29 thg 3, 2021

Cồn Mỹ Phước – Điểm du lịch xanh hấp dẫn ở Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước với khí hậu trong lành, mát mẻ cây cối xanh tươi, sum suê trĩu quả bốn mùa, phong cảnh nên thơ hữu tình, người dân chất phát, hiền hòa, mến khách… đã trở thành điểm du lịch Sóc Trăng xanh hấp dẫn thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và thư giãn.

Ví trị Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn nằm gần cuối hạ lưu, xuôi theo dòng sông Hậu, theo hướng Tây – Bắc, Đông – Nam, ở giữa đôi bờ của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đầu cồn hướng về phía Hậu Giang, Cần Thơ, đuôi cồn hướng ra biển Đông, tiếp giáp với huyện Cù Lao Dung, cách đầu cù lao khoảng 1km, cách bờ biển Đông khoảng 40km, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 25km.

Cua Cà Mau, món ngon nức tiếng

Nói đến món ngon, đặc sản Cà Mau thì phải nói đến con cua. Cua biển Cà Mau nói chung, cua biển Năm Căn nói riêng ngon, ngọt, chắc nịch thành từng thớ, gạch béo ngậy, ngây ngất đầu lưỡi. Bởi vậy không quá khi nói rằng, du lịch Cà Mau mà chưa ăn cua thì coi như chưa trọn vẹn một chuyến đi.

Cua Cà Mau đặc sản nổi tiếng

Cua Cà Mau được đánh giá là loại cua ngon nhất cả nước, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao do chúng được nuôi hầu hết ở môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển có độ mặn cao quanh năm, hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ, giàu khoáng chất, sinh vật biển tạo nguồn thức ăn dồi dào cho cua nên thịt cua ngon hơn các vùng khác.

24 thg 3, 2021

Đá Mài một thuở...

Gần nửa thế kỷ trước, ngọn núi mang tên Đá Mài tọa lạc ở phía tây xã Bình Long (Bình Sơn) từng nhộn nhịp người đào, đục đá đêm ngày. Qua đôi bàn tay khéo léo “cắt, gọt” của người thợ đá, những viên đá mài từ ngọn núi này đã theo các thương nhân đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ấy vậy mà dần dà về sau, khi những dụng cụ mài dao, rựa... hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, cũng là lúc những viên đá mài và núi Đá Mài dần rơi vào lãng quên.

Một thời rộn rã

Lục lại ký ức trở về những năm 80 của thế kỷ trước, cụ ông Đặng Sơn Cổ, ở thôn Long Bình, xã Bình Long (Bình Sơn) bồi hồi kể: “Núi Đá Mài ngày xưa là nơi “kiếm cơm” cho mấy trăm gia đình ở đất Bình Long này. Ngày ấy, chưa có tuyến đường nhựa Bình Long - Trà Bồng, cũng chưa có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi ngang qua núi Đá Mài; chúng tôi lên núi bằng cách đi men theo đường ruộng và đường mòn. Người thì đào hầm đục đá, người thì mang quang gánh để gánh đá từ núi xuống và bán cho các thương lái chờ sẵn bên dưới. Nhộn nhịp và rộn ràng lắm”.

Núi Đá Mài giờ có đường giao thông xẻ qua, lộ ra những phiến đá mài phơi sắc tím ở khắp nơi. Ảnh: Ý THU

Tứ giang xứ Quảng

Nhắc đến Quảng Ngãi, nhiều người vẫn hay nhớ về miền Ấn - Trà, với ngọn núi Thiên Ấn và dòng sông Trà Khúc, cùng với các dòng sông Trà Bồng, sông Vệ, sông Trà Câu, là bốn dòng sông lớn ở xứ Quảng.

Những dòng sông bắt đầu từ đâu?

Có rất nhiều câu chuyện về các dòng sông, mà chỉ riêng thượng nguồn của dòng sông đã là câu chuyện dài, thú vị. Những con sông được hợp thành từ nhiều nguồn nước, nên khó xác định nguồn gốc chính xác bắt đầu từ đâu, mà chủ yếu tìm hiểu về những hợp nguồn chính tạo nên. Theo Địa chí Quảng Ngãi, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông, có ba nguồn nước chính hợp thành gồm sông Re, sông Rin, sông Xà Lò. Sông Trà giống như một cái cây có nhiều nhánh tẻ ở đầu nguồn. Công trình thủy lợi Thạch Nham bắc ngang dòng sông, đã mang nước tưới cho nhiều cánh đồng trong tỉnh, góp phần mang đến những vụ mùa bội thu.

Núi Ấn - sông Trà. ẢNH: LÊ VĂN THUẬN

Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương

Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM).

Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì Mỹ Liên.

Từng miếng bánh nhỏ xinh, trắng muốt được phết đậu xanh trên đĩa, phủ lên một lớp bì trộn với thịt nạc thái sợi nhỏ xíu, thêm màu xanh của rau sống và dưa leo xắt sợi. Trước khi ăn, bạn sẽ rưới lên nước chấm chua ngọt, có lẫn sợi củ cải và cà rốt bào nhuyễn, thêm muỗng ớt bằm cay xè, nhìn đã hấp dẫn.

Mỗi suất có giá từ 30.000 đồng trở lên.

23 thg 3, 2021

Món cà đắng của người Ê đê

Đối với người Ê đê, món cà đắng giã cùng cá hấp tuy dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Đây là một trong những món ăn truyền thống trong bữa cơm hằng ngày của người Ê đê. Món ăn chế biến khá đơn giản nhưng đã trở thành đặc sản gây “thương nhớ”, đặc biệt là những người con Ê đê xa quê hương…

Nguyên liệu chế biến món ăn này khá quen thuộc trong đời sống người Ê đê, gồm có cà đắng, cá hấp, sả, ngò gai, ớt, củ nén ngắn, người Ê đê đã có món cà đắng giã cá hấp dân dã.

Các nguyên liệu chế biến món ăn gần gũi với đời sống thường ngày của người Ê đê