30 thg 8, 2020

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 3

Cổng đền thờ họ Mạc nơi chân núi Lăng / Bình San.

Hoành phi: “Mạc công miếu”.
Đối liễn: “Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọng / Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh” (Một nhà trung nghĩa, danh thơm cả họ / Bảy lá dậu che, khắp nước quý yêu).
Ảnh: Phanxipăng 


Lần tìm chìa khoá giải mã

Bức mật thư truyền khẩu kia cứ như bài toán hóc búa, thách đố bao lớp người động não, thậm chí xả thân, để săn lùng đáp số. Lần này, rằm tháng giêng Nhâm Ngọ (26-2-2002), trở lại Hà Tiên, tôi thử tìm hiểu những cách lý giải mật thư đã và đang tồn tại ở địa phương.

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 2

Trong công viên Mũi Tàu ở Hà Tiên, tượng đá Mạc Cửu cao 7m do điêu khắc gia Nguyễn Hồng Phong tạc. Ảnh: Quang Trưởng 

Đến bức mật thư dài

Năm ngoái (2001) ghé vội, tôi chưa kịp ngoạn du Hà Tiên thập cảnh. Tuy nhiên, dạo ấy, trong bữa tiệc sơ ngộ với một số bậc thức giả tại địa phương, tôi có hỏi về Thạch động thôn vân thì được nghe lắm chi tiết lý thú. Rằng “động đá nuốt mây” nằm trong ngọn núi cách trung tâm thị xã chừng 3km về phía tây bắc. Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi tên là 雲山 / Vân sơn / núi Mây: “Cao chừng 4 trượng, bốn bên dốc đứng như cái cột kình thiên, núi động rộng 4,5 trượng, trong có chùa Bạch Vân.”

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên - 1

Ghé chơi Hà Tiên, du khách sẽ ngạc nhiên thích thú nếu tình cờ nghe dân địa phương kể về kho báu mà dòng họ Mạc từng cất giấu nơi đây hồi thế kỷ XVIII. Đúng tiết Nguyên tiêu Nhâm Ngọ (26-2-2002), nhân trở lại thị xã biên viễn này để dự lễ hội kỷ niệm 266 năm thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, tôi bèn tranh thủ sưu tra tư liệu, gặp gỡ chứng nhân, kết hợp quan sát thực địa, những mong làm sáng tỏ đôi điều quanh câu chuyện ly kỳ.

Bản đồ địa giới hành chính thị xã Hà Tiên hiện thời

Chùa Phù Dung (Chùa Phù Cừ) – Hà Tiên – Kiên Giang

Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ, nằm dưới chân núi Bình San, phường Bình San, thành phố Hà Tiên, Kiên Giang. Là một trong những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng, chùa Phù Dung không chỉ điểm tô cho non nước cõi biên thùy nét uy nghiêm trầm mặc của một ngôi già lam mà còn làm say lòng du khách bởi phát tích câu chuyện tình diễm lệ của ngài Tổng trấn và “nàng Ái cơ trong chậu úp”.

Cổng chùa

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm – U Minh – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm là điểm du lịch sinh thái cộng đồng nằm giữa cánh rừng tràm U Minh Hạ thuộc tuyến Kênh T27, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Tuy vừa mới hoạt động nhưng đã trở thành địa điểm du lịch Cà Mau thu hút đông đảo khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm – U Minh – Cà Mau

Khu du lịch sinh thái Hương Tràm có diện tích lên đến 27ha, trong đó có 20ha rừng tràm hơn 4 năm tuổi. Hiện nay Hương Tràm có các mô hình phục vụ du khách: Khu homestay với 6 căn nhà thủy tạ trên ao 4.000
m2 phục vụ ẩm thực; các trò chơi dân gian hấp dẫn: Chạy xe đạp, cầu trượt, cầu treo, chèo xuồng ba lá…

Nông Trại Du Lịch – Sân Chim Vàm Hồ – Bến Tre

Nếu có dịp về thăm xứ dừa Bến Tre, bạn đừng quên đến Vàm Hồ là sân chim lớn nhất của tỉnh Bến Tre để khám phá thiên nhiên kỳ thú, lắng nghe và nhìn tận mắt ngắm nhìn những đàn chim bay lượn trên bầu trời.
Sân chim Vàm Hồ nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai thuộc địa phận các xã Mỹ Hòa, Tân Mỹ và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có diện tích trên 67ha. Từ trung tâm tỉnh Bến Tre có nhiều con đường dẫn đến Khu du lịch sinh thái Sân chim Vàm Hồ đậm dấu ấn rừng ngập mặn. Trong đó tuyến đường thuận tiện nhất: qua Giồng Trôm đến Tân Xuân, huyện Ba Tri, lộ trình khoảng 30 cây số.

Thời điểm mà khách du lịch Bến Tre ghé đến tham quan đông nhất là vào khoảng tháng 10 đến tháng 4, chim bắt đầu tụ tập về đây sinh sản, có thể thấy rõ trên các ngọn đước, bần, mắm nặng trĩu những tổ chim. Đến tháng 8 chúng lại bay đi nơi khác. Tập quán này được giữ nguyên hàng chục năm qua.