Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, lồng đèn Hội An là mặt hàng bán chạy và cũng tô điểm cho Hội An hấp dẫn du khách bốn phương.
Đáp xuống sân bay Đà Nẵng lúc 6 giờ chiều, chúng tôi gọi taxi đi thẳng vào Hội An. Hơn nửa tiếng đồng hồ sau, chúng tôi đến nhà trọ đã đặt trước bên hữu ngạn sông Hoài, cạnh khu phố cổ.
Lung linh sắc màu Hội An
Trời vừa sẫm tối, hai đứa tôi thả bộ ngắm nhìn đêm Hội An. Bước chừng chục mét ra khỏi nhà trọ, tôi đã đứng giữa khu phố tràn ngập ánh sáng đèn lồng ở khu chợ đêm Nguyễn Hoàng. Những gian hàng với rất nhiều chiếc lồng đèn đủ màu sắc có thể làm cho bất kỳ một ai ngẩn ngơ từ ánh nhìn đầu tiên. Nào là màu đỏ rực rỡ, màu trắng tinh khôi, màu vàng cam ấm cúng hay màu tím mộng mơ…
Lồng đèn lớn bé đủ kiểu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại lồng đèn hình cầu hay hình dạng giống trái bí ngô... cho đến những chiếc đèn kéo quân đủ màu sắc, đủ hình dáng, đủ kích cỡ và cũng đủ mức giá cả, từ 10.000 đồng đến vài trăm nghìn; nhưng khách muốn mua có thể trả giá xuống chừng 80% giá mà người bán đưa ra.
Đèn lồng treo khắp nơi, trên phố, dưới thuyền.
Chợ đêm Hội An cũng có điểm giống như chợ đêm Bến Thành ở Sài Gòn hay chợ đêm Dinh Cậu ở Phú Quốc… với những món hàng lưu niệm linh tinh từ túi xách, trang sức đến những món quà be bé xinh xinh để trưng bày hay làm quà cho bè bạn. Những quầy hàng được xếp thành hàng ngay ngắn thu hút đông du khách, nhất là khách nước ngoài. Một điều hay là khi trả giá ở bất kỳ quầy hàng nào trong phố cổ, bạn chẳng phải lo sợ bị người bán hàng ‘mắng’ như ở Sài Gòn hay một vài khu vực phía Bắc. Họ chào mời niềm nở nhưng nếu khách không mua, người bán vẫn vui vẻ, lịch sự.
Người đi dạo xem hàng, mua sắm khá đông nhưng phố đêm Hội An không náo nhiệt, ồn ào mà vẫn giữ cái nét thơ mộng của riêng nó. Có lẽ một phần bởi nơi đây còn giữ lại những kiểu nhà xưa vài trăm năm trước đây và phần khác là những chiếc đèn lồng góp phần làm tăng thêm nét duyên thầm của một đô thị cổ. Thả bộ theo những con đường nhỏ, chúng tôi có cảm giác như mình đang hòa mình vào không gian của thời xa xưa, vừa quen, vừa lạ. Dọc bên đường là các nhà hàng, tiệm may hay những khu nhà cổ cho du khách tham quan cũng đều trang trí bằng những chiếc đèn lồng ngay ở cửa ra vào.
Người đi dạo xem hàng, mua sắm khá đông nhưng phố đêm Hội An không náo nhiệt, ồn ào mà vẫn giữ cái nét thơ mộng của riêng nó. Có lẽ một phần bởi nơi đây còn giữ lại những kiểu nhà xưa vài trăm năm trước đây và phần khác là những chiếc đèn lồng góp phần làm tăng thêm nét duyên thầm của một đô thị cổ. Thả bộ theo những con đường nhỏ, chúng tôi có cảm giác như mình đang hòa mình vào không gian của thời xa xưa, vừa quen, vừa lạ. Dọc bên đường là các nhà hàng, tiệm may hay những khu nhà cổ cho du khách tham quan cũng đều trang trí bằng những chiếc đèn lồng ngay ở cửa ra vào.
Các em gái bán hoa đăng trong trang phục áo dài nón lá.
Lồng đèn treo đủ sắc màu từ hàng quán bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng, khắp nơi trên bến đến dưới thuyền. Đèn lồng Hội An được làm từ khung tre, bọc bên ngoài là lớp lụa tơ tằm hay lớp vải và có thể xếp lại gọn gàng để dễ dàng mang đi. Bởi thế những ai đến thăm Hội An thường mua vài chiếc đèn lồng về làm quà cho người thân, bạn bè.
Dọc đường Bạch Đằng, bên bờ sông Hoài, những em gái nhỏ luôn miệng tươi cười chào mời du khách mua những chiếc đèn hoa đăng bằng giấy có cắm đèn cầy nhỏ chính giữa với giá 10.000 đồng/3 chiếc. Theo những người dân địa phương thì việc thả hoa đăng trôi theo dòng sông là để cầu may mắn và sức khỏe dồi dào.
Buổi tối đầu tiên ở Hội An để lại trong tôi cảm giác ấm cúng, an bình.
Xanh xanh Trà Quế
Hôm sau, chúng tôi đi thăm làng Trà Quế, thuộc xã Cẩm Hà. Từ đường Hai Bà Trưng đi theo hướng ra Đà Nẵng sẽ thấy bảng chỉ đường đi Trà Quế. Men theo con đường làng nhỏ, chỉ vừa đủ cho chiếc xe máy hay xe đạp len lỏi để đến làng rau. Con đường này dẫn chúng tôi qua những cánh đồng xanh mơn mởn, những ao cá… Tất cả cảnh vật đậm chất một làng quê dân dã với không khí trong lành và mát mẻ.
Người dân địa phương cho biết, vùng đất này được hình thành cách đây hơn 300 năm, được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế. Hồi đó, những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống bằng nghề chài lưới ven sông. Dần dà, do làng nằm bên sông, có nguồn nước dồi dào nên nhiều gia đình ở đây đã chuyển sang nghề trồng rau.
Dọc đường Bạch Đằng, bên bờ sông Hoài, những em gái nhỏ luôn miệng tươi cười chào mời du khách mua những chiếc đèn hoa đăng bằng giấy có cắm đèn cầy nhỏ chính giữa với giá 10.000 đồng/3 chiếc. Theo những người dân địa phương thì việc thả hoa đăng trôi theo dòng sông là để cầu may mắn và sức khỏe dồi dào.
Buổi tối đầu tiên ở Hội An để lại trong tôi cảm giác ấm cúng, an bình.
Xanh xanh Trà Quế
Hôm sau, chúng tôi đi thăm làng Trà Quế, thuộc xã Cẩm Hà. Từ đường Hai Bà Trưng đi theo hướng ra Đà Nẵng sẽ thấy bảng chỉ đường đi Trà Quế. Men theo con đường làng nhỏ, chỉ vừa đủ cho chiếc xe máy hay xe đạp len lỏi để đến làng rau. Con đường này dẫn chúng tôi qua những cánh đồng xanh mơn mởn, những ao cá… Tất cả cảnh vật đậm chất một làng quê dân dã với không khí trong lành và mát mẻ.
Người dân địa phương cho biết, vùng đất này được hình thành cách đây hơn 300 năm, được bao bọc bởi con sông Đế Võng và đầm Trà Quế. Hồi đó, những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống bằng nghề chài lưới ven sông. Dần dà, do làng nằm bên sông, có nguồn nước dồi dào nên nhiều gia đình ở đây đã chuyển sang nghề trồng rau.
Mọt vườn rau ở làng Trà Quế.
Rau Trà Quế nổi tiếng từ lâu là có vị thơm ngon, có lẽ nhờ yếu tố thổ nhưỡng và nguồn nước dồi dào nên xanh tốt tự nhiên chứ nông dân không dùng hóa chất kích thích tăng trưởng. Trước đây, rau Trà Quế chỉ bán cho các chợ quanh vùng, ngày nay rau Trà Quế là nguồn rau sạch cung cấp cho nhiều khách sạn, resort ở Hội An và Đà Nẵng.
Cô chủ nhà trọ chúng tôi nghỉ lại ở Hội An bảo rằng, cũng có một vài làng trồng rau nhưng không nơi nào rau ngon như Trà Quế. Rau Trà Quế đã làm tăng hương vị các món đặc sản của làng quê khi dùng kèm bánh xèo, mỳ Quảng, cao lầu, rau xào tỏi, cơm gà…
Lúc vừa đến, chúng tôi để chiếc xe đạp của mình vào một góc rồi thả bộ ngắm nghía và chụp hình. Mê mải với những luống rau thẳng tắp xanh mướt, tôi vừa định bước chân vào một luống rau thì nghe tiếng la lớn của một phụ nữ. Chị ấy nói, chúng tôi sẽ dẫm vào và phá tan tành luống rau của nhà chị.
Bị mắng, tôi hơi bất ngờ nhưng rồi nghĩ lại, tôi biết mình vô ý nên im lặng ‘rút lui’. Từ khi làng rau Trà Quế phát triển các dịch vụ du lịch, tiếp các đoàn khách có Tây, có Ta đến tham quan hoặc tham gia các tour “Một ngày làm nông dân”, nhiều du khách vô ý dẫm vào các luống rau, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.
Cô chủ nhà trọ chúng tôi nghỉ lại ở Hội An bảo rằng, cũng có một vài làng trồng rau nhưng không nơi nào rau ngon như Trà Quế. Rau Trà Quế đã làm tăng hương vị các món đặc sản của làng quê khi dùng kèm bánh xèo, mỳ Quảng, cao lầu, rau xào tỏi, cơm gà…
Lúc vừa đến, chúng tôi để chiếc xe đạp của mình vào một góc rồi thả bộ ngắm nghía và chụp hình. Mê mải với những luống rau thẳng tắp xanh mướt, tôi vừa định bước chân vào một luống rau thì nghe tiếng la lớn của một phụ nữ. Chị ấy nói, chúng tôi sẽ dẫm vào và phá tan tành luống rau của nhà chị.
