18 thg 5, 2023

Chùa Bổ Đà đẹp như chốn tiên cảnh ở Bắc Giang

Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Trên các trang mạng xã hội, bộ ảnh về chùa Bổ Đà của nhiếp anh gia Trần Việt Đức (Hà Nội) đang thu hút hàng nghìn lượt thích và chia sẻ, hàng trăm bình luận bởi vẻ đẹp thanh tịnh, cổ kính, trầm mặc và bình yên rất đặc biệt. 

Hấp dẫn gánh gỏi cá Nam Ô hơn 30 năm ở Đà Nẵng

Hơn 30 năm qua, gánh gỏi cá Nam Ô của bà Hoa đã "níu chân" nhiều khách hàng chợ Hòa Khánh, chợ Nam Ô (TP.Đà Nẵng) nhờ hương vị đậm đà của gỏi cá khô và gỏi cá ướt.

Dù nằm sâu trong khu chợ Hòa Khánh (Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) nhưng gánh gỏi cá Nam Ô của bà Trần Thị Hoa (54 tuổi, trú tại tổ 105, P. Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu) khi nào cũng tấp nập người lui tới.

Gỏi cá được bán theo yêu cầu của khách hàng, giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/phần. Ảnh: HỮU TÚ

Du lịch đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng

Trong cái nắng nóng hừng hực của những ngày đầu hè, chúng tôi ra đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng. Con tàu cao tốc lướt sóng nhẹ nhàng, đưa khách từ Phan Thiết đến Phú Quý (Bình Thuận) chỉ mất chừng hơn 2 giờ đồng hồ.

Rời xa cảng Phan Thiết trong buổi sáng nắng lên, nhiều du khách không ngồi yên trong khoang tàu có máy lạnh, mà lên boong để quan sát TP. Phan Thiết từ biển. Hiện nay, tuyến tàu khách Phan Thiết - Phú Quý đã có 5 chuyến, tất cả đều khai thác hết công suất, sáng ra chiều vào và ngược lại, nhưng mùa này không phải lúc nào cũng dễ dàng mua được vé.

Phú Quý đã trở thành đảo du lịch

Trên chuyến tàu ra đảo, có hơn 80% người trên tàu là khách du lịch. Hai vợ chồng chị Minh Thu đến từ Q.Cầu Giấy (Hà Nội) đều bỏ ghế dưới phòng lạnh, lên boong tàu để hóng gió biển. Chị Minh Thu là tiểu thương buôn bán quanh năm nên hiếm khi có thời gian đến những vùng đất lạ như hòn đảo Phú Quý. "Hai vợ chồng tôi có người quen ở Bình Thuận, rủ rê mãi bây giờ chuyến đi đảo mới trở thành hiện thực, phải đi một lần cho thỏa thích" - chị Minh Thu chia sẻ.

Hồ nước ngọt dự trữ trên đảo Phú Quý. Ảnh: QUẾ HÀ

Lòng hồ Trị An mùa khô - từ hoang mạc cằn cỗi thành thảo nguyên xanh mát

Đến với hồ Trị An dịp này, du khách có cơ hội khám phá lòng hồ khi cạn nước, thả hồn trong một hoang mạc mênh mông pha nét thảo nguyên xanh rờn.

Hồ Trị An rộng 323 km² , hình thành từ công trình thủy điện Trị An, nằm trên địa phận 4 huyện của Đồng Nai gồm: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất và Định Quán, cách TP.HCM khoảng 70 km.

Lòng hồ Trị An mênh mông nước trong mùa mưa. Ảnh: LÊ LÂM

Nhưng vào mùa khô, phần lớn lòng hồ trơ cạn đáy. Ảnh: LÊ LÂM

Nước chỉ còn ở lòng sông chính (sông Đồng Nai) và các nhánh sông nhỏ. Ảnh: LÊ LÂM

Một chiếc thuyền bị mắc cạn trên lòng hồ ở thời điểm hiện tại. Ảnh: LÊ LÂM

Vào mùa mưa, hồ Trị An mênh mông biển nước, nhưng vào mùa khô khu vực này cũng nhanh chóng trơ đáy. Đỉnh điểm vào khoảng thời gian tháng 5 - 6 hàng năm, phần lớn hồ cạn, nước chỉ còn ở lòng sông chính (sông Đồng Nai) và các nhánh sông nhỏ.

Sau vài cơn mưa nhỏ đầu mùa, mặt đất khô cằn, nứt nẻ trỗi dậy màu cỏ xanh xâm chiếm. Ảnh: LÊ LÂM

Một cơn mưa bất chợt lướt ngang lòng hồ. Ảnh: LÊ LÂM

Cả một vùng rộng lớn và bằng phẳng lộ ra trước mắt, khô cằn, từ biển nước biến thành hoang mạc, mặt đất nứt nẻ.

Tuy nhiên, chỉ cần vài cơn mưa nhỏ đầu mùa lướt qua, cỏ nhanh chóng biến một vài khu vực rộng lớn thành thảo nguyên xanh rờn.

Lòng hồ Trị An nhanh chóng trở thành thảo nguyên xanh mướt mắt. Ảnh: LÊ LÂM

Tận dụng khung cảnh này, nhiều du khách ở xa đã tìm đến cắm trại, thưởng thức khung cảnh yên bình, mát mắt, mỗi năm chỉ xuất hiện 1 khoảng thời gian ngắn.

Du khách cắm trại trên bãi cỏ giữa lòng hồ Trị An. Ảnh: LÊ LÂM

Một thảo nguyên xanh rì, rộng lớn hình thành giữa lòng hồ. Ảnh: LÊ LÂM

Theo Công ty Thủy điện Trị An, hiện nay đang vào chu kỳ cuối mùa khô và lượng nước trên hồ Trị An sụt giảm sâu, dần về mực nước chết. Cụ thể, cao trình hồ là 62 m, mực nước chết là 50 m.

Hiện mực nước thủy điện Trị An xuống rất thấp, gần mực nước chết. Ảnh: LÊ LÂM

Lê Lâm

Những góc phố Hội An đẹp không phải du khách nào cũng thấy

Phố cổ Hội An chưa bao giờ hết sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Điểm đến này liên tục được truyền thông quốc tế ca ngợi ở nhiều khía cạnh, cả sự bình yên lẫn ẩm thực, con người...

Dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn giữ gần như nguyên vẹn những nét đẹp xưa cũ với những vết rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây, con đường...

Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

11 thg 5, 2023

Bánh tẻ của người Sơn Tây

Bánh tẻ Sơn Tây ngon nổi tiếng từ xưa nay và được coi là có gốc tích từ làng Phú Nhi này thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây. Bánh tẻ thường được du khách mua về làm quà hay được người Sơn Tây mang ra mời khách. Du khách thường bảo bánh tẻ Sơn Tây ngon tới mức ăn một lại muốn ăn hai với người dân dân địa phương trong các bữa cỗ, tiệc luôn có mặt món bánh tẻ. Trong chương trình “Tết làng Việt” chào xuân Quý Mão, món bánh này cũng được chọn giới thiệu đến với những nhà ngoại giao nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội và được mọi người nhiệt tình đón nhận.

Bánh tẻ hay còn được gọi là bánh rang bừa là món quà quê quen thuộc ở miền Bắc. Tại Đường Lâm bánh tẻ ngon nhất là ở làng Phú Nhi nay thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.