (Ảnh tư liệu)

Về địa danh Sơn Trà đã có nhiều bàn luận với nhiều cứ liệu và luận giải khác nhau.

Bàn về địa danh này, tại trang 19 tập tài liệu “Văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn quận Sơn Trà”, do Phòng Văn hóa và Thông tin quận lưu hành nội bộ năm 2008, cho rằng Sơn Chà bắt nguồn từ một dụng cụ bắt cá của ngư dân địa phương: “Từ thế kỷ XV về trước, Sơn Trà là hải đảo, bốn bề nước bao bọc, giống như cái chà của ngư dân làm, thả gần bờ dụ cá vào để bắt, nên dân địa phương thường gọi là Sơn Chà”. Tài liệu này cũng giải thích cả địa danh Sơn Trà: “Bởi núi có gần như hầu hết cây mọc thấp “tức trà” và cũng có nhiều rừng cây trà núi mọc um tùm rậm rạp, nên gọi là Sơn Trà”.

14 thg 10, 2018

Bánh tráng sắn

Bánh tráng sắn-loại bánh tráng mà chỉ ở vùng trung du các địa phương Đại Lộc, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam)… mới có. Những quả đồi như bát úp, thường khô hạn vì thiếu nước tưới thì chỉ có sắn (có nơi bà con còn gọi là khoai mì hay khoai xiêm) mới trụ nổi.
Hom sắn (gốc sắn cưa thành từng đoạn khoảng 10cm) cắm xuống đất, không phân tro, tưới tắm gì mà vẫn chịu thương chịu khó đâm chồi, nảy lá. Và chỉ một năm sau là mỗi gốc cho một chùm củ lúc lỉu, mập mạp. Sắn là cây lương thực quan trọng của người dân quê Quảng Nam chỉ sau cây lúa. 

Bánh tráng sắn, món ăn dân dã của người Quảng. Ảnh: K.E 

21 thg 9, 2018

Về Quảng ăn mì

Mỗi lần đón bạn bè, đồng nghiệp là dân Quảng Nam xa quê về, câu đầu tiên sau cái bắt tay chào hỏi là “đi mô tìm tô mì Quảng ăn hè”. Dường như với những người Quảng xa quê, nỗi nhớ quê và những hồi ức tuổi thơ đọng lại rất cụ thể qua tô mì Quảng. 

Mì Quảng. Ảnh: Nguyễn Thiện 

Mì Quảng là tên gọi của một món ăn đã quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày của cư dân xứ Quảng Nam-Đà Nẵng. Dân Quảng gốc chỉ gọi một từ là mì. Danh xưng mì Quảng chỉ xuất hiện khi dân Quảng trên đường vào Nam làm ăn, đem theo món ăn truyền thống của quê mình - và gọi tên mì Quảng để phân biệt với các loại mì xíu, mì hoành thánh, mì xào giòn... của người Hoa.

Bánh tráng cuốn: Nét ẩm thực đặc sắc ở Quảng Nam - Đà Nẵng

Các món cuốn từ bánh tráng là một trong những nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa. Với những du khách đã từng đặt chân đến Đà Nẵng, ít ai có thể bỏ qua được hai món cuốn đã đi vào đời sống ẩm thực của người dân nơi đây, đó là bánh tráng cuốn cá nục hấp và bánh tráng thịt heo.

Cá nục hấp cuốn bánh tráng là món ăn quen thuộc đối với nhiều người dân vùng biển nói chung và Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng. Thông thường, người nấu sẽ hấp cá theo cách phổ biến là dùng nồi hấp, không tẩm ướp quá nhiều để cá giữ được vị đặc trưng.


Cá nục hấp là món ăn quen thuộc với nhiều người bởi vị đậm đà của cá nục hòa cùng các loại rau, dưa ăn kèm. 

6 thg 9, 2018

Hoang sơ thắng cảnh Bãi Cát Vàng-Bãi Đá Đen

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng gần nửa giờ chạy xe máy, Bãi Cát Vàng và Bãi Đá Đen (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) là một cụm thắng cảnh hoang sơ, nằm nép mình dưới núi rừng Sơn Trà. 

Bãi Cát Vàng và Bãi Đá Đen nằm sát nhau trên cùng một đoạn dốc giữa lòng Sơn Trà. Đúng như tên gọi, mỗi thắng cảnh lại có những nét đẹp đặc trưng. Nếu như Bãi Cát Vàng có những "thảm cát" trải dài theo chân núi và những làn nước biển trong xanh thì Bãi Đá Đen gây ấn tượng mạnh cho du khách với những khối đá to lớn nhiều hình thù kỳ lạ. 


Nét hoang sơ của Bãi Cát Vàng trong một ngày đầy nắng. 

27 thg 8, 2018

Đậm đà gỏi cá Nam Ô

Nằm trên địa phận phường Hòa Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu), Nam Ô được biết đến như một vùng đất lâu đời ở cửa ngõ phía bắc thành phố Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với những đặc sản "danh bất hư truyền" như nước mắm, cháo chờ… và đặc biệt là một món ăn đã đi vào sổ tay ẩm thực của nhiều thế hệ - gỏi cá Nam Ô.

Một phần gỏi cá hoàn chỉnh phải là cá tươi sống được sơ chế, rau sống, nước chấm, bánh tráng. Ảnh: XUÂN SƠN 

Để làm món gỏi cá trứ danh của đất Nam Ô, người đầu bếp phải chọn lựa cá sống vừa được đánh bắt, còn tươi roi rói thì gỏi mới “đúng điệu”, mới có vị ngon đặc trưng.

8 thg 8, 2018

Mì Quảng và bánh tráng Túy Loan

Làng Túy Loan được khai phá từ thời vua Lê Thánh Tôn (1470 - 1497). Sau đó đến năm Canh Tý (1900), dưới thời vua Thành Thái, hình thành thiết chế văn hóa làng. Làng nằm sát quốc lộ 14B thuộc huyện Hòa Vang, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 15km về hướng tây. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với đặc sản mì Quảng và bánh tráng với thương hiệu Túy Loan.

Xin giới thiệu một số hình ảnh của NSNA Huy Đằng về các công đoạn để hình thành nên hai loại đặc sản này.


Để làm nên những sợi mì Quảng ngon và những cái bánh tráng thơm lừng, phần lớn là nhờ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ. 

19 thg 7, 2018

Ngọn hải đăng trên bán đảo Sơn Trà

Nằm im lìm giữa núi rừng Sơn Trà hùng vĩ, ngọn hải đăng cổ Sơn Trà là một trong những địa danh ít người biết nhưng lại đẹp nổi bật giữa non nước xanh bạt ngàn. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng khi du khách đến thăm Đà Nẵng.

Hải đăng Sơn Trà hay còn gọi là hải đăng Tiên Sa, nằm tại đỉnh Hòn Sơn Trà với độ cao khoảng 223m so với mặt nước biển, là một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ XX do Pháp xây dựng. Ảnh: PHƯỚC DANH 

Hoang sơ Bãi Rạng

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 5km, Bãi Rạng (bán đảo Sơn Trà) vẫn giữ nguyên nét đẹp ban sơ với cát vàng mịn màng, nước biển xanh thẳm, ghềnh đá nhấp nhô... Đây được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất của thành phố.

Chỉ khoảng 10 phút chạy xe máy men theo đường Hoàng Sa, qua khỏi chùa Linh Ứng Sơn Trà, bạn sẽ thấy ngay đường xuống Bãi Rạng. Gửi xe xong, đi bộ một chút xuống ghềnh, toàn bộ khung cảnh biển được bao bọc bởi núi và những rặng cây xanh rì sẽ hiện ra, làm mê hoặc du khách.


Khung cảnh biển được bao bọc bởi núi và những rặng cây xanh rì làm mê hoặc du khách. Ảnh: Internet 

21 thg 6, 2018

Mũi Isabelle ở Đà Nẵng dưới khía cạnh lịch sử và văn hóa

Hiện nay, trong văn bản hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương hay trên các website du lịch và cả trong ngôn ngữ thường nhật của người Đà Nẵng, mũi đất phía đông-bắc vịnh Nam Chơn gắn liền địa danh Hòn Hành được đồng nhất với tên gọi mũi Isabelle. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi vì sao địa danh này mang tên là mũi Isabelle, chắc hẳn không phải ai cũng có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng. 

Mũi Isabelle (Hòn Hành) nhìn từ bờ tây-nam vịnh Nam Chơn hiện nay. Ảnh: T.T 

Hòn Hành trước thế kỷ XIX có tên là núi Thông (Thông sơn: 葱山), tục gọi Hòn Hành (Hòn Hành: 㞩行), nguyên văn là “Thông sơn tục danh Hòn Hành”: 葱山俗名㞩行. Năm 1823, vua Minh Mạng triều Nguyễn đổi tên núi Thông thành núi Định Hải (Định Hải sơn: 定海山), xây pháo đài ở đó gọi là pháo đài Định Hải (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, quyển 5, Sài Gòn, 1962, phần Hán-Nôm, mục Xuyên Sơn, trang 17). 

1 thg 6, 2018

Chốn tâm linh trên đỉnh Bà Nà

Cùng với chùa Linh Ứng Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn) và chùa Linh Ứng Bãi Bụt (quận Sơn Trà), chùa Linh Ứng Bà Nà (huyện Hòa Vang) mang một vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm. Đây là điểm đến không thể bỏ qua của du khách gần xa mỗi dịp đến với Bà Nà.

Cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía tây, chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên đỉnh núi Bà Nà, thuộc địa phận thôn An Lợi, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. 

Trở lại Hải Vân Quan

Sau hơn một năm, kể từ ngày Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, đến nay, qua sự phối hợp trong phương án bảo tồn và phát triển của ngành văn hóa hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, di tích này đã có những bước chuyển động nào để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham quan, thưởng ngoạn ngày một hiệu quả? 

Hải Vân Quan, điểm dừng chân ưa thích của du khách đến Huế- Đà Nẵng hiện vẫn chưa có sự chuyển mình. Ảnh: T.T.S 

Vào dịp Ngày Hội sách Việt Nam lần thứ 4 diễn ra tại Đà Nẵng, Công ty CP Văn hóa Phương Nam nhờ tôi hướng dẫn đoàn báo chí, văn nghệ TP. Hồ Chí Minh tham quan thực tế trong những ngày họ lưu trú tại đây.

27 thg 5, 2018

Uy nghiêm tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê

Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê (Mẹ Nhu) sừng sững, uy nghi đứng giữa con đường trung tâm dẫn vào thành phố, tôn vinh sự hy sinh anh dũng của Mẹ gắn liền với chiến công hiển hách của 7 Dũng sĩ Thanh Khê...

Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê đặt tại đường Điện Biên Phủ dẫn vào nội thành Đà Nẵng. 

Đỉnh Bàn Cờ

Đỉnh Bàn Cờ tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà) với độ cao gần 700m so với mực nước biển. Không cần chờ đến khi đặt chân tới đỉnh, du khách vẫn có thể tận hưởng cảnh đẹp Đà Nẵng dọc con đường dẫn từ trung tâm thành phố lên đến Bàn Cờ.

Bức tượng Đế Thích chơi cờ thu hút nhiều khách tham quan. Ảnh: ANH TUẤN 

Từ chân núi Sơn Trà, có nhiều đường đi để du khách lựa chọn. Phổ biến nhất là đường lên chùa Linh Ứng rồi đi tiếp lên đỉnh Bàn Cờ. Ngoài ra, có thể chạy dọc theo đường Yết Kiêu, khi đến gần doanh trại quân đội Vùng 3 Hải quân thì rẽ lên một con dốc nhỏ rồi chạy thẳng đến đỉnh dốc.

Kỳ vọng làng biển xưa giữa lòng Sơn Trà

Năm 2016, từ ý tưởng của ông Nguyễn Văn Mỹ (nghệ danh Mỹ Dũng, Hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam) và được sự cho phép của UBND thành phố, quận Sơn Trà bắt tay vào nghiên cứu, khảo sát và triển khai bước đầu dự án “Đưa nghệ thuật cộng đồng vào không gian sống - Bảo tồn Làng biển xưa Đà Nẵng” với diện tích khoảng 5,2ha ở khu vực 2 làng chài An Tân và An Đồn thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, người dân kỳ vọng Đà Nẵng sẽ có thêm một điểm đến hấp dẫn và lý thú. 

Giếng nước làng hàng trăm năm tuổi tại làng An Tân và những ngôi nhà cổ xưa vẫn được người dân địa phương gìn giữ đến ngày nay. Ảnh: NGỌC HÀ