12 thg 12, 2019

Thưởng thức ẩm thực Hậu Giang

Hậu Giang không chỉ nổi tiếng với những điểm du lịch sinh thái miệt vườn mà còn cuốn hút bởi món ăn đặc trưng. 

Tỉnh Hậu Giang cách TP HCM 240 km về phía Tây Nam và cách thành phố Cần Thơ 60 km theo quốc lộ 61. Nơi đây vẫn giữ nguyên nét hoang sơ, vẻ đẹp bình dị và nhiều món ăn dân dã, được nhiều du khách yêu thích.

Món cháo lòng Cái Tắc


Từ quốc lộ 61 đi thẳng xuống Cái Tắc, bạn sẽ thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc. Nồi cháo lòng được truyền từ hai đời ghi điểm nhờ tô cháo nóng thơm ăn kèm với rau đắng và bánh chéo quẩy. Món cháo lòng Cái Tắc hương vị độc đáo, nổi tiếng gần xa, một lần thử chắc bạn sẽ không quên. 

Tô cháo nóng Cái Tắc thơm ăn kèm với rau đắng và bánh chéo quẩy. Ảnh: Kim Nga. 

10 thg 12, 2019

Hai ngôi tháp cổ ở chùa Quốc Ân Kim Cang

Phật tử, du khách ngày nay có thể đến viếng thăm ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang - một ngôi chùa đã từng được khai sơn hơn 300 năm trước - tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Tuy nhiên đó là ngôi chùa mới được xây dựng lại cách đây 10 năm trên nền chùa cũ, vốn đã bị phá hủy hoàn toàn từ năm 1946. Di tích quan trọng nhất ở đây chính là ngôi tháp mộ của Tổ sư Nguyên Thiều, vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong.

Tháp mộ Tổ sư Nguyên Thiều

Xưa kia ngôi chùa này gọi là Chùa Kim Cang hay Chùa Tháp ở Đồng Nai, tọa lạc tại ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên. Ngày nay chùa thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Theo lời kể của trụ trì chùa Cửu Thiên – Thủ Đức (là đệ tử của vị trụ trì Tổ đình Quốc Ân Kim Cang thời điểm 1946) và các bô lão ở địa phương ấp Bình Thảo kể lại thì người dân nơi đây vẫn thường gọi đây là “Chùa Tháp” vì chùa này có ngôi tháp cổ của vị Tổ Sư khai sơn Tổ đình Quốc Ân Kim Cang.

Chính nhờ ngôi tháp này mà sau nhiều năm quên lãng, người ta mới xác định lại được vị trí ngôi Tổ đình. Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ. Thông tin về 2 ngôi tháp cổ như sau (ghi lại theo bài viết của Pháp Tuệ, trên báo Giác Ngộ online ngày 14/11/2008):

Dùng vôi bột và vỏ cây nhuộm vải, người Ơ đu ở Nghệ An giữ truyền thống độc đáo

Ơ đu là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam, hiện đang sống tại huyện Tương Dương, Nghệ An. Bên cạnh một số phong tục truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thì truyền thống dệt, nhuộm vải và may trang phục đặc trưng vẫn đang được gìn giữ. Đáng chú ý ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo. 

Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục dân tộc Ơ đu cho biết: “Để có một nồi nước nhuộm, trước đó tôi phải vào rừng sâu để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi và cho vào một ít vôi bột. Cứ thế đun khi nào nước ra màu thì cho vải vào để nhuộm”. Ảnh: Đình Tuân 

Về xứ Nghệ, khám phá du lịch làng nghề


Khám phá nét xưa ở Cửa Lò

Về với Cửa Lò, du khách không chỉ bị thu hút bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi ngon, hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng… nơi đây còn có nhiều di tích, danh thắng, những không gian tâm linh gần gũi, thiêng liêng. 

Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu. 

Đông về ăn cọ hấp - đặc sản của tuổi thơ ở vùng quê Hà Tĩnh

Quả cọ có ở nhiều nơi, trải dài khắp ở các vùng quê Hà Tĩnh thế nhưng mang đậm vị béo vẫn là cọ ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Món cọ hấp cũng từ đó mà ra đời, mang lại những dư vị khó quên cho bất kỳ ai thưởng thức.

Chẳng biết từ bao giờ, cây cọ (còn gọi là cây tro) đã có mặt trên nhiều miền quê Hà Tĩnh. Trước đây, gần như nhà nào cũng đều trồng cọ trong vườn, chủ yếu để lấy lá - nhiều thì bán, ít thì để dùng lợp một số công trình trong gia đình. Ngày nay, dù lá cọ không còn được dùng nhiều như trước, nhưng nhiều gia đình vẫn lưu giữ lại cây cọ làm bóng mát, cảnh quan như một nét hồn quê...