Hiển thị các bài đăng có nhãn đèo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đèo. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 9, 2013

Con đường nối biển và hoa

Con đường mới nối TP biển Nha Trang với TP hoa Đà Lạt dài 138 km. Với chúng tôi, mỗi cuộc hành trình trên con đường nối biển và hoa này đều là một cuộc du ngoạn hết sức thú vị.

Từ Nha Trang, đi khoảng 50 km, băng qua những cánh đồng lúa xanh ngắt và nương rẫy bạt ngàn, chúng tôi dừng lại tại một điểm nghỉ chân tuyệt đẹp có tên là cầu Bến Lội. Sau khi nghỉ ngơi, thăm thú phong cảnh, khỏa chân xuống dòng nước trong vắt chảy lơ thơ qua những lớp sỏi của dòng sông cạn, cả đòan tiếp tục cuộc hành trình vượt con đèo dài nhất Việt Nam: đèo Khánh Lê, dài hơn 30 km. 

Đường đèo gấp khúc ngoằn nghoèo giữa những vách đá cheo leo, lên xuống, quanh co liên tục 


23 thg 8, 2013

Cheo leo đèo dốc Lìm Mông

Đứng từ bên này con đèo Khau Phạ hiểm trở của tỉnh Yên Bái, theo tầm mắt thẳng phía trước, thấy một con đường như sợi chỉ mỏng vắt thẳng lên trời. Ở nơi xa tít tắp ấy có ngôi làng nhỏ mang tên Lìm Mông.

Xuôi theo con đường mòn qua suối, giữa những bạt ngàn lúa đang độ chín vàng là con dốc thẳng đứng chạy lên Lìm Mông. Đường tưởng chừng như được bôi mỡ trơn tuột. Đất đỏ và đất sét quyện lại khiến những chiếc bánh xe trượt dài. Chiếc xe gầm gừ cố lao lên con dốc cho bằng được. Đường gập ghềnh cao cao thấp thấp khiến người ngồi trên xe tưởng như sắp nẩy ra ngoài. Người dân tộc chạy xe Win lao qua, con máy khỏe, leo dốc khỏe, bỏ lại đám khói bụi phía sau. Con đường như sợi chỉ thẳng đứng lên trời. 

Đứng từ trên đèo Khau Phạ thấy được toàn cảnh đường lên Lìm Mông. 


8 thg 8, 2013

Bóng ma trên đèo Bảo Lộc

Người ta nói ở đèo Bảo Lộc có ma. Không phải một mà tới ba con ma, ba oan hồn thiếu nữ thường mặc áo trắng ra vẫy xe giữa đêm khuya. Bằng chứng cho sự có ma ấy là ở lưng chừng đèo có một ngôi miếu gọi là Miếu Ba Cô.

Tác giả Người Khăn Trắng - người chuyên viết chuyện ma trước 1975 - viết cả một truyện dài kể về sự tích oan hồn 3 thiếu nữ đã chết nơi đây như thế nào, đã hiện hình thành ma ra sao... Không biết từ câu chuyện của ông người ta đã truyền nhau về ma, hay từ lời đồn về ma mà ông viết thành truyện, chỉ biết chắc chắn có ngôi miếu Ba Cô đơn độc giữa lưng đèo, lúc nào cũng nghi ngút khói hương.


Miếu Ba Cô ở đèo Bảo Lộc - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

16 thg 7, 2013

Ôi, Ngoạn Mục!

Không phải vô cớ mà con đèo Sông Pha nối giữa Phan Rang và Đà Lạt lại còn có tên gọi là đèo Ngoạn Mục. Con đèo dài 18,5 km nối giữa cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) và thung lũng Ninh Sơn (Ninh Thuận), có độ cao từ 200 đến 980 met là một trong những con đèo đẹp và ngoạn mục nhất miền Nam.

Đà Lạt cách Phan Rang 70 km đường chim bay, 110 km đường bộ. Đà Lạt nổi tiếng là miền đất lạnh. Phan Rang là nơi gió như phang, nắng như rang. Vượt 70 km đường chim bay, qua con đèo là ta đã đi từ nơi nóng nhất đến nơi lạnh nhất phương Nam, đó cũng là điều ngoạn mục.

Trước đây tôi đã từng qua con đèo này nhiều lần, mỗi khi từ Nha Trang hay từ Phan Rang qua Đà Lạt (đi theo quốc lộ 27), và lần nào cũng thấy thú vị khi từ trên cao nhìn xuống con đường ngoằn ngoèo uốn lượn giữa rừng thông.


Đèo Ngoạn Mục. Ảnh: Wikipedia

27 thg 5, 2013

Đèo An Khê cưỡi voi chập chùng

Các bạn đã từng nghe bài hát này chưa



Thung lũng buồn trong mờ sương
Nhà tôi chênh vênh trên đèo mây
Phố núi nghèo như bàn tay
Nhà bên kia vẫy nhà bên này

11 thg 2, 2013

Đệ nhất hùng quan

Nằm ở khu vực trung tâm của miền Trung, đèo Hải Vân không chỉ được ví như chiếc đòn gánh với hai đầu là hai bãi biển đẹp nhất thế giới, mà còn được người xưa mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Trên con đường thiên lí Bắc Nam, ngăn cách giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có một ngọn đèo cao chắn ngang, dài chừng hơn 20 cây số, đường đi ngoằn ngoèo vô cùng hiểm trở, ấy chính là đèo Hải Vân.

Thời Nguyễn, năm 1826, vua Minh Mạng (1791-1840) đã cho xây trên đỉnh đèo Hải Vân một tòa thành và cửa ải để làm nơi canh gác giặc cướp. Trên vòm cửa ải phía Bắc có treo tấm biển lớn bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn là “Hải Vân Quan”, còn phía Nam lại có tấm biển khắc sáu chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, có nghĩa là quan ải hùng vĩ nhất thiên hạ.

Cổng Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân. 

6 thg 2, 2013

Trên cung đèo cổ tích


Trên cung đường đèo hiểm trở và dài nhất Việt Nam trên độ cao gần 2.000 mét, giữa ngút ngàn mây trời và lồng lộng gió thổi từ ngàn năm, trong chốc lát, ranh giới giữa huyền thoại và thực tế dường như không còn...




Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

13 thg 8, 2012

Lên đỉnh đèo chiêm ngưỡng Hải Vân quan

Từ năm 2005, khi có hầm đường bộ xuyên núi, các phương tiện giao thông hầu như không còn lên đèo Hải Vân nữa, trừ những xe bồn chở xăng dầu hay chất dễ cháy nổ. Đường đèo Hải Vân nay trở thành một cung đường du lịch hấp dẫn những du khách mê say cảnh sắc thiên nhiên, núi rừng và biển cả; đặc biệt là di tích Hải Vân quan trên đỉnh đèo.


Đèo Hải Vân với chiều dài 21 cây số vượt qua những rặng núi thuộc dãy Trường Sơn vươn ra sát biển, nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía nam. Ở độ cao 496 mét so với mực nước biển, hầu như lúc nào trên đỉnh đèo cũng có sương mù bao phủ, những lô cốt với màu đen xám xịt ẩn hiện trong làn sương tạo sự tò mò cho du khách, nhất là du khách nước ngoài, họ len lỏi vào từng lô cốt để xem và chụp ảnh