7 thg 2, 2022

Ngôi chùa Tây Tạng độc nhất tại Hà Nội

Chùa Long Quang theo trường phái Mật tông Kim cương thừa, giống với các ngôi chùa thường gặp ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan..

Chùa Long Quang toạ lạc trên vùng đất thôn Vực thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì nên còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch. Năm 2011, ngôi tam bảo xuống cấp không đảm bảo an toàn để phục vụ tín ngưỡng bà con Phật tử nên chùa được trùng tu để có được vẻ khang trang như hiện tại.

Đường tre 500 m ở Hậu Giang thành điểm chụp ảnh Tết

Con đường tre 30 tuổi có chiều dài 500 m ở huyện Phụng Hiệp đón hơn 700 khách mỗi ngày dịp Tết Nhâm Dần.

Đến Hậu Giang du xuân vào những ngày Tết, du khách có thể ghé qua con đường tre 30 tuổi ở ấp Phú Xuân, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp. Nơi này vốn dĩ quen thuộc với cư dân địa phương bởi khung cảnh xanh mát quanh năm, không khí trong lành. Ba năm trở lại đây, đường tre được nhiều du khách biết đến với không gian làng quê đậm chất Việt Nam, có thể dã ngoại, tham quan, chụp ảnh.

Từ 25 tháng Chạp đến mùng 3 Tết Nhâm Dần, mỗi ngày đường tre đón khoảng 700 khách, từ 8h đến 21h. Đa số khách đi theo nhóm nhỏ, mang thức ăn rồi liên hoan cùng bạn bè ở những sạp tre ven sông hoặc những chồi lá. Cạnh đó, khu đường mai, đường đào và phố lồng đèn cũng rực rỡ, nhiều du khách mặc áo dài, thuê trang phục sặc sỡ để chụp ảnh mang không khí Tết cổ truyền. Tiểu cảnh trong đường tre bố trí đa dạng có bàn ghế tre, cờ hoa, kệ tủ, chiếu, liễn, pháo hoa, câu đối đỏ...

Con đường tre rực rỡ cờ hoa chiều mùng 3 Tết. Ảnh: Huỳnh Nhi

Đầu xuân lên Tây Bắc, ngây ngất món rêu

Rêu suối được xem là đặc sản trong các lễ hội, cưới hỏi, làm nhà mới của người dân Tây Bắc. Là nguyên liệu làm nên món ngon như rêu nướng, canh rêu, rêu xào tỏi, nộm rêu... Mỗi món lại chế biến khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng.

Cách làm rêu suối nướng

Theo nhiều người lớn tuổi thì rêu suối gắn liền với một câu chuyện tình rất bi thương của người Thái, cũng là sự tích về ngòi Thia, dòng suối lớn nhất của Mường Lò và Tây Bắc, lòng suối rộng đến 150 mét, nước quanh năm dào dạt.

5 thg 2, 2022

Lẩu cá thác lác nước dừa đón Tết ở miền Tây

Chả cá thác lác được quết dai, ngấm vị ngọt thanh của nước dừa tươi, dậy mùi thơm hành ngò, ăn cùng khổ qua thái mỏng.

Với lợi thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, người miền Tây tận dụng nguồn nước để nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, trong đó cá thác lác cườm Hậu Giang là một trong những đặc sản hút khách nhất tỉnh. Loại cá này có thịt ngọt, thơm và dai, thích hợp chế biến nhiều món ăn ngon cho ngày Tết như cuộn bắp cải hấp, nấu lẩu chua, xào rau củ, nấu bún, kho tương, sốt cà chua... Chả cá được sơ chế, bày bán nhiều ở khu vực chợ Vị Thanh, chợ Nàng Mau, giá từ 150.000 đồng/kg.

Có đặc sản thơm ngon, người Hậu Giang thường dùng chả nấu lẩu đãi khách vào dịp Tết, trong đó chả cá nấu cùng khổ qua được thực khách ấn tượng. Món ăn có nguyên liệu và cách làm đơn giản nhưng gây nhung nhớ về hương vị. Thịt cá dai mềm, đậm đà, nước dùng ngọt thanh, thơm nhẹ khổ qua và dậy mùi hành ngò. Người miền Tây cũng quan niệm ăn khổ qua vào đầu năm sẽ giúp xua đi những khổ cực của năm cũ, chào đón năm mới tốt lành hạnh phúc.

1 kg chả cá có thể chế biến thành 2 món lẩu và chả chiên cuốn bánh tráng, rau sống. Ảnh: Huỳnh Nhi

Về những trận tử chiến ở Hổ Quyền xứ Huế xưa

Trận đấu cuối cùng ở Hổ Quyền được ghi nhận vào năm 1904, dưới triều vua Thành Thái. Đây là một trận đấu hấp dẫn, được người đương thời chứng kiến và mô tả kỹ.

Được vua Minh Mạng cho xây dựng vào năm 1830 ở kinh thành Huế, Hổ Quyền là một đấu trường cổ độc đáo của Việt Nam, không hề có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

Về “Bạch Hổ” linh thiêng của Cố đô Huế

Ngoài yếu tố Bạch Hổ, trên cồn Dã Viên còn xảy ra một câu chuyện hấp dẫn khác liên quan đến loài hổ.

Nằm giữa dòng sông Hương, ở phía Tây Nam của kinh thành Huế, cồn Dã Viên có một vai trò đặc biệt trong phong thủy của Cố đô Huế xưa.