2 thg 7, 2014

Xá Lợi Phật là gì?

Tui thỉnh thoảng đi chùa - nhưng vốn không phải phật tử nên kiến thức về Phật pháp phải gọi là mỏng tang - đi chụp hình và thưởng thức cảnh đẹp là chính.

Hôm qua, tui viếng chùa Hoàng Ân bên Cù lao Phố, đang say sưa chụp hình ngoài khuôn viên chùa thì sư cô bắt gặp. Sư cô niềm nở mời vào chùa để... đàm đạo.

Khổ thân tui, đâu biết nói gì ngoài câu: Thưa sư cô, tôi vốn không theo đạo, nay vào chùa để vãn cảnh và thắp nén nhang lạy Phật cho tâm bình an.

Sư cô giới thiệu những báu vật vô giá của chùa, đó là các xá lợi Phật. Nhiều lắm, nhiều và quý đến mức phật tử các nơi thường xuyên đến để chiêm bái.



Tháp thờ Xá Lợi Phật trong chùa, mỗi tháp nhỏ bên trong chứa Xá Lợi

Tui thiệt tệ, người ta từ xa lặn lội đến để chiêm bái, còn mình đứng đó ngó mà không hề biết đó là gì (sư cô mà không giải thích thì chắc chắn là không biết). Chỉ thấy đó là những hạt, lóng lánh nhiều màu, hạt to như hạt đậu, hạt nhỏ như hạt cát...


Đi về, tui tìm đọc tài liệu, hỏi han thêm và biết nhiều điều thú vị về xá lợi. Trích một số đoạn để các bạn đọc nhé:

Xá Lợi là gì?

Xá Lợi là những phần kết tinh còn lại sau khi làm l trà tỳ (ha thiêu) nhục cốt của Đc Phật vàcác vị cao tăng. Đối với người thường, sau khi thiêu xác, chỉ còn tro và phần xương cháy chưa rã.
Danh từ Xá Lợi do âm tiếng Phạn là Sàrìrikadhàtu. Ngày xưa nói đến Xá Lợi, người ta nghĩ đến Xá Lợi của Đức Phật. Sau này có những vị Thánh Tăng và các vị Đạo Sư đắc đạo, sau khi làm lễ trà tỳ, đệ tử cũng thâu được nhiều Xá Lợi. Tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là Xá Lợi. Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của Đức Phật khi Ngài còn tại thế đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên. Trong kinh tạng Pali thường đề cập đến Xá Lợi Xương, Xá Lợi Răng và Ngọc Xá Lợi.
Ngọc Xá Lợi là phần tũy kết tinh trở lại thành những viên có hình thể hơi tròn và cứng, lớn nhỏ khác nhau. Viên lớn như hạt đậu hạt bắp; viên nh như hạt gạo hạt mè. Xá Lợi có nhiều màu sắc và sáng đục khác nhau. Thông thường Xá Lợi có màu trắngđỏ, hồng, xanh và vàng, có thứ trong như thy tinh, có thứ trng ngà như hạt gạo, có thứ phát ra ánh sáng nhẹ nhàng như pha lê, cũng có thứ màu sáng nhuận như san hô. Ngọc Xá Lợi là thành quả của công phu tu hành giữ gìn giới luật và công năng tu tập thiền quán cao thâm của Đức Phật và các vị cao tăng.
Kinh Đại Bát Niết Bàn din tả rằng sau lễ trà tỳ, Xá Lợi của Đức Phật được chia làm tám phần và  phân chia cho đại diện của tám nước đem về tại quốc gia họ. Nhưng hơn 200 năm sau đó, khi hoàng đế A Dục thống nhất toàn thể lãnh thổ xứ n và trở thành một vị vua Phật tử hộ đạo, vua A Dục đã gom tất cả Xá Lợi ở tám nơi và chia thành 84,000 phần đựng trong 84.000 tháp báu nhỏ ban bố khắp các nước.
Xá Lợi Phật Thích Ca Mâu Ni
Sự Linh ứng Của Xá Lợi
Khi chiêm bái cùng một viên ngọc Xá Lợi, nhiều người đã thấy các màu sắc khác nhau, tùy theo nghiệp nặng nhẹ của mỗi người.
Tương truyền Ngọc Xá Lợi của Đức Phật có thể biến hóa từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn, từ đục thành trong, và tỏa sáng hào quang. Sự biến hóa kỳ diệu này phải do sự thành tâm lễ bái chí thành của người có đạo tâm. Ngài Hư Vân kể rằng khi ngài tới lễ Xá Lợi của Đức Phật tại chùa A Dục, càng lễ thì hào quang từ Xá Lợi càng lúc càng tỏa rạng. Cũng nhờ thành tâm lễ bái Xá Lợi mà ngài hết bịnh.

Các bạn chú ý câu này nhé: Khi chiêm bái cùng một viên ngọc Xá Lợi, nhiều người đã thấy các màu sắc khác nhau, tùy theo nghiệp nặng nhẹ của mỗi người.

Tui quyết định rồi, ngày mai nghỉ lễ tui sẽ lại đi chùa... Đến để chiêm bái ngọc xá lợi. Để xem thấy màu gì, nghiệp nặng hay nhẹ. Dĩ nhiên phải đi cùng một người hiểu biết về Xá lợi Phật để diễn giải, chứ một mình tui đi thì lại chịu thua thôi.

Tui đã rủ được người cùng đi rồi, mừng lắm! Mai đi xong sẽ kể lại cho các bạn nghe nhé!




Phạm Hoài Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét