Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 1, 2022

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang

Lăng đá họ Ngọ còn gọi là Linh Quang Từ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) tại làng Thái Thọ, xã Thái Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Đây là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1679 - 1705). Công trình được chạm khắc công phu, mang đậm dấu ấn điêu khắc thời Lê - Mạc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn kể từ khi xây dựng.

Lăng đá có hình chữ nhật, chia làm hai lớp. Cửa lăng hướng về phía Nam, nơi có hồ nước trong xanh. Tương truyền, Quận công thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền Y Sơn gần đó, xe không đi được. Sau khi ông làm lễ và cúng vào đền đôi ngựa đá và voi đá, từ đó việc đánh đá xây lăng mới trôi chảy.

11 thg 1, 2022

Độc đáo bảo vật quốc gia Cửa võng tại đình làng Thổ Hà ở Bắc Giang

Cửa võng ở đình Thổ Hà thuộc làng Thổ Hà, xã Vân Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) được chạm khắc công phu, tinh xảo trên từng thớ gỗ, có giá trị về nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm. Cửa võng này vừa được công nhận bảo vật quốc gia.

Cửa võng đình làng Thổ Hà làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và gốm. Cửa võng được tạo tác vào khoảng giai đoạn 1685-1692, với chiều cao 4,9m và chiều rộng 4,3m.

Cửa võng đình làng Thổ Hà được công nhận bảo vật quốc gia

9 thg 1, 2022

Người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu

Người Dao Thanh Phán tin rằng sống ở vùng núi cao và mặc trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu sẽ khiến thú dữ tránh đi.


Huyện miền núi Bình Liêu với đồi núi nhấp nhô, cách trung tâm TP Hạ Long, Quảng Ninh hơn 100 km. Đây là nơi thử thách du khách chinh phục các cung đường núi non, "sống lưng khủng long" và các cột mốc biên giới.

Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Vẻ đẹp truyền thống của người Dao Thanh Phán” được nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải (còn gọi Hai Le Cao), 37 tuổi, thực hiện trong chuyến khám phá Bình Liêu tháng 11/2021. Anh Hải cho biết để thuận tiện cung đường di chuyển, du khách có thể tham quan vịnh Hạ Long, đảo Quan Lạn hay Cô Tô, sau đó đến Bình Liêu.

7 thg 1, 2022

Cầu Sông Thương - nơi ghi dấu nhiều chiến công

Để thực hiện khai thác thuộc địa, từ năm 1889, thực dân Pháp tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương tới Lạng Sơn, đến tháng 12/1894 thì hoàn thành. Cầu Phủ Lạng Thương còn gọi là cầu Sông Thương được xây dựng trong khoảng thời gian này và đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử gắn liền với người dân Bắc Giang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1945-1954, Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang) đã thực hiện tốt chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, cùng các địa phương trong cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện tiến tới thắng lợi. Sau 9 năm kháng chiến, thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề cho đất nước ta.

Cầu Sông Thương. Ảnh tư liệu.

Thác suối kỳ thú giữa lòng rừng già Quảng Ninh

Không chỉ có biển xanh thơ mộng, Quảng Ninh còn sở hữu những vùng rừng núi bạt ngàn, ẩn giấu nhiều ngọn thác, dòng suối hoang sơ và kỳ thú.

Thác Khe Vằn là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với huyện biên giới Bình Liêu. Đây là thác nước lớn và đẹp bậc nhất tại Quảng Ninh.

Bún cù kỳ - đặc sản mời khách ở Quảng Ninh

Bún cù kỳ (hay cua sấm) hấp dẫn thực khách nhờ phần thịt đầy đặn, nước dùng ngọt thơm.

Thực khách đến Quảng Ninh chắc hẳn sẽ tò mò với đặc sản con cù kỳ. Cùng họ với cua nhưng cù kỳ có càng lớn hơn rõ rệt so với kích thước cơ thể, mai màu nâu, mắt xanh lá. Cù kỳ chỉ có phần càng nhiều thịt, phần thân xốp không có gì đặc sắc. Đây là con vật hiếu chiến, lỳ lợm, kẹp rất đau. Người ta tin rằng, cù kỳ chỉ chịu buông đối phương khi có tiếng sấm nên còn có tên thunder crab (cua sấm).

Bún cù kỳ là đặc sản mời khách của Quảng Ninh. Ảnh: Sang Đặng

3 thg 1, 2022

Làng dệt vải lanh Lùng Tám

Làng dệt vải lanh Lùng Tám (xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ) được du khách trong nước lẫn nước ngoài yêu thích. Đến với làng dệt lanh Lùng Tám ngoài mua những món quà đặc sắc mang về thì bạn còn có thể tìm hiểu nét độc đáo của một làng nghề dệt thổ cẩm lâu đời của người Mông sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang.

Đến với làng dệt thủ công Lùng Tám, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tất bật trong cuộc sống hằng ngày của người dân bản địa nơi. Người phụ nữ Mông khéo léo ngồi trước khung cửi, cần mẫn làm nên những tấm vải đẹp, những sản phẩm thổ cẩm độc đáo. Với người phụ nữ Mông, làm ra được một tấm vải lanh tốt chính là một niềm tự hào.

2 thg 1, 2022

Chiều biên giới đẹp nao lòng với trăm hoa khoe sắc

Khung cảnh hoa đào, hoa mận, hoa ban sớm bung nở, khoe sắc dưới nắng chiều cuối năm bên những nóc nhà của đồng bào người Nùng tại huyện biên giới Hạ Lang (Cao Bằng) khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

31 thg 12, 2021

Điều bí ẩn về cây cổ thụ thiêng nhất cao nguyên đá Đồng Văn

Sự hiện diện của cây thiêng Thài Phìn Tủng là điều lạ ở vùng cao nguyên khắc nghiệt. Có lẽ điều này đã khiến cây được gắn với một sức mạnh tâm linh huyền bí.

Nằm ở Xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cây thiêng Thài Phìn Tủng là một di sản văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Mông ở khu vực cao nguyên đá địa đầu đất nước

Cua da - đặc sản nức tiếng ở Bắc Giang

Chỉ có vào cuối thu đầu đông, cua da của huyện Yên Dũng là món ăn đặc sắc không chỉ với du khách mà cả dân địa phương.

"Sông Cầu nước chảy lơ thơ, Đôi ta thương nhớ bao giờ cho nguôi" câu thơ lục bát gợi nhớ đến vùng đất Kinh Bắc - Bắc Ninh và Bắc Giang, với những câu hát dân ca quan họ làm bao người say đắm. Không chỉ đi vào thơ ca, dòng sông còn ghi dấu ấn với giới sành ăn nhờ một đặc sản hiếm có. Trước khi hợp lưu với hai con sông khác tại Kiếp Bạc, Hải Dương, sông Cầu chảy qua các xã Đồng Việt, Đồng Phúc, thị trấn Nham Biền... của huyện Yên Dũng. Khoảng tháng 9, tháng 10 Âm lịch, trên khúc sông này sẽ xuất hiện cua da sống tự nhiên ở những ghềnh đá.

Cua da chấm cùng bột canh, thêm tiêu, ớt, chanh. Ảnh: Đàm Đức Từ

30 thg 12, 2021

Lạc lối giữa khu phổ cổ trên cao nguyên đá Đồng Văn

Với khung cảnh cổ kính cũng nét văn hóa bản địa độc đáo, phố cổ Đồng Văn sẽ khiến những vị khách miền xuôi khắc ghi trong tâm trí cả đời khi một lần ghé thăm.

Nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, phố cổ Đồng Văn là một trong những khu phố cổ nổi tiếng nhất Việt Nam.

Con đường Hạnh Phúc huyền thoại của Hà Giang

Con đường Hạnh phúc của Hà Giang là nơi 14 thanh niên xung phong đã hy sinh trong quá trình mở đường, đem lại hạnh phúc thực sự cho đồng bào.

Trước thập niên 1960, từ thị xã Hà Giang lên đến huyện Mèo Vạc chưa có đường ô tô. Khi đó, chỉ có con đường mòn gập lởm chởm đá sỏi cho người đi bộ và ngựa thồ hàng xuyên qua một vùng núi non vô cùng hiểm trở.

19 thg 12, 2021

Thịt chua - Món ẩm thực hấp dẫn của người Mường

Đến Phú Thọ, bạn sẽ được giới thiệu món thịt chua của đồng bào dân tộc Mường. Vị chua của thịt lên men, vị giòn của bì và hương thơm bùi bùi của thính hòa quyện tạo nên món ăn đậm đà hương vị khiến thực khách thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Để có món thịt chua ngon trước hết phải chọn được nguyên liệu thịt lợn sạch

Hẻm Tu Sản - danh thắng kỳ vĩ của Hà Giang

Hẻm núi đá sâu, với làn nước xanh mướt như ngọc, mang đến cảm giác thư thái cho du khách.

Hẻm Tu Sản nằm dưới chân đèo Mã Pí Lèng (Mèo Vạc, Hà Giang), dòng sông Nho Quế xanh ngắt như sợi chỉ len lỏi theo đường cong của con đường Hạnh Phúc. Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam. Sông Nho Quế được vinh danh là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam.

18 thg 12, 2021

Về Lục Ngạn xem làm mỳ chũ ngon nức tiếng

Sản phẩm mỳ chũ của huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Thế nhưng, quy trình làm ra sợi mỳ mỏng manh, thơm ngon, dẻo dai đó thì không phải ai cũng biết.


Như "ngọc càng mài càng sáng", sợi mỳ chũ cũng phải trải qua một quy trình khắt khe cùng đôi bàn tay khéo léo của người thợ làm mỳ. Mỳ chũ kén gạo. Ngoài gạo Bao Thai thơm ngon được cấy trên vùng đồi Lục Ngạn thì chỉ có những hạt gạo trắng trong, căng tròn của quê lúa Thái Bình mới được dùng làm nguyên liệu làm mỳ.

Trải nghiệm thú “săn tuyết” trên đỉnh Mẫu Sơn

Đỉnh núi Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) có độ cao khoảng 1.000 m so với với mực nước biển, địa điểm này quanh năm sương mù bao phủ. Đến Mẫu Sơn vào thời gian từ tháng 12 tới tháng 1, nhiều du khách được trải nghiệm thú “săn tuyết” thú vị, ấn tượng tuyệt vời.

"Săn tuyết" trên đỉnh Mẫu Sơn- Ảnh Nguyễn Sơn Tùng

Điểm du lịch Mẫu Sơn nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía Đông, trên địa bàn 3 xã là Mẫu Sơn, Công Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình). Là nơi có luồng không khí lạnh đi qua nhiều nhất của Việt Nam, nơi đây quanh năm sương mù bao phủ và vào mùa đông thường có tuyết rơi.

Phụ nữ Lô Lô và trang sức bạc

Trong bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số, với phụ nữ Lô Lô ngoài nét độc đáo của bộ trang phục truyền thống, thì phụ kiện đi kèm như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai... cũng là điểm đặc trưng, thể hiện nét văn hóa riêng.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô thường được trang trí thêm bằng những chiếc vòng bạc.

Trong đó, vòng cổ bằng bạc là trang sức đắt tiền, ấn tượng nhất của người Lô Lô. Bởi số bạc để tạo ra chiếc vòng khá lớn. Các vòng cổ tăng dần về kích cỡ để khi đeo không chồng lên nhau mà so le tạo điểm nhấn. Những chiếc vòng cổ bằng bạc không được chạm khắc hoa văn cầu kỳ mà thường được uốn cong thành hình tròn. Vòng luôn có chu vi rộng hơn vòng cổ bình thường của người đeo, không có khóa mà thay vào đó là hai núm tạo móc hình mỏ vịt để khi đeo móc lại với nhau.

14 thg 12, 2021

Về Bắc Giang ngắm 'thần mộc' được vua phong

Vào thế kỉ thứ XVIII, trong một lần về đất Tiên Lục (Lạng Giang, Bắc Giang), vua Lê Cảnh Hưng ghé thăm cây dã hương và phong cho cây là "Quốc chúa đô mộc Dã đại vương" - Cây dã hương lớn nhất nước.

Cây dã hương nghìn năm tuổi ở Tiên Lục, Bắc Giang là cây thuộc họ long não, là loại cây quý hiếm, có thể sống hàng nghìn năm. Năm 1938, cây được trường Viễn Đông Bác Cổ xếp vào loại cây cổ hiếm có xứ Bắc Kỳ. Cây còn được ghi trong cuốn Bách khoa toàn thư của Pháp là một trong những cây lâu đời nhất thế giới.

13 thg 12, 2021

Người Lô Lô uyển chuyển trong điệu múa truyền thống

Người Lô Lô ở hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc đều có những điệu múa riêng đầy bản sắc.


Người Lô Lô ở Hà Giang có hai nhánh là Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa. Lô Lô Đen tập trung ở xã Lũng Cú, Lô Lô Hoa đông hơn sống tại các xã Lũng Táo, Sủng Là, huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc. Tuy có tên gọi khác nhưng người Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa chỉ khác nhau về trang phục, còn tiếng nói, phong tục tập quán thì không có gì khác biệt. Thiếu thốn về vật chất nhưng người Lô Lô luôn sống trong không khí âm nhạc vui tươi, bên những cây khèn, nhị, hồ, thanh la và những điệu múa làm say đắm biết bao du khách thập phương gần xa.

Dân tộc Lô Lô là một trong 16 dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người cư trú chủ yếu ở tỉnh Hà Giang. Trong ảnh, người Lô Lô hoa, sống tại xóm Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc đang chuẩn bị cho Lễ cầu mưa.

Bảo vật hương án bằng đá gần 600 tuổi ở Bắc Giang

Hương án đá hoa sen là bảo vật quý hiếm của quốc gia hiện đang lưu giữ tại chùa Khám Lạng huyện Lục Nam, Bắc Giang.

Chùa Khám Lạng tại huyện Lục Nam, Bắc Giang là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý - Trần. Chùa nằm trong hệ thống các di tích cổ bên sườn Tây Yên Tử thuộc thiền phái Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Ngôi chùa hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa và giá trị kiến trúc nghệ thuật, tiêu biểu là chiếc hương án đá hoa sen có từ thời Lê Sơ.

Hương án đá hoa sen là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá độc đáo, được tạo thành từ nhiều khối đá xanh ghép lại thành một khối lớn hình chữ nhật có kích thước dài 3,12m, rộng 1,4m, cao 1,2m, được chia thành ba phần chính là mặt, thân và chân đế.