12 thg 3, 2022

Bảo vật quốc gia mới: Ấn vàng quý nặng gần 9kg của vua Minh Mạng

Ấn vàng quý của vua Minh Mạng - ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo - được nhà Nguyễn giao lại cho Chính phủ từ năm 1945.

Cuộc chuyển giao quyền lực

Sau Cách mạng Tháng Tám, ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo đã được chuyển giao quyền sở hữu. Cuộc chuyển giao này diễn ra vào 30.8.1945, tại lầu Ngũ Phụng trên nền đài Ngọ Môn trước Đại nội Huế. Ở đó, kiếm thoái vị của vua Bảo Đại được trao cho phái đoàn đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời VN Dân chủ Cộng hòa, gồm các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận. Tài sản của vương triều cũng được thống nhất bàn giao. Sau lễ thoái vị, toàn bộ số bảo vật, trong đó có ấn Hoàng đế Tôn thân chi bảo, được chuyển ra Hà Nội.

Hình rồng trên ấn được tạo hình đặc biệt. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

Bảo vật quốc gia mới: Ngôi mộ - trống đồng Gia Phú

Theo PGS-TS Bùi Văn Liêm, trống đồng Gia Phú là ngôi mộ của người có vị trí cao trong xã hội. Nó cũng cho thấy cương vực của văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng Gia Phú. Bảo tàng Lào Cai

Chiếc trống dưới chân núi Fansipan

Tháng 3.2019, cuộc san gạt đất làm nhà của gia đình bà Hoàng Thị Vắng (thôn Tả Thàng, xã Gia Phú, H.Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đã phải tạm dừng khi chạm vào một vật cứng. Đó là chiếc trống đồng và một số di vật xương, rìu đồng, khuyên tai đá… bên trong. “Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với H.Bảo Thắng, các cơ quan chuyên môn vận động gia đình giao nộp, vận chuyển về bảo tàng quản lý”, hồ sơ bảo vật quốc gia Trống đồng Gia Phú cho biết.

Bảo vật quốc gia mới: Bát sứ ngự dụng tinh mỹ Hoàng thành Thăng Long

Hai chiếc bát được sản xuất bằng kỹ thuật cao, thấu quang và có chữ quan. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là bát ngự dụng.

Ngoại giao… bát sứ

Hai chiếc bát sứ ngự dụng ở Hoàng thành Thăng Long đã nổi tiếng trước cả khi trở thành bảo vật quốc gia, thậm chí trước cả khi Hoàng thành trở thành Di sản văn hóa UNESCO công nhận. Từ năm 2004, khi Tổng thống Pháp Jacques René Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi thăm khu di tích Hoàng thành Thăng Long, hai chiếc bát sứ men trắng thời Lê này đã được đưa ra để hai vị khách quý chiêm ngưỡng.

PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, cho biết: “Từ khi phát hiện, chiếc bát đã trở nên rất nổi tiếng, trở thành di sản quý giá của Hoàng thành Thăng Long và nó đã được công bố nhiều trên các sách và tạp chí trong, ngoài nước. Hai vị khách đều thán phục, ngợi ca về phẩm cấp cao quý, chất lượng tuyệt hảo, vẻ đẹp tinh mỹ của đồ án hình rồng khi chiêm ngưỡng chiếc bát này”.

Hai chiếc bát nổi tiếng. T.L

Bảo vật quốc gia mới: Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long

Bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long không chỉ cân đối và tuyệt đẹp. Biểu tượng chim phượng còn được cho là báo điềm lành.

Các nhà khảo cổ học vẫn còn nhớ bảo vật quốc gia Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long xuất lộ năm 2002 trong lớp đất chứa nhiều gạch ngói và các thành phần trang trí kiến trúc thời Lý, thời Trần. “Xung quanh nơi lá đề xuất lộ có nhiều cấu kiện trang trí mái kiến trúc được cho là thời Lý. Đó là tượng đầu phượng, thân rồng… Chúng có thể là vật liệu kiến trúc của cùng một bộ mái”, PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, nhớ lại.

Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long. TL

Thêm 23 bảo vật quốc gia được công nhận

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 2198 công nhận 23 bảo vật quốc gia.

Trong đợt công nhận thứ 10 này, có một nhóm hiện vật thuộc bộ sưu tập tư nhân. Đó là sưu tập gốm men trắng An Biên, thuộc bộ sưu tập tư nhân An Biên của ông Trần Đình Thăng (Hải Phòng).

Bảo vật thuộc sưu tập gốm men trắng An Biên. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp

10 thg 3, 2022

Bánh mì Phượng - món ngon phải lòng thực khách thế giới

Phở, bánh mì, bún bò Huế, bún chả, nem rán... là những món ăn bình dân đã làm nên thương hiệu ẩm thực đường phố nổi tiếng của Việt Nam, gây thương nhớ trong lòng nhiều thực khách quốc tế. Ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) có tiệm bánh mì Phượng thực sự đã tạo nên cơn sốt đối với du khách khi đặt chân đến khu phố cổ tuyệt đẹp này.

Tiệm bánh ra đời vào khoảng thập niên 90 của thế kỉ trước, nằm ở số 2B đường Phan Châu Trinh, Tp. Hội An, nổi tiếng khắp các trang mạng chuyên về du lịch và ẩm thực trên thế giới như Foursquare hay TripAdvisor nhờ món bánh mì bình dân nhưng tuyệt ngon đến mức đầu bếp và cũng là người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Anthony Bourdain của kênh CNN đã từng phải thốt lên khi nếm thử rằng: “Đây thực sự là một bản giao hưởng của bánh mì”.

Bánh mì Phượng nổi tiếng tới mức hầu như du khách nước ngoài nào đến Hội An cũng phải tìm ăn thử bởi nó không chỉ rẻ, chừng 15 đến 30 nghìn đồng/cái (tức khoảng 1 đến 1,5 đô la Mỹ/cái) mà còn ngon đến bất ngờ. Những chiếc bánh có vỏ giòn rụm, nhân bánh béo ngậy, thơm mát bởi sự hòa quyện đầy hấp dẫn của các loại thịt, rau xanh và thứ nước sốt đặc biệt của nhà hàng.

Bánh mì Phượng - món ăn đường phố nổi tiếng thế giới của Hội An. Ảnh: Thanh Hòa