14 thg 6, 2020

Bò hít - món ăn vặt tuổi thơ

Có lần, người bạn từ Sài Gòn trên đường về quê ở tít vùng cao phía Bắc, đã tiện đường ghé ngang nhà tôi chơi. Bạn bảo: “Có món gì đặc sản ở đây, dẫn mình đi thưởng thức cho bằng hết nhé”. Tôi chở bạn lòng vòng thành phố, rồi tạt vào quán don, quán ốc hút, bánh rập... Bữa cuối trước khi tiễn bạn lên xe để tiếp tục về lại quê, tôi chợt nhớ ra còn một món ăn gắn liền với nhiều thế hệ học sinh ở quê mình.

Món tôi dẫn bạn đi ăn, là món ăn vặt hầu như không đứa học trò nào là không biết, đó là bò hít. Thật sự, món bò hít có ở nhiều nơi, với các tên gọi khác nhau như: Gỏi đu đủ, nộm đu đủ chua ngọt... Nhưng ở Quảng Ngãi, món này có cách gọi và hương vị đặc biệt hơn khi ăn kèm với bánh tráng nướng và có vị cay đặc trưng. 

Món bò hít. 

Cá cháy Đại Ngãi… lên Sài Gòn

Hồi xưa, Vàm Tấn - vàm Đại Ngãi hay thương cảng Đại Ngãi (thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú ngày nay) là 1 trong 2 cửa ngõ xuất khẩu lưu thông hàng hóa quan trọng nhất của tỉnh Sóc Trăng lúc bấy giờ. Tại đây, còn có con cá cháy ngon đến mức được mệnh danh là “Kỳ trân, thủy vật” ngon bậc nhất của sông Hậu.

Cá cháy với cụ Vương


Đặc biệt cá cháy lên khỏi mặt nước là chết liền, nên bà con phải biết chế biến kịp thời cho cá tươi ngon. Cá cháy nhiều thịt nhưng cũng lắm xương. Toàn xương chữ “y” giắt trong thịt như cá he. Cá cháy rất nhiều nhớt. Muốn làm sạch nhớt mình phải biết cắt 2 mang, và lấy chính cái miếng mang này vuốt xuôi từ đầu xuống đuôi thì cá mới sạch nhớt. 


Cá cháy và sự ra đi kỳ bí của cá cháy

Cá cháy là một loài cá nổi tiếng ở vùng sông nước Hậu Giang. Tuy không phải là loại “sơn hào hải vị” như cá anh vũ trên sông Bạch Hạc xưa kia dùng để tiến vua, nhưng đem so với những loài cá được ghi trong sách đỏ như cá hô, cá tra dầu, cá trắm đen…thì con cá cháy được nhiều người ca ngợi không tiếc lời. Trong Gia Định thành công chí, tác giả Trịnh Hoài Đức cũng nhắc đến loài cá này với cái tên gọi “thiều ngư”.

Cây thốt nốt trái tim ở An Giang đã trở lại

Đến An Giang, du khách không khó bắt gặp những hàng thốt nốt trải dài. Thốt nốt là loại cây đặc trưng của vùng bảy núi An Giang, với hình dáng bên ngoài giống cây dừa và lá cọ. Huyện Tri Tôn hay huyện Tịnh Biên ở An Giang được coi là xứ sở của loài cây này. Những du khách đã từng một lần đến đây đều thưởng thức loại cây trái ngon này và đều nhớ mãi thứ đặc sản của vùng biên.

Hàng thốt nốt tạo thành hình trái tim thuộc địa phận xã An Tức, huyện Tri Tôn, là một trong những điểm check-in được giới trẻ yêu thích khi du lịch An Giang.


Thốt nốt trái tim trước đây – Ảnh: trangnhonho

Địa điểm du lịch Rạch Giá – Kiên Giang thú vị không thể bỏ qua

Thành phố Rạch Giá là trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang, đây là thành phố duy nhất ở miền Tây nằm ven biển. Nơi thành phố biển sầm uất này có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với rất nhiều di tích văn hóa, lịch sử giá trị, những công trình kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Xin giới thiệu những địa điểm du lịch Rạch Giá bạn không thể bỏ qua.

Cổng Tam Quan

Ngay khi đến Rạch Giá, bạn đã có thể thấy cổng Tam Quan, đây được coi là biểu tượng của thành phố Rạch Giá. Bạn sẽ ấn tượng ngay với công trình được thiết kế theo phong cách truyền thống của Việt Nam gồm ba ô cửa hình vòng cung, xây dựng kiên cố. Gần nửa thế kỷ, Cổng Tam Quan là niềm tự hào của Kiên Giang luôn mở rộng đón chào khách tứ phương đến thăm.

Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Cà Mau

Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa, trong đó không thể không nhắc đến Đình Tân Hưng. Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930) và còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Đình Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.


Ảnh:camautourism

Khu Di Tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2, tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường nay là số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Nhà Bạch Công Tử năm 1969

Sinh thời, ông Lê Công Phước nổi danh giàu có, là “ông hoàng ăn chơi” khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20. Người đời đặt biệt danh “Bạch công tử” cho ông là để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy (hay Công tử Bạc Liêu). Và cũng bởi, ông có nước da trắng trẻo, thư sinh, phong thái luôn ung dung, đĩnh đạc.

10 thg 6, 2020

Căn nhà màu tím ở Cần Thơ

“Căn nhà màu tím” là tên điểm thưởng thức cà phê, phim trường tọa lạc trên đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Đúng như tên gọi, từ căn nhà, chi tiết trang trí đến chiếc xe đạp, xích đu, ghế ngồi… ở nơi này đều tràn ngập sắc tím. Tím nhạt, tím sen, tím đậm, rồi tím rịm… màu tím “đốn tim” du khách khi đến đây. 

* Xứ sở của màu tím 


Điểm tham quan bắt mắt người xem từ chiếc cổng màu tím và giàn hoa ti-gôn tím. 

Giếng trời - Chốn bồng lai tiên cảnh

Nhắc đến Giếng trời, có lẽ nhiều người dân thành phố còn cảm thấy lạ lẫm. Tuy nhiên, với những “phượt thủ”, địa danh này không mới mẻ gì bởi sức hút của vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nơi đây. 

Vẻ đẹp trong lành của Giếng trời vào một buổi sáng mùa hè. Ảnh: GIA HUY 

Để đến được Giếng trời phải băng qua những đoạn đường trơn trượt, đầy khó khăn, nhưng khi tới nơi, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thích thú bởi làn nước trong xanh và mát mẻ. Giếng trời nằm sâu trong núi thuộc địa phận xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Có lẽ do địa hình khó đi nên thắng cảnh này còn ít người biết đến. Khoảng 10 năm trở lại đây, địa danh này được những người đi rừng phát hiện và sau đó một vài nhóm phượt tìm đến để chinh phục và khám phá. Nhờ cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng, Giếng trời được các nhóm phượt chia sẻ lên mạng xã hội và lan truyền đến nhiều bạn trẻ.

Hồ Hóc Khế - Chốn 'sơn khê' hữu tình

Nằm ở thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, từ ngã ba Túy Loan theo đường ĐT604 ngược lên huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) độ chừng 4km, rẽ trái thêm 500m nữa là du khách đã đến chốn “sơn khê” hữu tình - hồ Hóc Khế. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hóc Khế lúc về chiều. Ảnh: TÂM NHƯ 

Hồ Hóc Khế có diện tích rộng gần 20ha, bao quanh bởi rừng keo lá tràm, tạo khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Nước hồ trong xanh, sạch sẽ. Đây là điểm thưởng ngoạn lý thú cho những ai yêu thích phong cảnh thiên nhiên núi rừng và không gian yên tĩnh. Khu vực xung quanh hồ có nhiều vị trí thuận lợi cho các gia đình đến trải nghiệm câu cá, cắm trại thư giãn vào dịp cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả.