21 thg 8, 2019

“Pây Tái” nét đẹp văn hóa Rằm tháng 7 của người Nùng, Tày ở Yên Bái

“Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7” là câu nói dân gian có từ lâu đời thể hiện tầm quan trọng của cái tết tháng Âm lịch đối với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc. Rằm tháng 7 Âm lịch còn gọi là lễ “Pây Tái” - một trong ba cái tết quan trọng nhất của năm. 

Lễ “Pây tái” dịch ra tiếng Kinh có nghĩa là về nhà ngoại, thường diễn ra vào ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng Bảy hằng năm. Mặc dù đã có chút mai một, song ở Lục Yên, Yên Bái nét đẹp văn hóa này vẫn được duy trì và gìn giữ.

Cứ đến ngày 14/7 Âm lịch hằng năm, gia đình chị Hoàng Thị Hòa (dân tộc Nùng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, Yên Bái) lại tạm gác mọi công việc đồng áng để chuẩn bị ăn Tết rằm tháng 7. Mọi người trong gia đình quây quần làm bánh chuối, vịt thịt để cúng tổ tiên, chuẩn bị đồ lễ để “Pây tái” nhà ngoại.

Chị Hòa chia sẻ: “Ngay từ ngày 13 Âm lịch gia đình tôi đã đi tìm vịt, gà sạch và chuẩn bị gạo, đỗ, lạc để ngày 14 đi Tết nhà ông, bà ngoại. Gia đình tôi luôn duy trì phong tục này hằng năm để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mình.” 

Chị Hoàng Thị Hòa cùng chồng gánh đồ "Pây tái". 

Kin Chu Sìn – chủ nhân của những ngôi nhà nấm nơi rẻo cao

Nằm sâu trong lòng thung lũng, giữa quả đồi rộng lớn, những mái nhà vuông vức được phủ mái cỏ theo thời gian đã phủ một lớp rêu thành những ngôi nhà "nấm" khổng lồ, bản Kin Chu Sìn thu hút nhiều du khách tới tham quan và chiêm ngưỡng bởi vẻ đẹp độc, lạ này.


Kin Chu Phìn cách trung tâm xã Nậm Pụng (Bát Xát) khoảng 10km. Ở độ cao 1.000m so với mực nước biển, không khí ở Kin Chu Phìn vào mùa động, nhiệt độ xuống thấp, có một thời điểm tuyết phủ trắng cả một góc trời. Kin Chu Phìn là bản của người Dao. Vì thời tiết khắc nghiệt diễn ra thất thường trong năm nên đồng bào dân tộc đã tự bảo vệ cơ thể của mình bằng cách xây dựng những ngôi nhà có mái vuông vức được lợp cỏ hoặc tôn, có tường dày và kính. Nhìn xa xa những ngôi nhà ở bản chẳng khác gì những cây nấm khổng lồ được mọc lên từ đất.

20 thg 8, 2019

Ý nghĩa lễ nâng khăn đầu trong đám cưới của người Mạ

Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn, thực hiện qua nhiều thế hệ như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...

Chú rể đặt lễ vật tặng lên đầu người thân 

Đám cưới của người Mạ hiện nay thường diễn ra trong 2 ngày tại nhà gái. Ngày đầu tiên sẽ thực hiện các nghi thức truyền trống, ngày thứ hai tổ chức tiệc cưới mời khách như kiểu người Kinh. Lễ nâng khăn đầu diễn ra trong buổi sáng ngày đầu tiên. Buổi lễ được tổ chức với ý nghĩa cô dâu - chú rể tôn trọng dòng họ hai bên, từ nay trở thành người thân, ruột thịt. Sau lễ này, cô dâu - chú rể cũng sẽ đổi cách xưng hô với mọi người hai bên gia đình.

Lễ cúng rào bon trồng cây của người M’nông ở xã Nâm Nung

Mới đây, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, đồng bào M’nông ở xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tổ chức Lễ cúng rào bon trồng cây (Tăm Blang m’prang bon). 

Đây là một trong những nghi lễ tiêu biểu của người M’nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần với sự tham gia của nhiều bon làng trên địa bàn nhằm cảm tạ trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, cây Blang đã bảo vệ che chở dân làng vượt qua bao gian khó của cuộc sống. 

Lễ cúng rào bon trồng cây là lễ hội tiêu biểu của người M'nông Preh được tổ chức 3-5 năm một lần 

Long Xuyên – 230 năm hình thành và phát triển

Từ một đồn nhỏ được lập bên vàm sông Tam Khê mang tên thủ Đông Xuyên, sau 230 năm, đã trở thành mảnh đất trù phú Long Xuyên ngày nay. Là thành phố trẻ nằm bên bờ hữu ngạn sông Hậu, Long Xuyên còn có cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng) quanh năm cây trái xanh tươi, phong cảnh hữu tình - quê hương Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến.


Viếng ngôi chùa có nhiều tượng phật được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam

Rằm tháng 7, các ngôi chùa ở An Giang tấp nập phật tử đến thắp hương, cầu mong các bậc sinh thành được mạnh khỏe, bình an, gia đình hạnh phúc… 

Trong đó, chùa Phước Thành (xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới) là một trong những địa điểm thu hút đông khách hành hương, phật tử đến tham quan, cúng bái. 


Chùa Phước Thành được ghi nhận Kỷ lục Việt Nam, với công trình quần thể tượng Phật Tổ A Di Đà và 48 vị Bồ Tát Thánh Chúng.