26 thg 2, 2020

Thổ canh hốc đá

Một phương pháp canh tác nông nghiệp đặc trưng đang được đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá thuộc tỉnh Hà Giang áp dụng hàng nghìn năm qua đã thực sự khiến nhiều người phải khâm phục. Đó là hình thức thổ canh hốc đá với biết bao nhọc nhằn, gian truân trong cuộc chinh phục thiên nhiên, vươn lên chống chọi cái đói, cái nghèo ở miền biên cương cực Bắc của Tổ quốc.

Nhọc nhằn trên đá
Nếu ai chưa đến cao nguyên đá, chưa được tận mắt chứng kiến người dân canh tác trên đá thì thật khó có thể tưởng tượng nổi người nông dân nơi đây phải làm nông nghiệp vất vả và tốn nhiều mô hôi công sức đến mức nào. Đó là một cuộc mưu sinh không giống bất cứ nơi đâu. Bao đời nay, đồng bào có câu nói “Sống trên đá, chết vùi trong đá”. Dân ca Mông lại có câu “Loài cá sống ở nước/ Loài chim bay trên trời/ Người Mông sống ở núi”. Với 3/4 diện tích là núi đá, quanh năm hạn hán, sản xuất đều trông vào nước trời, cộng thêm do ở trên cao, xa khu dân cư nên việc chăm bón, thu hoạch không mấy dễ dàng. 

Cha cõng con đi cày trên đá. 

Bê chao Mộc Châu

Du khách khi đặt chân đến du lịch Mộc Châu, Sơn La chắc hẳn đều ít nhất một lần nếm thử món Bê chao. Từ vùng đất Mộc Châu này, món Bê chao nức tiếng đã lan tỏa khắp Việt Nam làm thành món ăn phổ biến, mới nghe tên đã cảm nhận được hương vị thơm ngọt của nó. 

Theo người dân Mộc Châu kể lại, đây vốn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành có những đồng cỏ xanh mướt và là thế mạnh phát triển nghề chăn nuôi bò sữa. Những chú bò con khi mới sinh ra (gọi là bê) sau khi xác định giới tính, nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa, còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Khi bê đực bị loại, người dân đã chế biến nó thành một món bê chao ngon hấp dẫn và giàu chất dinh dưỡng.

Còn nói về cách chế biến Bê chao thì tương đối đơn giản, dễ thực hiện với sự đi kèm của một số nguyên liệu tạo hương vị như sả, gừng, ớt. Thịt Bê sữa được thái miếng tẩm ướp với gia vị sau đó được chao trong dầu nóng. Người đầu bếp sẽ phi thơm gừng, sả rồi thả thịt bê vào chảo dầu đang sôi. Mùi thơm của hương vị từ gừng, sả và thịt sẽ hòa vào nhau tạo nên độ giòn cho món bê chao. Thịt bê vàng, phần bì giòn tan khiến người ăn chỉ nhìn đã muốn ăn ngay.

Đà Lạt - những cuốc xe du hí

Đến với Đà Lạt mộng mơ, bạn hãy thử một lần ngồi lên những cỗ xe ngựa đẹp như trong truyện cổ tích hoặc lên những chiếc xe điện chạy êm ru, không mùi xăng, không mùi khói dạo chơi loanh quanh nơi phố núi thì mới cảm nhận được hết cái sự sung sướng của kẻ lãng du trên miền hoa, sương, khói, nắng và gió… 

Đà Lạt là xứ ngàn hoa, là thành phố của tình yêu, của mộng mơ và lãng mạn. Phố núi Đà Lạt đồi núi trập trùng, nhà cửa nhấp nhô theo triền núi, đường sá quanh co lúc lên cao lúc xuống thấp, lúc ẩn lúc hiện trong những cánh rừng thông xanh mướt, thảng hoặc những trại rau, trại hoa chợt hiện lên ngút ngát sắc màu bên những sườn đồi hoặc dưới các thung lũng nhỏ.

Đà Lạt còn được ví như một “tiểu Paris” nhờ có khí hậu trong lành, quanh năm se lạnh cùng với những hồ nước xanh nên thơ và những tòa dinh thự, tu viện, nhà thờ, trường học cổ mang màu sắc kiến trúc thuộc địa do người Pháp xây nên từ hồi đầu thế kỉ 20.

