8 thg 2, 2023

Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp Tuyên Quang

Nhắc đến các Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp ở khu vực phía Bắc, không thể không nhắc tới Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp Tuyên Quang. Với vị trí, cảnh quan thiên nhiên “sơn thủy hữu tình”, thơ mộng và hùng vĩ cùng các hoạt động ý nghĩa tại thiền viện, nơi đây đã thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái và tu tập.

Hài hòa trong kiến trúc

Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp Tuyên Quang chính thức được xây dựng từ năm 2019, tại xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) với 5 hạng mục chính, do Đại đức Thích Trúc Thông Phổ trụ trì. Đến nay, hạng mục chính là Tòa Tam Bảo, nơi thờ Phật, chư vị tổ sư, lưu trữ kinh điển Phật giáo, tài liệu, sách về thiền phái Trúc Lâm, nơi sinh hoạt của tăng, ni, phật tử... đã cơ bản hoàn thành. Tòa Tam Bảo gồm 3 tầng: Tầng giảng đường, tầng thiền đường và sân lễ lộ thiên. Phía trên sân lễ là tòa tháp 3 tầng. Tọa lạc tại điểm cao nhất của tòa tháp là tượng phật Thích Ca Mâu Ni tay cầm cành hoa sen vừa được hoàn thành năm 2022. Tượng Phật cao 18m, ngang 12m, đài sen cao 4m. Từ vị trí tầng 3 của tòa tháp, phóng xa tầm mắt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn cảnh của khu vực trung tâm thành phố Tuyên Quang với núi non hùng vĩ, dòng Lô lịch sử hào hùng với những cây cầu thơ mộng của Thành Tuyên...

Đông đảo nhân dân và du khách du xuân tại Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp Tuyên Quang

Độc đáo chợ phiên Hùng Lợi cuối năm

Không ai còn nhớ chợ phiên Hùng Lợi (Yên Sơn) có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, vào ngày thứ 7 hằng tuần, họp chợ, tất cả mọi người từ già đến trẻ đều tạm gác lại công việc đang làm để đi chợ. Đặc biệt, phiên chợ ngày cuối năm, đồng bào các dân tộc đến chợ không chỉ để mua bán, mà quan trọng hơn cả là giá trị tinh thần.

Họ đến chợ để gặp gỡ, trò chuyện và tâm sự với nhau, khoe những bộ áo váy đẹp, đặc sản là những nông sản làm ra như mộc nhĩ, nấm hương, măng, rau, lợn, gà, gạo nếp nương... Đi chợ phiên ngày Tết đã trở thành nét đẹp, độc đáo của người dân trong vùng mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Người dân mua hạt rau giống chuẩn bị cho vụ mới.

Chợ phiên vùng cao

Không giống chợ ở trung tâm thành phố, thị trấn, chợ vùng cao họp theo phiên, có khi cả tuần, nửa tháng mới có một phiên. Và không phải xã nào cũng có chợ, nên phiên chợ ở đây rất quý, thu hút đông đảo khách trong vùng, các xã giáp ranh, nhất là dịp gần Tết. Ở huyện vùng cao Lâm Bình, chợ có ở thị trấn Lăng Can, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, xã Hồng Quang, xã Thổ Bình. Còn ở huyện Na Hang chợ có ở thị trấn Na Hang, xã Đà Vị, xã Yên Hoa.

Ngay từ sáng sớm, các con đường dẫn vào chợ vẫn chìm trong mây, chỉ nhận rõ tiếng cười nói, trao đổi hàng hóa nhộn nhịp. Gần xế trưa, ánh nắng của ngày mới bắt đầu le lói. Phải nói rằng không khí Tết vùng cao xuất hiện ở các chợ là sớm nhất. Chị Nguyễn Thị Lành, một lái buôn từ thành phố Tuyên Quang mang hàng Tết bán ở chợ xã Hồng Quang (Lâm Bình) cho biết, ở chợ vùng cao thường có hai loại hàng trao đổi hai chiều. Một là các mặt hàng thiết yếu như muối, nước mắm, dầu hỏa và bánh kẹo phục vụ Tết ở dưới xuôi mang lên. Hai là hàng hóa nông sản của bà con mang bán như lợn, gà, lá dong, mộc nhĩ, măng khô. So với các phiên chợ trong năm, chợ gần Tết bao giờ cũng đông, phong phú mặt hàng.

Chợ phiên vùng cao có nhiều sản vật địa phương ngon, độc đáo.

Phiên chợ lá 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Phiên chợ độc đáo có một không hai ở Tây Ninh, đó là người mua hàng bằng lá thay tiền. Nghe tưởng chuyện đùa nhưng đó lại là sự thật - phiên chợ lá ở Tây Ninh.

Ngày 5.2.2023 (tức ngày 15 tháng giêng), phiên chợ lá ở Tây Ninh lại nhộn nhịp, thu hút hàng ngàn người dân khắp nơi đến chợ. Phiên chợ lá kỳ lạ ở chỗ, người đi chợ không dùng tiền mà dùng lá cây để mua thức ăn, nước uống... Thế nên, người ta mới gọi phiên chợ này là "chợ tiên" hay "chợ lá".

Ở phiên chợ lá, người mua không dùng tiền mà dùng lá cây để mua thức ăn, nước uống và ai cũng có thể mua. Ảnh: GIANG PHƯƠNG

7 thg 2, 2023

Chợ Lá ở Đà Nẵng: Mỗi năm họp một lần và chỉ bán duy nhất mặt hàng lá

Cứ vào khoảng 22 tháng Chạp, ở Đà Nẵng lại rộ một màu lá xanh mướt mắt cùng màu trắng ngà của sợi lạt. Chợ chỉ họp mỗi năm một lần nhưng đã trở thành nét đẹp chân quê điểm xuyết giữ lòng phố thị, phục vụ cho người dân gói bánh cổ truyền, dâng cúng tổ tiên. Đó là chợ lá.

Theo các tiểu thương, không ai biết chợ hình thành từ lúc nào. Chỉ biết mỗi năm chợ chỉ họp một lần từ ngày 22 tháng Chạp đến 29 Tết. Từ 5 giờ sáng, các tiểu thương đã soạn hàng ra bán cho đến tối.

Chợ lá họp mỗi năm một lần từ 22 tháng Chạp đến trưa 29 Tết. Ảnh: T.N.

Kỳ lạ khu chợ choảng nhau bằng cà chua để lấy may

Hằng năm, cứ vào mùng 6 Tết là người dân khắp nơi đổ về đi chợ Chuộng "mua may, bán rủi" để cầu may một năm mưa thuận, gió hoà.

Như thường lệ, sáng sớm ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), hàng nghìn người ở các nơi nô nức kéo nhau về xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) để họp phiên chợ Chuộng.

Chợ Chuộng được họp trên một bãi đất trống rộng khoảng hơn 1.000 m² ven sông Thiều