15 thg 8, 2019

Hội An –Thành phố cổ quyến rũ

Phố cổ Hội An của Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau khi vượt qua Tokyo - “trái tim” của nước Nhật, bỏ xa Rome - nơi được mệnh danh là thiên đường của sự lãng mạn của nước Ý để trở thành điểm đến tuyệt vời nhất thế giới trong năm 2019 do tạp chí du lịch hàng đầu của Mỹ Travel + Leisure bình chọn. 

Nơi thời gian ngưng đọng



Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng chừng 30 cây số về phía Nam. Xưa người phương Tây gọi là Faifo. Trong suốt thế kỉ 17 và 18, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là nơi giao thương nhộn nhịp của đội thuyền buôn lớn đến từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ấn Độ… Trước thời kì này, nơi đây cũng từng được nhắc đến như một điểm dừng chân quan trọng của con đường tơ lụa trên biển.

Hội An được ví như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị, một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở vùng Đông Á mà cho đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây mang dáng dấp kiến trúc truyền thống của người Việt, có niên đại từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19. Xen kẽ giữa các ngôi nhà ấy là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa, hội quán, nhà thờ họ… được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của thương cảng cổ xưa này.


Phố cổ Hội An nằm yên bình bên bờ sông Hoài. Ảnh: Tất Sơn

Chả cá Hà Thành

Người Hà Nội luôn được đánh giá cao bởi sự tinh tế, thanh nhã nhưng cũng vô cùng cầu kỳ, khó tính trong thưởng thức ẩm thực. Chính sự cầu kỳ này đã khiến một món ăn dân giã, đơn giản như chả cá cũng được thổi hồn và trở thành nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. 

Đặc biệt, với sự hấp dẫn và ngày càng phổ biến của nó theo thời gian, món ăn này đã trở thành tên một con phố nhỏ trong khu phố cổ, là điểm dừng chân không thể thiếu trong hành trình khám phá mảnh đất ngàn năm văn hiến của du khách thập phương: Đó là phố Chả Cá.

Chả cá thường làm bởi thịt cá lăng. Đây là một loại cá có da trơn, ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc biệt da của chúng ăn rất ngon. Bí quyết làm nên hương vị thơm ngon cho món ăn này chính là khâu tẩm ướp. Hỗn hợp ướp cá chỉ gồm bột nghệ, tỏi, hành, củ riềng, muối, đường và nước mắm, thêm chút mắm tôm.

Nguyên liệu làm ra món chả cá gồm cá Lăng, hành, thì là , ớt, mắm tôm…

Lăng Ông, kiến trúc Huế ở Sài Gòn

Trải qua gần 200 năm, Lăng Ông Bà Chiểu còn mang đậm kiến trúc cung đình Huế trên những bức phù điêu tinh xảo bằng sành sứ. 


Nằm trong khuôn viên rộng 18.500 m2, kế bên hông chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM), Lăng Ông còn có tên gọi dân gian là Lăng Ông Bà Chiểu, là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định xưa. Đây đồng thời là công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Nam Bộ.

Khu di tích được bao quanh bởi cây xanh, trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”.

Ngan cháy tỏi - món ngon phố cổ nhâm nhi ngày mát mẻ

Giới trẻ Hà Nội đang rỉ tai nhau về một món ăn vốn đã quen nhưng được làm mới rất thích hợp với những buổi đi ăn cùng bạn bè, đem lại vị lạ miệng, vừa ăn, đó là ngan cháy tỏi.


Phố Hàng Thiếc ồn ào nhộn nhịp trong khu phố cổ. Ban ngày, nơi này lúc nào cũng ầm ĩ bởi tiếng gõ của búa, hàn xì, tiếng làm đồ thiếc cùng khách mua bán đồ. Buổi tối, khi trời vừa tắt nắng, các cửa hàng thiếc vừa kéo cửa cũng là lúc các vị khách nườm nượp ghé đến, đông chật vỉa hè một quán ăn nhỏ.

Bên dòng Long Xuyên

“Long Xuyên nước ngọt gió hiền/ Tàu xuôi Nam Hải ngược miền Nam Vang/ Thương hồ chiếc dọc chiếc ngang/ Tiếng rao lảnh lót nhịp nhàng chèo khua…”. Nằm bên bờ sông Hậu, TP. Long Xuyên ôm thêm con sông Long Xuyên trong lòng. Con sông trở mình chia thành nhiều nhánh, nhiều dòng chảy, làm mềm mại nỗi niềm nhớ quê của người xa xứ. Trở lại nguồn gốc xa xưa, nó chính là kênh Thoại Hà, con kênh đào sớm nhất ở Nam Bộ.

Những khúc sông Long Xuyên quanh thành phố 

Hấp dẫn bánh canh Bảy Núi

Nếu có dịp về Bảy Núi, bạn đừng quên một lần ghé lại thưởng thức món bánh canh nóng hổi, thơm ngon, đậm đà hương vị của những người đầu bếp chân quê, không những thu hút người dân bản xứ mà còn làm nức lòng du khách phương xa…

Nhắc đến bánh canh ở Bảy Núi không thể không nhắc đến bánh canh Vĩnh Trung, món ăn được làm từ bột gạo kết hợp với nước súp đậm đà được bày bán nhiều nơi ở xã Vĩnh Trung (Tịnh Biên). Cách đây rất lâu, bà Neang Oanh Na vì mê hương vị gạo thơm Neang Nhen nên cất công chế biến bánh canh từ nguyên liệu lúa sóc, một loại lúa mùa do người Khmer Bảy Núi trồng. Cọng bánh canh Vĩnh Trung không tròn mà lại dẹp, nhỏ, trắng phau, mềm, dai, mang đậm vị ngọt từ hạt gạo thơm thuần khiết ở Bảy Núi. Bên cạnh cọng bánh canh ngon vẫn không thể thiếu nồi nước súp đặc trưng được ninh với xương heo, xương gà, cá đồng, tôm hòa quyện với nhau tạo nên tô bánh canh đặc biệt có hương vị khó quên. "Tôi ăn bánh canh ở khắp nơi nhưng chưa nơi nào có hương vị khó quên như ở đây. Nước súp đậm đà, vị ngọt thanh của thịt, cá, thêm vào đó là cọng bánh canh dai dai ngon không thể tả. Lần nào về Bảy Núi du lịch, tôi và bạn bè cũng phải ghé ăn 1 tô bánh canh Vĩnh Trung mới đi tiếp” - anh Phạm Minh Long (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ. 

Thực khách thưởng thức bánh canh Vĩnh Trung