1 thg 7, 2019

Như Quỳnh – Vùng đất trồng hoa lớn nhất Hưng Yên

Là một huyện hoạt động nông nghiệp chiếm hơn 50% trong tỉ trọng cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh, cuộc sống của người dân Như Quỳnh – Hưng Yên chủ yếu gắn liền với cây lúa, cây rau màu. Hiện nay, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng hoa cây cảnh.

Dọc theo quốc lộ 5A, đoạn qua thị trấn Như Quỳnh, vào dịp này, hai bên đường, những cánh đồng bắt đầu rực rỡ sắc màu các loại hoa như thược dược, cúc, hồng, ly ly, cẩm chướng, đồng tiền… Với diện tích khoảng hơn 20 ha đất trồng hoa, Như Quỳnh được xem là vùng trồng hoa lớn nhất của Hưng Yên. 

Trăm sắc đua nở báo hiệu rực rỡ sắc màu một vụ hoa được mùa. 

Chùa am Ngọa Vân - nơi tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chùa am Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, chùa - am Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Nơi lịch sử ngưng đọng


Ngọa Vân Tự nghĩa là “chùa nằm trên mây”. Ở độ cao hơn 500 m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có ngọn núi nhỏ làm án, phía xa là thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh. Chùa được xây dựng vào thời Trần, được tôn tạo vào thời Hậu Lê. Kiến trúc của khu vực chùa có ba lớp. Trên cùng là am Ngọa Vân. Trong am có bệ thờ, trên đặt tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế nhập Niết bàn.

Toàn cảnh chùa Ngọa Vân. 

30 thg 6, 2019

Rừng hóa đá bên núi Chư A Thai

Do hoạt động địa chất, dưới chân núi Chư A Thai (H.Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) hàng trăm triệu năm trước, những cánh rừng nguyên sinh bị vùi xuống bùn đất rồi hóa thành đá.

Núi Chư A Thai bị người dân xới tung để tìm đá 

Đến nay, sau khi được phát hiện, loại khoáng sản này đang bị người dân khai thác đến cùng kiệt. 

Trầm bổng tiếng kèn Pí Lè của ngườI Dao trên đỉnh Mẫu Sơn

Trên đỉnh mây mù Mẫu Sơn, nơi có độ cao 1.500m so với mực nước biển, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay.

Kèn Pí Lè thường được người Dao sử dụng vào những dịp lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ tết… Đó là lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ…

Các loại nhạc cụ của người Dao như chiêng, trống, kèn Pí Lè đều bắt nguồn từ cuộc sống dân dã gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Tại vùng núi Mẫu Sơn, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay. 

Kèn được thiết kế gồm có 3 phần và thường được thổi theo nhiều giai điệu khác nhau. 

Hang động dưới chân thác nước ở Lâm Đồng

Hang Gió nằm dưới chân thác Voi có lối vào rất hẹp nhưng bên trong rộng rãi, quanh năm ẩm ướt và ầm ầm tiếng thác đổ. 

Thác Voi (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cách thành phố Đà Lạt 25 km là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên. Thác nằm trên dòng suối Cam Ly, cao hơn 30 m, rộng chừng 15 m. 

Nơi chân du khách không bao giờ chạm đất ở Cần Thơ

Đến thăm bè nuôi cá ở Cồn Sơn, du khách sẽ đi bộ tham quan trên lối đi được làm bằng phao nổi. 

Bè nuôi cá là một trong những điểm tham quan ở cửa ngõ vào Cồn Sơn (quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ). Những bè cá đầu tiên tại đây được đóng gần 20 năm trước. Nhờ thời tiết thuận lợi và được hỗ trợ kiến thức chuyên môn, hiện khu vực có gần chục nhà bè do người địa phương phát triển. 

Vẻ đẹp hoang sơ của làng chài Bãi Xếp ở Quy Nhơn

Cách trung tâm TP Quy Nhơn 13 km, Bãi Xếp hoang sơ với làng chài lâu đời khiến nhiều du khách tìm đến. 

Từ trung tâm TP Quy Nhơn theo quốc lộ 1D (đường ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu) 13 km, du khách đến với làng chài Bãi Xếp. Lối dẫn xuống bãi biển là con đường nhỏ với bức tường bích họa. 

Loài khướu có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ ở núi Ngọc Linh

Khướu Ngọc Linh đang bị đe dọa tuyệt chủng, chỉ phân bố ở vùng núi tỉnh Kon Tum và Quảng Nam với số lượng 1.000 – 2.400 cá thể. 


Đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.500 m nằm trên dãy Trường Sơn, ranh giới giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.

Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), khướu Ngọc Linh có tên khoa học Trochalopteron ngoclinhense, thuộc bộ Sẻ, được mô tả khoa học vào năm 1999. Nơi sinh sống chủ yếu của loài chim này là vùng rừng núi Ngọc Linh, tại độ cao 1.480 - 2.200 m.

24 thg 6, 2019

Khám phá nét hoang sơ dọc miền biển Tuy Phong - Bình Thuận

Tuy Phong là miền biển đầu tỉnh Bình Thuận. Nơi đây có nhiều bãi cát hoang sơ, yên bình và thắng cảnh thiên nhiên độc đáo. 

Biển ở Tuy Phong còn rất hoang sơ. Đây là bãi biển xã Bình Thạnh kề di tích chùa Cổ Thạch. 

Mùa lúa vàng trên cánh đồng Mường Tấc vùng Tây Bắc

Tây Bắc với bao cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ làm say đắm lòng người. Tây Bắc cũng đầy những gian nan thử thách với điều kiện khí hậu, địa hình khắc nghiệp, khó khăn trong việc mưu sinh và phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc.

Bà con hối hả thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường Tấc - Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG

Cả vùng Tây Bắc chỉ có 4 cánh đồng trồng lúa lớn tương đối bằng phẳng nằm giữa những thung lũng đã đi vào thi ca nhờ sự trù phú với những loại gạo ngon được xem như đặc sản: "Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc".