21 thg 9, 2019

Đặc sắc lễ hội tưởng nhớ nghĩa sỹ Lam Sơn ở miền Tây Nghệ An

Lễ hội "ki mọc" - một sinh hoạt tâm linh của người Thái ở mường Khủn Tinh (Quỳ Hợp - Nghệ An) để tưởng nhớ công ơn của những nghĩa sỹ Lam Sơn hồi thế kỷ 15. 

“Ki mọc” (ăn mọc) là lễ hội của cư dân các cộng đồng người Thái mường Khủn Tinh thuộc xã Châu Quang và một số làng bản thuộc xã Châu Cường, Châu Thái (huyện Quỳ Hợp). Lễ này thường diễn ra vào 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dù đã có từ lâu đời nhưng lễ hội chỉ ở quy mô dòng họ. Ảnh: Lao Thanh Chương 

Óng ả làng nghề tằm tơ xứ Lường

Từ xa xưa, xã Đặng Sơn (Đô Lương) được biết đến với nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi. Một thời, bát ngát đồng bãi ven sông Lam qua địa bàn xã là những nương dâu xanh rì; song qua thời gian, làng nghề dần thu hẹp lại. Tuy không còn nhộn nhịp như trước đây, nhưng về Đặng Sơn hôm nay, du khách vẫn ngỡ ngàng trước những mảng vàng tằm tơ óng ả và tìm hiểu "nghề ăn cơm đứng" truyền thống nơi đây. 

Ở xã Đặng Sơn hiện có khoảng gần 40 hộ trồng dâu, nuôi tằm và khoảng 6 hộ làm nghề ươm tơ. Nghề không nhàn rỗi, vì đặc điểm thời gian tằm ăn cách khoảng 3 tiếng/lần. Nghề nuôi tằm vì thế còn được gọi vui là "nghề ăn cơm đứng", vì dù làm gì cũng phải đúng thời gian cho tằm ăn, như vậy tằm mới chín sớm và đạt năng suất cao. Ảnh: Hải Vương 

Ngôi chùa 400 tuổi nằm trong hang núi lửa

Bên trong chính điện chùa nghi ngút khói hương, không khí mát lạnh tỏa ra từ những giọt nước ngầm chảy bên các nhũ đá. 

Danh thắng chùa Hang (còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) nằm ở phía bắc núi Thới Lới, chứng tích của những đợt phun trào núi lửa trên đảo Lý Sơn. 
Quang cảnh chùa xanh mát bởi những cây bàng biển cổ thụ và các tảng đá núi liền kề biển. 

18 thg 9, 2019

Cánh đồng điện gió ở Ninh Thuận

Cánh đồng điện gió ở Phan Rang thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh nhờ khung cảnh đẹp như tranh vẽ. 

Điện gió Đầm Nại ở thôn Láng Me, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Điểm dừng chân này nằm cách biển Ninh Chữ hơn 10 km. Ảnh: Thúc Trình. 

Di tích Óc Eo hơn 1.000 năm tuổi bỏ hoang

Sau 32 năm khai quật, lập quy hoạch, di tích văn hóa Óc Eo trên 1.000 năm tuổi vẫn bị treo, cỏ mọc um tùm.

Di tích Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa) là cụm phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú, được khai quật năm 1987, bao gồm ba khu chính: Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước. Mỗi khu cách nhau khoảng 500 m.

Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã thu thập hàng trăm cổ vật có giá trị gồm tượng thần, vật thờ như yoni, linga cùng một bộ sưu tập 26 hiện vật vàng lá 1.200 tuổi, được công nhận báu vật quốc gia.

Năm 1989, cụm di tích Bình Tả được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.

Toàn bộ khu quy hoạch di tích đang bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Ảnh: Hoàng Nam. 

Độc đáo văn hoá Cơ Tu hấp dẫn khách du lịch

Đà Nẵng với lợi thế về sông, suối, núi, hồ và văn hóa độc đáo rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái. 

Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng mỗi người dân là một đại sứ du lịch của thành phố. 


Phong cảnh tuyệt đẹp ở xã miền núi Hòa Bắc - huyện Hòa Vang là lợi thế phát triển du lịch sinh thái. 

Vẻ đẹp núi rừng và sự độc đáo về văn hóa của người Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách. Nơi đây có những con sông, dòng suối với những ghềnh thác tuyệt đẹp. Khu du lịch Hòa Bắc Đà Nẵng phát triển dựa trên dự án du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bao gồm mục đích bảo vệ sự đang dạng về sinh học và góp phần tạo sinh kế giúp đồng bào người dân tộc thiểu số Cơ Tu. Hiện, có 8 nhóm phục vụ du lịch gồm: cồng chiêng, văn nghệ, ẩm thực, trekking, đan lát, hát lý, dệt thổ cẩm, thuyết minh với hơn 60 hộ dân tham gia.

Ở homestay nhà cổ 200 năm tuổi khi về miền Tây

Tham quan nhà cổ là một hoạt động không thể thiếu trong các tour du lịch miền Tây, nhưng ít người biết đến hình thức homestay tại nhà cổ.

Ngôi nhà cổ mái lợp âm dương, sân gạch tàu và bên trong vẫn còn nguyên các vật dụng bằng gỗ quý. Phạm Thủy Tiên 

Tháp nước Phan Thiết gần 90 năm tuổi

Tháp nước Phan Thiết nằm bên sông Cà Ty xây gần 90 năm trước, do hoàng thân Xuphanuvong (Lào) thiết kế, hiện là biểu tượng của tỉnh Bình Thuận.

Tháp nước Phan Thiết (còn được gọi "Lầu nước") được người Pháp xây dựng 1928-1934 theo chủ trương quy hoạch đô thị của nhà cầm quyền đương thời, phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp (nay là trụ sở UBND Bình Thuận) và người dân nội thị Phan Thiết.

Vị trí xây dựng tháp nước nằm trên đất làng Long Khê, bên tả ngạn sông Cà Ty, cao ráo thoáng mát, cách Tòa Công sứ chừng 350 m.

Tháp nước Phan Thiết nằm cạnh sông Cà Ty, gần trung tâm hành chính tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Việt Quốc. 

Lò hủ tiếu ba đời ở Cần Thơ

Tờ mờ sáng, ông Của cùng người thân nhóm lửa, đợi nước sôi rồi bắt đầu làm sợi hủ tiếu đến 14h. 

Từ bao đời nay, nghề làm hủ tiếu được nhiều gia đình ở quận Cái Răng, Cần Thơ duy trì như nét truyền thống của địa phương.
Ông Dương Văn Của, 49 tuổi (thứ hai từ trái qua) cho hay, ông bắt đầu làm công việc này từ năm 1982. "Làm hủ tiếu không chỉ là nghề truyền thống của gia đình tôi mà còn nhiều người dân khác sống ở quanh khu An Bình này. Tôi học việc từ ông bà khi còn nhỏ rồi và theo nghề đã gần 30 năm", ông Của nói. 

Mắm cáy Trung Lương

Chẳng biết tự lúc nào, người làng Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) gắn bó với nghề làm mắm cáy. Chỉ biết rằng, từ nhiều đời nay, trên mâm cơm của người dân ở đây hiếm khi thiếu vắng bát nước chấm cáy đặc trưng…

Dòng sông La uốn lượn qua mảnh đất này vừa mang nước, phù sa tưới tắm ruộng đồng lại vừa mang đến nguồn “nguyên liệu” để bà con ở đây chế biến thành đặc sản dân dã của quê nhà. Lúc rảnh rỗi, bà con ra ven bờ sông để bắt cáy. Khi bắt bằng tay tận hang, cũng có phải dùng “mẹo” bằng mồi đơm để bắt được nhiều. Chẳng thế mà trước đây, dù ít hay nhiều, bà con đều có ít lon mắm cáy để trong nhà làm “của để dành”. Trước thì để cải thiện bữa ăn, nay lại là món ngon để thiết đãi khách có dịp về quê.

Dòng sông La uốn lượn qua mảnh đất này vừa mang nước, phù sa tưới tắm ruộng đồng lại vừa mang đến nguồn “nguyên liệu” để bà con ở đây chế biến thành đặc sản dân dã của quê nhà.