Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Giật mình vào... khu Tên Lửa

Người ta nói có đường Tên Lửa thì phải có đường Máy Bay, rồi đường Xe Tăng, B40, nhưng kỳ thiệt là đến tận giờ tôi vẫn không thấy (hay chưa gặp?) những tên đường có mùi... chiến tranh này.

Ngã tư đường Tên Lửa - Trần Văn Giàu là trung tâm của khu Tên Lửa - Ảnh: QUỐC VIỆT

"Khu Tên Lửa đường nào cũng rợp bóng cây xanh, đặc biệt là có nhiều công viên cho dân chúng dạo chơi, tập thể dục. Các trường học ở đây cũng đều có công viên liền kề thoáng đãng, tốt cho sức khỏe học sinh.

Ông Trần Thái

Những địa danh kỳ lạ: Đất châu thành nam thanh nữ tú

Ở Nam Bộ, hầu như tỉnh nào cũng có địa danh Châu Thành, kiểu đặt địa danh có một không hai làm nhiều người không khỏi tò mò.

Huyện Châu Thành, Long An từ trồng lúa nay thành vùng chuyên canh thanh long lớn nhất miền Tây và là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh - Ảnh: SƠN LÂM

Những địa danh kỳ lạ: Ơi đò Ca Cút, cho tui qua một chút

Ca Cút, tên bến đò xưa bên phá Tam Giang có cả chục cách lý giải khác nhau, nhưng đều đọng lại trong lòng người khi nhắc nhớ một tiếng gọi đò nghe như than van giữa đời.

Ông Nguyễn Cu, người lái đò cuối cùng và con đò từng đưa những chuyến cuối cùng tại bến Ca Cút - Ảnh: THÁI LỘC

4 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Luộc gà đi lễ làng Gà Luộc

Làng Gà Luộc nằm bên bờ sông Lô, cách trận địa pháo ở ngã ba sông Lô với sông Gâm chừng dăm cây số lên phía thượng nguồn.

Địa danh Gà Luộc khiến nhiều người tò mò - Ảnh VŨ TUẤN

"Ở xã này tên thôn có đủ thức ăn, gia vị cúng cụ ngày tết! Có Gà Luộc nhé, có Hòn Muối nhé, lại có cả Ao Dăm, Ao Lươn... tên từ xa xưa các cụ đã gọi thế" - ông Nguyễn Thành Trung, phó chủ tịch UBND xã Phúc Ninh (Yên Sơn, Tuyên Quang), cười vang khi tôi hỏi về thôn Gà Luộc.

Những địa danh kỳ lạ: Nhớ nhung qua làng Trinh Tiết

Cái tên làng khiến con trai đi qua bùi ngùi, con gái phải bâng khuâng này đã chạm đến điều mà xã hội xưa đặt nặng lên người phụ nữ, sự trong trắng, trinh tiết. Nhưng câu chuyện ở làng Trinh Tiết lại bắt nguồn từ sự tích mang nghĩa sâu xa hơn.

Cổng làng Trinh Tiết khiến nhiều người qua lại đều phải tò mò - Ảnh: TÂM LÊ

Đó là sự thủy chung son sắt, tình nghĩa vợ chồng.

Sao lại Trinh Tiết?

Khách thập phương đi vãn cảnh chùa Hương, trên đường qua xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sẽ bắt gặp cổng làng đề biển Trinh Tiết. Ngôi làng nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa non yên ả, tháng giêng hai nắng vàng như rót mật.

Những người đọc, nghe tên làng đều có một thắc mắc: Sao lại là Trinh Tiết? rồi đặt ra bao mối hoài nghi. Không lẽ ở thời này còn có ngôi làng mang một cái tên nghe vừa lạ kỳ, vừa mang nặng hủ tục xưa cũ. Quan niệm con gái phải giữ gìn trinh tiết cho tới khi xuất giá tòng phu, ai lỡ lầm ăn "trái cấm" thì coi như mất đi cái "ngàn vàng".

Trinh tiết ở đây là cái màng sinh học của người con gái được các cụ ví như ngàn vàng, để mất thì coi như người con gái đó không còn được trân quý nữa. Có những nơi hủ tục nặng nề đến mức người con gái bị hắt hủi, bị cạo đầu bôi vôi, thậm chí thả rọ trôi sông.

Thời nay, quan niệm trinh tiết không còn nặng nề như trước nên ở đâu đó nhắc đến sẽ coi như một điều lạ. Vậy mà cái từ "nhạy cảm" này lại mang đặt tên cho cả một ngôi làng, truyền đời truyền kiếp người dân trong thôn phải ghi nhớ. Phải mang cái tên thôn gây chú ý này trong thẻ căn cước công dân đi khắp mọi nẻo đường của chuyến du hành cuộc đời.

Để giải mối hoài nghi này, chúng tôi đã có mặt ở làng Trinh Tiết với nhiều bất ngờ về quan niệm của người dân nơi đây.

Với giới trẻ, cái nhìn đã thoáng hơn: "Tụi em không quá quan trọng quan niệm ngày xưa của các cụ, nhưng yêu đương phải thành thật, nghiêm túc. Bà và mẹ em cũng dặn con gái thì cẩn thận hơn thôi..." - Bùi Thị Thủy, sinh viên năm thứ 3 Đại học Thương mại, Hà Nội, cười nói.

Ở gần cổng đền Trinh Tiết, hai người phụ nữ ngoài 40 tuổi bán trái cây "của" nhà trồng được thì quả quyết: "Bây giờ đâu còn được như các cụ thời xưa, có người thế này thế khác, có người chửa trước cưới sau, có đôi cưới chưa được mấy bữa thì ly hôn".

Nhưng khi chúng tôi hỏi là vì sao lại đặt tên làng đặc biệt vậy, cả hai bỗng vui vẻ tự hào: "Tên làng là do vua ban, muốn tìm hiểu thì tốt nhất vào gặp cụ từ trong đình ấy".

Đền Trinh Tiết được một đôi vợ chồng già trông giữ, cụ ông Đào Văn Lộc, cụ bà Lưu Thị Thiêm, cả hai đã bát tuần nhưng vẫn khá minh mẫn. Cách ông bà nói chuyện luôn nhẹ nhàng, ánh mắt, nụ cười vẫn dành cả cho nhau dù cả hai đã trải qua hàng chục năm hôn nhân.

Hai cụ vui vẻ kể cho chúng tôi nghe truyền tích về tên làng, hóa ra cái tên có nhiều ý nghĩa thiêng liêng hơn nghĩa đen về Trinh Tiết.

"Tôi cũng chỉ được nghe các cụ kể lại làng ban đầu có tên là Bối Lang, sau được đổi thành làng Sêu. Tên làng Trinh Tiết là do vua ban khi biết người phụ nữ đức hạnh, tức mẹ của quốc công Nguyễn Quốc Bảo mà chúng tôi đang thờ phụng trong đền này.

Bà có nhan sắc tuyệt trần nhưng chẳng may chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con thành vị tướng tài giữ nước, ai có hỏi xin cưới bà cũng một mực từ chối.

Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông du thuyền trên dòng sông Đáy, nghe được câu chuyện xúc động và cảm mến tấm lòng thủy chung son sắt của người vợ, người mẹ này nên đổi tên làng thành Trinh Tiết" - ông Lộc, hơn 20 năm làm ông từ đình làng, cho biết.

Ngôi đình thờ phụng hai mẹ con quốc công, người con được dân làng phong làm thành hoàng làng. Tháng giêng sẽ khai hội, dân quanh vùng cũng tới dự lễ rất đông vui. Tuy nhiên dịch giã đang bùng phát trở lại, làng thông báo tạm đóng cửa đình, dừng các lễ hội truyền thống sau tết.

Làng Trinh Tiết nằm bên dòng sông Đáy thơ mộng, từ xưa vốn nổi tiếng về trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Con gái của làng vừa siêng năng cần cù, vừa xinh đẹp nết na, lại thủy chung son sắt nên vô cùng đắt giá trong mắt trai làng. "Gái làng Sêu nức tiếng một vùng" - ông Lộc nhìn bà lão bạn đời cười yêu thương.

Con gái trong làng cứ mười bảy, đôi mươi đã dựng vợ gả chồng xong. Mỗi cô gái trước khi về nhà chồng sẽ góp 200 gạch để lát đường làng. Vì thế không chỉ đời sống của người dân đủ đầy mà đường làng, ngõ xóm cũng được mở mang sạch đẹp nhất xã thời bấy giờ.

Cổng làng Trinh Tiết ngày nay có hai câu đối, đã lột tả những điều giá trị ở ngôi làng nhỏ bé này: "Làng Sêu quê cũ, chim đậu đất lành, văn vật ngàn xưa còn lưu mãi - Trinh Tiết đời nay, xuân về vận mới, thanh cao muôn thuở, phải là đây".

Những địa danh kỳ lạ: Nhất Huế, nhì Sịa

Xứ Huế kinh kỳ một thuở vẫn đang mang trong mình những địa danh độc âm kỳ lạ như Nong, Truồi, Sình, Chuồn, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam... Và ngay cái tên Huế cũng là một bí ẩn thách thức bao người khám phá.

Cửa ngõ dẫn vào thị trấn Sịa - Ảnh: M.TỰ

3 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Chắc gì là Chắc Cà Đao

Trong một chập cải lương nổi tiếng, một danh hài khi được hỏi quê ở đâu, bèn đáp gọn: "Tui ở Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, cùm tay lớn hơn cùm chưn".

Cây cầu mang tên Chắc Cà Đao - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Câu khôi hài vậy mà lại khiến nhiều người nhớ. Nó có duyên đến mức nhiều người chưa biết Chắc Cà Đao ở đâu cũng hay đáp "quê tôi ở tận Chắc Cà Đao" để nói rằng nhà ở xa xôi, hẻo lánh lắm.

Những địa danh kỳ lạ: Cự Lại mà hiền khô

Khi dùng đất làng để xây dựng kinh thành Huế, nhà vua thế lại dải đất phía đông và đặt tên Thế Lại. Làng không chịu, vua giao thêm khu đất bờ nam sông Hương cách xa hơn và đặt tên Lại Thế.

Mộ tổ tiền khai canh họ Phan của làng - Ảnh: T.LỘC

"Người làng tui hiền lắm, có bằng khen của tỉnh là làng không tệ nạn xã hội, không gây gổ, không xã hội đen, không ma túy chi hết, êm lắm. Cái tiếng Cự Lại là từ hồi xưa hắn rứa đó.

Cụ Phan Thiệp

Làng cũng cự lại, vua bực, "đẩy" về dải cát ven biển cách xa kinh thành gắn cho cái tên: Cự Lại.

Đó là cách giải thích "tếu táo" về tên gọi làng Cự Lại, thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh khẳng định ba làng này không liên quan với nhau, và Cự Lại có nguyên do đặc biệt của nó.

Những địa danh kỳ lạ: Chơi làng Hành Lạc

Đã làng Hành Lạc lại có thôn Trinh Tiết, rồi xóm Gà Luộc, Chắc Cà Đao, khu Tên Lửa, Cự Lại… là những địa danh 'độc' khiến không ít người phải phá lên cười hoặc tò mò. Tại sao lại có những cái tên kỳ lạ này?

Cổng làng Hành Lạc to đẹp và gây… tò mò với khách thập phương - Ảnh: TÂM LÊ

Có người e thẹn nói về tên Hành Lạc vì hiểu theo nghĩa tục. Có người lại tự hào vì cái tên ý nghĩa mà người xưa đã chọn. Hai quan điểm trái ngược đã đem đến nhiều chuyện cười ra nước mắt.

25 thg 2, 2021

Về địa danh "Tri Tôn", "Tức Dụp".

Đọc bài “VỊNH CHÙA XVAYTON (Tri Tôn) của Trần Văn Đông trong Tạp chí Văn hóa – Lịch sử An Giang số 92 – 11/2012, cuối trang có chú thích địa danh “Xvayton” có nghĩa là “khỉ đeo”, tôi sực nhớ đến xấp tài liệu do cô Nguyễn Thị Thái Trân – giảng viên của Trường Đại học An Giang – tặng cho tôi cách đây mấy tháng. Tài liệu được trích từ Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của cô, chuyên ngành Văn hóa học, do GS. Lê Trung Hoa hướng dẫn. Luận văn trình bày kết quả nghiên cứu về địa danh, trong đó có một số phát hiện khá thú vị về cách lý giải ý nghĩa của địa danh, chẳng hạn như địa danh “Tri Tôn”, “Tức Dụp”. Sau đây là ý kiến của cô Thái Trân (lược ghi):

Chùa Xvayton (tức Tri Tôn)

20 thg 2, 2021

Những địa danh xưa của Đồng Nai

Chính thức trở thành địa danh hành chính từ năm 1698, Đồng Nai - với tên gọi là Trấn Biên, trong 320 năm hình thành và phát triển trải qua nhiều lần thay đổi địa giới cũng như địa danh hành chính, vẫn còn khá nhiều địa danh hành chính các cấp được lưu giữ đến ngày nay.

Trung tâm TP.Biên Hòa đầu thế kỷ 20.

Ở TP.Biên Hòa hiện nay có một số địa danh hành chính như: phường Tân Phong, phường Tân Mai, phường Bửu Long, phường Tân Hòa, xã Tân Hạnh… ít ai biết rằng những địa danh này đã có từ hàng trăm năm nay. Bên cạnh đó, một số địa phương có tên gọi trùng lặp một cách thú vị.

18 thg 2, 2021

Chùa Xà Tón ở Tri Tôn

 Ở cách thành phố Long Xuyên khoảng trên 50 km, thuộc huyện Tri Tôn có một ngôi chùa Khmer nổi tiếng. Đây được xem là ngôi chùa Khmer tiêu biểu nhất, lớn nhất và xưa nhất ở An Giang. Tên chùa là Xvayton, viết là ស្វាយទង.


Toàn cảnh chùa Xà Tón. Ảnh Bùi thị Đào Nguyên trên Wikipedia

24 thg 9, 2020

Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM

Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn. 

Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân. 
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên

Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.

Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...

25 thg 8, 2020

Sông Ba và những cái tên

Những câu, từ trong bài hát Ca ngợi anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý: “Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao/Núi mây điệp trùng gió ào ào/Đây sóng nước sông Ba dâng trào/Người Bahnar như đàn chim chơ rao” đã làm cho nhiều người biết đến sông Ba, yêu mến con sông huyền thoại này, dù họ chưa một lần đặt chân đến sườn Đông Trường Sơn-quê hương Anh hùng Núp, nơi có dòng sông Ba miệt mài chảy qua, đưa nước xuống vùng duyên hải Phú Yên. Tuy nhiên, khi chảy qua mỗi vùng miền, đi qua mỗi tộc người, sông Ba lại được gọi bằng những cái tên khác nhau hẳn là điều vẫn chưa nhiều người biết.

Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.


Một góc sông Ba. Ảnh: internet

Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần

Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với một đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần. Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.
Từ năm 1957 đến năm 1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.

Xã Nam Yang, huyện Đak Đoa (xã Lệ Chí cũ). Ảnh: K.N.B

16 thg 8, 2020

Địa danh chùa Luông Bassăc

Chùa Luông Bassăc (còn gọi là chùa Bãi Xàu) tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên). Chùa xây trong một khuôn viên rộng rãi và rợp bóng mát cây cổ thụ. Ban đầu chùa có tên là “Wat Luông Bassac” (Bassac là tên gọi vùng Hậu Giang; còn “Wat Luông Bassac” là chùa Vua Bassac).

Chùa Luông Bassăc

Ngoài ra, theo lời kể của Lục cả thì nguồn gốc của chùa còn có liên quan đến truyền thuyết mà người dân quanh vùng vẫn còn lưu truyền: rằng xưa kia có ông Vua Bassac cùng vợ là công chúa nước Lào, do phạm tội nên cùng đoàn tùy tùng chạy trốn về vùng sông Hậu. Nhưng đến cửa Vàm Tấn (Đại Ngãi ngày nay) bị bão lớn nên vợ chồng ông vua và đoàn tùy tùng lạc nhau. Riêng vợ chồng ông vua lạc vào vùng đất Bãi Xàu, lúc đó có tên là Srock Bai-Xau, một nơi vẫn còn là khu rừng rậm, hoang vu, rất ít người cư trú. Vợ chồng ông vua định cư tại đây và ra sức đốn cây, vỡ đất biến nơi đây thành vùng đất trù phú cho đến hôm nay.

“Ôi Lôi” - một địa danh làm "đau đầu" bao thế hệ

Cũng như nhiều địa phương khác của tỉnh Sóc Trăng, vùng đất Giang Cơ - Trường Khánh vốn là nơi sinh sống cộng cư lâu đời của 3 dân tộc anh em: Kinh - Khmer - Hoa. Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự giao thoa văn hóa của 3 dân tộc anh em thể hiện rõ nét trên cả phương diện vật chất lẫn tinh thần. Điều đó được thể hiện qua các sinh hoạt thường ngày: trong tết cổ truyền, trong các lễ hội, trong lao động sản xuất, trong ẩm thực, trong phương ngữ... trong đó, địa danh thể hiện sự giao thoa khá rõ nét.

Xã Trường Khánh ngày nay. Ảnh: mapio.net

Đôi điều về địa danh Khánh Hưng

Trong kho tàng địa danh của tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Khánh Hưng tuy chính quyền sở tại xưa kia ít sử dụng trong các văn bản hành chính nhưng nó đã sớm quen thuộc và gần gũi với người dân địa phương.

Lật lại từng trang sử trên vùng đất này cho thấy, khi mà toàn bộ “lãnh thổ” Sóc Trăng còn chìm dưới mặt thủy triều, có chăng là những giồng cát lẻ loi nhấp nhô trên mặt nước - Đó là giồng Srock Khleang (trung tâm tỉnh lỵ) cùng với các giồng cát bao bọc xung quanh: giồng M’hatup (Mã Tộc – Bãi Xàu), giồng T’roi tum (Trà Tim), giồng Kompong Trop (Bưng Tróp – Chông Nô), giồng Sầng ke (Trường Khánh), giồng Phnoroka – Khsăk (Vũng Thơm – Kế Sách)… Vô hình trung thiên nhiên ban tặng cho giồng Srock Khleang thành trung tâm cư trú của những dòng người từ phương xa đến khai cơ lập nghiệp. 

Khánh Hưng (Sóc Trăng) năm 1961. Ảnh: Howard Sochurek. Sưu tập của Mạnh Hải trên Flickr

16 thg 7, 2020

Một vài suy nghĩ về địa danh Đầu Sấu

Những con sấu nuôi nặng 90 kg.

Gần đây, các phương tiện truyền thông đưa tin anh Trần Văn Út ở KV1, P.An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, trong lúc mò cá đã phát hiện được một mảng xương hàm trên của cá sấu lớn khổng lồ tại sông Cái Răng, nơi gần Vàm Đầu Sấu khiến cho nhiều người hết sức quan tâm. Nhân dịp này, tôi xin được tham gia một vài ý kiến về sự hình thành địa danh “ Đầu Sấu”.

27 thg 6, 2020

Lưu tên lại với đời

Có rất nhiều địa danh, công trình ở nông thôn Quảng Ngãi xưa được đặt tên theo người có công lao, nghĩa hiệp với làng. Cách đặt tên đó xuất phát từ việc người xưa muốn con cháu mai sau ghi nhớ công ơn của bậc tiền nhân.

Trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết vào thời điểm những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có đoạn: “Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại/ Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương/ Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm/ Người học trò nghèo giúp Đất nước mình núi Bút, non Nghiên/ Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh/ Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. 

Chiếc cầu ván mà ông Nguyễn Thời khởi xướng xây dựng, giờ đã được thay thế bằng một cây cầu bê tông vững chãi, song người dân ở tổ dân phố 6, phường Quảng Phú gọi tên cầu là cầu ông Thời.