Khám phá Đà Lạt người ta có thể đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô, thậm chí bằng cả xe lửa cổ, nhưng thú vị nhất có lẽ là bằng xe ngựa hoặc xe điện, một loại xe mang dáng dấp của thời trung cổ và một loại xe điển hình cho thời đại 4.0, nhưng cả hai đều có nét chung đó là sự lãng mạn và sang trọng, rất thích hợp với những người có tâm hồn lãng du ưa thả hồn mình với cảnh quan nên thơ miền sơn cước.

Sắc màu phố núi Đà Lạt. Ảnh: Thanh Hòa

Đẹp ngất ngây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen, Kontum

Những ngày đầu năm mới, rất nhiều người dân và du khách đã đến cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) để thưởng lãm hoa anh đào nở. 

Năm nay thời tiết phù hợp nên hàng nghìn cây hoa anh đào trên cao nguyên Măng Đen nở rộ khoe sắc như muốn chào đón và giữ chân du khách.

Độc đáo chợ phiên của người Tày - Nùng ở Thông Huề, Cao Bằng

Giống như nhiều nơi ở Cao Bằng, chợ Thông Huề họp 5 ngày một phiên, vào các ngày 2, 7 theo lịch dương, chợ bán chủ yếu là sản vật tại địa phương... 

Thông Huề (còn viết là Thông Hoè) là một xã nằm ở phía Nam huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), có tỉnh lộ 206 từ thành phố Cao Bằng đi thác Bản Giốc chạy qua theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Chợ Thông Huề trên đường đi đến Thác Bản Giốc. 

Phố Đầm - vùng giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền xưa

Phố Đầm, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa từng là nơi trên bến, dưới thuyền buôn bán sầm uất. 

Phố Đầm nằm sát bên bờ sông Chu xưa kia là nơi trên bến, dưới thuyền buôn bán sầm uất 

Phố Hàng Nón: Thiên đường mũ nón Hà Nội xưa

Vào đầu thế kỷ 20 trở về trước, người Hà Nội hầu như ai cũng đội nón khi ra đường. Đó là thời hoàng kim của phố Hàng Nón...

Phố Hàng Nón là con phố dài khoảng 220 mét, kéo dài từ phố Hàng Quạt đến phố Đường Thành ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ

Thành An Thổ - nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Nguyên quán của cố Tổng Bí thư Trần Phú là làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy vậy, nơi sinh của ông lại là thành An Thổ, một tòa thành cổ nằm ở mảnh đất Phú Yên.

Nằm khu vực hạ lưu Sông Cái thuộc địa phận thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thành An Thổ là một di tích lịch sử quan trọng của triều Nguyễn. Tòa thành này cũng chính là nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Sông Cái ở địa phận thôn An Thổ.

Những chuyện huyền bí ở chùa Bà Đanh

Theo thời gian, những câu chuyện huyền bí tiếp tục xuất hiện ở chùa Bà Đanh. Người dân trong vùng thường bảo nhau rằng, khi đi ngang qua chùa thì chớ có cười cợt hoặc nói những điều bất kính...

Chùa Bà Đanh (làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã đi vào tâm thức của người Việt Nam qua câu nói cửa miệng "Vắng như chùa Bà Đanh". Lịch sử của ngôi chùa này gắn với một câu chuyện huyền bí được lưu truyền qua nhiều thế hệ

16 thg 2, 2020

Phố Hàng Đậu: Những câu chuyện lịch sử

Xưa kia, ở đầu phố Hàng Đậu giáp bến sông Hồng (bến Chùa Bà Móc) từng có một cửa ô, tên là cửa ô Phúc Lâm, dân gian gọi là cửa ô Hàng Đậu, dáng dấp tương tự như cửa ô Quan Chưởng...

Phố Hàng Đậu là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ đường Trần Nhật Duật đến phố Phan Đình Phùng, phía Bắc khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Phúc Lâm thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) và thôn Nghĩa Lập thuộc tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