Bị mắng, tôi hơi bất ngờ nhưng rồi nghĩ lại, tôi biết mình vô ý nên im lặng ‘rút lui’. Từ khi làng rau Trà Quế phát triển các dịch vụ du lịch, tiếp các đoàn khách có Tây, có Ta đến tham quan hoặc tham gia các tour “Một ngày làm nông dân”, nhiều du khách vô ý dẫm vào các luống rau, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.
Người nông dân Trà Quế cần mẫn được thiên nhiên ưu dãi nguồn nước và thổ nhưỡng cho sản phẩm ngon, sạch nổi tiếng ở Quảng Nam.
Chúng tôi sang thăm các vuông rau khác, cũng may gặp các bác nông dân ở đây vui vẻ hỏi thăm chúng tôi đến từ đâu và trò chuyện cởi mở, tự nhiên. Nhưng thật tình, tôi chỉ nghe và hiểu “lõm bõm”, câu được câu mất, nhưng vì ngại hỏi lại nên cứ gật gù cho qua. Một hồi, một bác nông dân nói gì đó với tôi mà tôi chẳng nghe kịp nhưng cũng mỉm cười lịch sự đáp lại.
Đến khi ra về mới tá hỏa! Chiếc xe đạp thuê của nhà trọ đã biến mất. Cả hai đứa vừa dáo dác tìm, vừa lo không biết phải ăn nói sao với chị chủ nhà trọ, khoản tiền bồi thường mất xe sẽ tạo ra một “khoảng trống” lớn trong khoản chi tiêu chuẩn bị cho chuyến rong chơi miền Trung này…
Đang miên man trong nỗi lo rối bời ấy, bác nông dân lúc nãy đến hỏi tôi kiếm cái gì. Nghe tôi nói xong, bác cười, tay chỉ chiếc xe dựng ở gốc cây đu đủ cạnh con đường xi măng giữa cánh đồng rau. Mừng quá chừng, tôi cảm ơn bác ấy rối rít. Bác hỏi chứ nãy giờ bác nói gì chúng tôi chẳng hiểu gì sao?! Tôi nói thiệt là có nghe nhưng không hiểu hết những câu bác nói.
Bác nông dân cười to, nói chậm rãi: “Hồi nã, tui nóa...” giải thích rằng, hồi nãy bác đã nói là bác đưa xe qua bên này để lát chúng tôi về, đi theo con đường từ cây đu đủ này ra đường Hai Bà Trưng sẽ gần và dễ hơn rất nhiều so với con đường mà chúng tôi đi vào đây.
Hóa ra, vì bác quá nhiệt tình nên đã vô tình làm cho chúng tôi một phen “ hồn vía lên mây”. Bác hỏi chúng tôi người ở đâu, ra Hội An làm gì… một cách rất vui vẻ, cởi mở. Đến lúc này thì hai đưa chúng tôi cười không nhịn được khi nhớ lại hai khuôn mặt hốt hoảng của bọn tôi lúc nãy.
Tôi chào bác và mọi người ra về. Lòng chợt thấy niềm vui rộn ràng khi nghĩ tới hình ảnh những người nông dân ở ngôi làng bên sông Đế Võng, Hội An.
Đến khi ra về mới tá hỏa! Chiếc xe đạp thuê của nhà trọ đã biến mất. Cả hai đứa vừa dáo dác tìm, vừa lo không biết phải ăn nói sao với chị chủ nhà trọ, khoản tiền bồi thường mất xe sẽ tạo ra một “khoảng trống” lớn trong khoản chi tiêu chuẩn bị cho chuyến rong chơi miền Trung này…
Đang miên man trong nỗi lo rối bời ấy, bác nông dân lúc nãy đến hỏi tôi kiếm cái gì. Nghe tôi nói xong, bác cười, tay chỉ chiếc xe dựng ở gốc cây đu đủ cạnh con đường xi măng giữa cánh đồng rau. Mừng quá chừng, tôi cảm ơn bác ấy rối rít. Bác hỏi chứ nãy giờ bác nói gì chúng tôi chẳng hiểu gì sao?! Tôi nói thiệt là có nghe nhưng không hiểu hết những câu bác nói.
Bác nông dân cười to, nói chậm rãi: “Hồi nã, tui nóa...” giải thích rằng, hồi nãy bác đã nói là bác đưa xe qua bên này để lát chúng tôi về, đi theo con đường từ cây đu đủ này ra đường Hai Bà Trưng sẽ gần và dễ hơn rất nhiều so với con đường mà chúng tôi đi vào đây.
Hóa ra, vì bác quá nhiệt tình nên đã vô tình làm cho chúng tôi một phen “ hồn vía lên mây”. Bác hỏi chúng tôi người ở đâu, ra Hội An làm gì… một cách rất vui vẻ, cởi mở. Đến lúc này thì hai đưa chúng tôi cười không nhịn được khi nhớ lại hai khuôn mặt hốt hoảng của bọn tôi lúc nãy.
Tôi chào bác và mọi người ra về. Lòng chợt thấy niềm vui rộn ràng khi nghĩ tới hình ảnh những người nông dân ở ngôi làng bên sông Đế Võng, Hội An.
Tường Vi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét