14 thg 7, 2020

Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng. 

Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.


Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

Dân ca M’nông chứa đựng bao nhiêu cái hay, cái đẹp!

Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã sáng tạo các giá trị văn hóa độc đáo như cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực. Trong đó, hát dân ca (Nau M’pring) M'nông được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Nét văn hóa độc đáo

Dân ca là hình thức diễn xướng dân gian được người M’nông sáng tác, lưu truyền, thực hành trong cuộc sống, lao động hàng ngày như hát ru con, hát khấn thần trong các nghi lễ, hát đố, hát đồng dao, hát kể sử thi… 

Dân ca M'nông được khai thác, trình diễn trên sân khấu 

Vẻ đẹp hoang sơ của thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Tầng thứ nhất của thác 5 tầng có dòng chảy lớn 

"Lộc trời" của Tây Nguyên

Mọc chủ yếu ở vùng đồi núi khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 4 năm mới ra hoa kết trái 1 lần, vì thế, quả ươi được coi là “lộc trời”. 

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cây ươi sống chủ yếu dọc các con suối và sông Đồng Nai đoạn qua huyện Đắk R’lấp… Năm nay, cây ươi lại cho quả, bắt từ tháng 4 và có thể kéo đến cuối tháng 6. Thời tiết hạn hán kéo dài nên ươi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được xem là “được mùa”. 

Quả ươi được người dân thu lượm dọc sông Đồng Nai, đoạn qua xã Hưng Bình (Đắk R'lấp) đầu năm nay 

Hấp dẫn các món ăn từ rau chơr của người M’nông

Người M’nông sinh sống gắn bó với núi rừng. Vì vậy, họ xem những loại cây trái trong tự nhiên là sản vật và có thể chế biến thành món ăn hoặc vị thuốc quý. Cây chơr (theo tiếng gọi của người M'nông) là một loại cây rừng quen thuộc của người dân nơi đây, vừa là món ăn đặc sản nhưng cũng là vị thuốc quý của đồng bào.

Cây chơr hay còn gọi là cây móp gai, rái gai, mớp gai, càng tôm. Cây thường mọc dọc theo bờ ao, ven suối, trong môi trường bán ngập nước. Thân cây ngắn, phình to, mọc lấp lửng trên mặt đất (thường gọi là củ chơr). Rễ từ thân ăn sâu xuống đất. Hoa của cây móp gai vươn cao lên trên lá, cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh… Lá có cuống dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuống có nhiều gai nhỏ, khi cuống còn non gai mềm, khi cuống lá già gai sắc nhọn. 

Người M'nông hái rau chơr ở ven sông, suối 

Khám phá thác Già Làng ở Quảng Tân

Thác Già Làng hay gọi là thác 79 nằm trên địa bàn bon Mê Ra, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông). Để đi đến ngọn thác tuyệt đẹp này, du khách có thể đi từ UBND xã Đắk Wer đến bon Mê Ra tầm hơn 10km hoặc đi hướng từ xã Đắk R’Tíh (Tuy Đức) vào bon Mê Ra gần 20km.

Nước từ thượng nguồn về với ngọn thác 

Theo người dân nơi đây, sở dĩ thác có tên là thác Già Làng vì các đời già làng người M’nông từ trước đến nay đều ở gần dòng suối và ngọn thác này. Già làng người M’nông nơi đây đã từng chứng kiến những điều linh thiêng ở con thác. Các đời già làng luôn bảo vệ ngọn thác. Vì vậy, người dân quen gọi tên là thác Già Làng cho đến nay.