28 thg 7, 2020

Những nơi lưu dấu cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở An Giang

Những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi ở Nam Bộ để truyền bá tư tưởng yêu nước. 

Tại An Giang, chùa Giồng Thành (phường Long Sơn, TX. Tân Châu) và chùa Hòa Thạnh (xã Nhơn Hưng, Tịnh Biên) là 2 địa chỉ mà cụ Phó bảng thường lui tới hoạt động, trở thành nơi minh chứng cho tinh thần cách mạng, lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc nói chung và nhân dân An Giang nói riêng.

Chùa Giồng Thành còn gọi là Long Hưng tự (phường Long Sơn) do hòa thượng Trần Minh Lý đứng ra khởi công xây dựng vào năm 1875. Sở dĩ chùa có tên Giồng Thành vì chùa được xây dựng trên một giồng đất cao và trên nền hào thành của nhà Nguyễn trước đây là Tân Châu Bảo. Chùa được xây dựng theo chữ “Song Hỷ”, gồm 3 gian: chánh điện, nhà giảng và hậu tổ.

Các món ăn ngon đặc sản Bạc Liêu nhất định phải thử

Bạc Liêu có sự giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer nên ẩm thực nơi đây rất đa dạng, phong phú, là điểm dừng chân tuyệt vời cho những “tâm hồn ăn uống”. Ẩm thực Bạc Liêu có tính đặc thù riêng biệt dân dã, mộc mạc, những món ăn được làm ra dưới bài tay của người dân địa phương khiến ai đã thưởng thức một lần, khó lòng quên. Xin giới thiệu những món ăn ngon đặc sản Bạc Liêu nhất định phải thử.

Bánh xèo

Bánh xèo Bạc Liêu hấp dẫn bởi bột bánh xèo mềm, dẻo vừa độ, quyện vào mà không dính khi được xay bằng cối đá. Bánh ngon thêm phần do tráng khéo, cắn miếng nào, chổ nào cũng nghe vỏ bánh nổ giòn tan. Nhân bánh được làm bằng thịt ba chỉ hoặc thịt vịt xiêm băm nhuyễn, tép bạc, củ sắn, giá, đậu xanh và hành tây. Bánh xèo được ăn kèm với rau xà lách, cải xanh, húng quế, diếp cá… chấm cùng nước mắm được pha chế vừa mằn mặn, chua chua, ngọt ngọt, cay nồng vị tỏi ớt. Gắp một miếng bánh vàng, nhẹ nhàng cuốn với lá cải xanh, xà lách thêm vài chiếc lá dấp cá, rau thơm… rồi chấm vào chén nước mắm chua ngọt màu đỏ. Bánh xèo ăn khi còn nóng tan giòn nơi đầu lưỡi, béo tận chân răng. Mùi thơm nghi ngút của bánh, vị ngòn ngọt của tôm và nước chấm quyện trong hương nhãn đầu mùa khiến du khách không thể nào quên.

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu

Vườn nhãn Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng, không chỉ vì hương vị ngọt thanh tao và hương thơm quyến rũ mà còn nổi tiếng về tuổi thọ. Những cây nhãn ở đây đều trên trăm năm tuổi nên người dân bản địa thường gọi là nhãn cổ với dáng vẻ gân guốc, uốn lượn tựa như những tác phẩm nghệ thuật mà tạo hóa đã khắc nên. 

Những cây nhãn ở đây đều trên trăm năm tuổi 

Nhãn Bạc Liêu đã đi vào nhiều trang thơ, bài hát và đã ở lại với đời sống của người dân Bạc Liêu hàng trăm năm nay. Đối với khách phương xa, có dịp du lịch Bạc Liêu, ai cũng một lần muốn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của những thân nhãn cổ hơn trăm tuổi và nếm vị ngọt ngon của nhãn cổ một thời trứ danh. 

Nghề gác kèo ong Rừng U Minh Hạ – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề gác kèo ong của người dân ở hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là nghề truyền thống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo các bậc cao niên trong nghề thì gác kèo ong hình thành rất sớm, từ những ngày đầu tiên con người đặt chân đến vùng đất này khai hoang mở cõi khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XIX.

Người gác kèo giỏi cần phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền. Nghề gác kèo mang đến cho đời nhiều mật ngọt và sinh ra nhiều thế hệ nghệ nhân lão luyện, có kinh nghiệm và tri thức, tâm huyết với nghề, yêu rừng và đàn ong.

Vào tháng 11 – 12 hằng năm, khi rừng U Minh hoa tràm nở rộ, các loài ong bay về chọn những nhánh tràm nằm xiên để đóng tổ. Biết quy luật này, những cư dân sống giữa rừng tràm bạt ngàn này phát hiện ra tập tính của loài ong mật là chỉ làm tổ ở những thân cây nghiêng như kèo nhà, từ đó họ tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong, và nghề gác kèo ong ra đời như vậy.


Đền thờ Bác Hồ ở Bạc Liêu – Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Bạc Liêu là một “vùng đất mới” về tuổi đời và bề dày văn hóa so với các vùng, miền khác, nhưng tại Bạc Liêu vẫn có những di sản văn hóa rất giá trị không kém phần đặc sắc và có ý nghĩa đối với du khách. Trong đó phải kể đến Đền Thờ Bác Hồ tọa lạc tại ấp Bà Chăng A, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, cách trung tâm huyện Vĩnh Lợi khoảng 5 km về hướng Tây – Nam và cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng hơn 20km về hướng tây.

Cổng vào

Năm 1969, nghe tin Bác Hồ kính yêu mãi mãi đi xa, quân dân xã Châu Thới vô cùng bàng hoàng, đau đớn. Với tình yêu thương của Bác đối với nhân dân miền Nam ruột thịt nên nhân dân nơi đây có tâm nguyện chung là xây dựng Đền thờ Bác ngay tại quê hương để ngày đêm hương khói cho Người. Hàng ngàn cán bộ, nhân dân trong xã và huyện đã không sợ hy sinh, gian khổ, ngày đêm góp sức, góp công xây dựng Đền thờ Bác ngay chính mảnh đất đầy khói lửa, đạn bom Châu Thới anh hùng…

23 thg 7, 2020

Tinh hoa gốm Chăm

Những bức phù điêu, họa tiết trang trí, tượng vũ nữ apsara... bằng gốm được trang trí trong những đền đài rêu phong, cổ của người Chăm ở vùng Nam Trung Bộ vẫn tồn tại hơn 1000 năm nay; những điệu múa cổ xưa như múa lu, múa đội nước... cũng được các vũ nữ sử dụng gốm làm đạo cụ mô phỏng lại những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm đang thu hút du khách gần xa. Có thể nói, gốm không chỉ là dụng cụ phục vụ đời sống mà nó còn được ví như “vật trung gian” để người Chăm giao tiếp với thế giới thần linh. Từ những thông tin trên đã thu hút chúng tôi về với làng gốm cổ Bàu Trúc ở Ninh Thuận để khám phá tinh hoa nghề làm gốm của người Chăm. 

Độc đáo Gốm Bàu Trúc 


Chúng tôi về Ninh Thuận, vùng đất khô hạn nhất Việt Nam giữa những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nhiều hoạt động kinh tế, du lịch bị đình trệ do dịch COVID -19 và hạn hán nhưng tại làng gốm cổ Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn nhộn nhịp các hoạt động sản xuất. Tại các gia đình, các nghệ nhân vẫn cần cù nặn và các lò nung vẫn đỏ lửa để cho ra lò những mẻ gốm mới.


Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay. Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc có khoảng 500 hộ dân thì có đến hơn 90% trong số đó vẫn làm nghề gốm.