24 thg 6, 2018

Lao xao mùa ngâu chín

Trong mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ gia tiên ngày tết của nhiều người dân cố cựu ở Biên Hòa, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), Tân Uyên, Dĩ An (tỉnh Bình Dương) ngoài thứ không thể thiếu là bưởi Tân Triều, còn có một loại trái cây rất được ưa chuộng là ngâu. Cho đến giờ, trong cả nước không ghi nhận được nơi đâu có loại trái này.

Ngâu gần như là đặc sản chỉ có ở vùng Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu). Trái ngâu chín tỏa một mùi thơm đặc trưng và để được lâu ngày không thua kém gì bưởi. Mùi thơm của ngâu trong mâm ngũ quả kết hợp với mùi bông vạn thọ tạo thành hương sắc độc đáo cho cái Tết Nguyên đán của một thời chưa xa lắm trên vùng đất Biên Hòa.

21 thg 6, 2018

Khu chợ Nga gần 20 năm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Khu chợ ngoài bán quần áo xứ lạnh còn có nhiều thực phẩm, đồ lưu niệm xuất xứ từ nước Nga, thu hút nhiều khách ngoại quốc tham quan. 

Trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1, TP HCM) có khu chợ Nga với tổng diện tích khoảng 2.000 m2. Chợ hình thành năm 2000 do một du học sinh từng học tập ở Nga (Liên Xô cũ) thành lập từ tình yêu với xứ sở bạch dương. Tại đây, mỗi ngày tiếp đón hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua đồ. 

Hai món đặc sản đất Mũi khiến bạn phải rùng mình

Mắm ong rừng hay ba khía là món bạn nên thử khi có dịp ghé thăm Cà Mau, nơi tận cùng Tổ quốc. 

Không những thu hút du khách bởi nét hoang sơ, Cà Mau còn hấp dẫn bởi những món ăn độc và lạ không nơi nào có được.

Mắm ong rừng


Từ khoảng tháng 11, khi những bông hoa tràm nở rộ, ong bắt đầu làm tổ ở khắp nơi trong rừng U Minh Hạ. Ong chủ yếu hút mật hoa tràm nên mật tinh khiết, màu vàng tươi.

Thời gian này, người dân lại cắt phần tổ để lấy mật, bên trong tổ vẫn còn những con ong non nhỏ xíu, béo ngậy. Trước đây nếu như người dân vùng này hay dùng ong để xào hay nấu cháo, ngày nay, họ cho vào làm mắm, một món ăn nếu được thử, bạn sẽ khó quên được.


Những lễ hội về cây lúa của người H’rê ở làng Vi Ô Lắc

Người H'rê ở làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) có truyền thống làm lúa nước nên các sinh hoạt tín ngưỡng đa phần gắn liền với chu kỳ vòng đời của cây lúa. Hằng năm, người dân làng Vi Ô Lắc thường tổ chức nhiều lễ hội liên quan đến cây lúa.

Với đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc, cây lúa nước có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, bởi đây không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống mọi người mà còn là nguồn thu nhập chính của mỗi gia đình. Vì thế, những nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Hằng năm, đồng bào H’rê ở làng Vi Ô Lắc vẫn duy trì việc tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến việc trồng cấy, thu hoạch lúa như: lễ đón bầu nước thiêng, gieo mạ, cấy lúa, thu hoạch lúa, đón lúa về kho...


Cồng chiêng một trong những đồ vật không thể thiếu trong các lễ hội của dân làng Vi Ô lắc. Ảnh: T.H 

Về 2 bản sắc phong thời Nguyễn cùng kiếm gỗ cổ ở miền Tây Nghệ An

Hàng chục năm nay, ông Lô Thiết Thuyết (74 tuổi) ở bản Tổng Xan, xã Thạch Ngàn (Con Cuông) cất công lữu giữ hai bản sắc phong của triều Nguyễn. Với gia đình ông, đó thực sự là những báu vật, là chứng tích khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của vùng “ngàn đá”. 

Hai bản sắc phong đựng trong chiếc hộp gỗ sơn son cùng một thanh kiếm gỗ được ông Lô Thiết Thuyết cất giữ cẩn thận, chỉ những người có đủ độ tin tưởng mới được ông mở cho xem. Ông Thuyết cho hay: “Hai sắc phong này được truyền lại từ đời ông nội, đến đời bố và nay đến lượt tôi giữ. Trước khi về với ông bà tổ tiên, tôi sẽ giao lại cho con trai trưởng và dặn dò cất giữ cẩn thận”. 

Hai sắc phong đang được ông Lô Thiết Thuyết lưu giữ cẩn thận. Ảnh: Công Kiên 

Mũi Isabelle ở Đà Nẵng dưới khía cạnh lịch sử và văn hóa

Hiện nay, trong văn bản hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương hay trên các website du lịch và cả trong ngôn ngữ thường nhật của người Đà Nẵng, mũi đất phía đông-bắc vịnh Nam Chơn gắn liền địa danh Hòn Hành được đồng nhất với tên gọi mũi Isabelle. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi vì sao địa danh này mang tên là mũi Isabelle, chắc hẳn không phải ai cũng có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng. 

Mũi Isabelle (Hòn Hành) nhìn từ bờ tây-nam vịnh Nam Chơn hiện nay. Ảnh: T.T 

Hòn Hành trước thế kỷ XIX có tên là núi Thông (Thông sơn: 葱山), tục gọi Hòn Hành (Hòn Hành: 㞩行), nguyên văn là “Thông sơn tục danh Hòn Hành”: 葱山俗名㞩行. Năm 1823, vua Minh Mạng triều Nguyễn đổi tên núi Thông thành núi Định Hải (Định Hải sơn: 定海山), xây pháo đài ở đó gọi là pháo đài Định Hải (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, quyển 5, Sài Gòn, 1962, phần Hán-Nôm, mục Xuyên Sơn, trang 17). 

20 thg 6, 2018

Lên biên viễn xứ Nghệ săn, chế biến món bọ hung tê giác

Ở những bản làng rẻo cao huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), có một món ăn đặc biệt mà đồng bào chỉ dành riêng để tiếp đãi những vị khách quý: Bọ hung tê giác. 

Cầm con bọ hung đang đập cánh rít lên những tiếng vin vít, anh Đàm Ngọc Văn (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn) giới thiệu: Đây là loài bọ hung tê giác hay còn gọi là kiến vương sừng được chế biến thành món ăn những khi nhà có khách quý. Nó là loài bọ cánh cứng lớn nhất ở miền biên viễn này. Con trưởng thành có chiều dài xấp xỉ 6cm, con đực thân màu nâu đỏ, con cái màu sẫm đen. 

Cận cảnh một chú bọ hung tê giác đực trưởng thành. Ảnh: Thanh Quỳnh 

Xem người Khơ mú chế tác pí tơm

Nói đến nhạc cụ của đồng bào dân tộc Khơ mú không thể không nhắc tới pí tơm. Đây là một loại nhạc cụ khá độc đáo, được chế tác từ 1 cây nứa nhỏ. 

Anh Moong Văn Cương (SN 1965), trú tại bản Na Bè, xã Xá Lượng (Tương Dương) cho biết: Để có được một chiếc pí ưng ý thì việc chọn nứa là một trong những yếu tố rất quan trọng. Phải chọn những cây nứa già, có thớ nứa mỏng, nếu chọn nứa non khó làm và không để được lâu, còn thớ nứa dày thì âm thanh phát ra sẽ không hay. Ảnh: Đình Tuân 

Thơ mộng cung đường Thằm Lạn

Dài chỉ chừng 1 km, nhưng cung đường ở khu vực Thằm Lạn thuộc bản Xốp Tụ (xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) thu hút khách đi đường bởi vẻ đẹp kỳ vĩ và thơ mộng.

Trong tiếng Thái, Thằm Lạn có nghĩa là "Hang vạn người". Cung đường đi qua Thằm Lạn nối liền 2 xã Mỹ Lý và Mường Lống (Kỳ Sơn), một bên vách đá dựng đứng, một bên là suối và thác nước rất kỳ vĩ nhưng cũng hết sức thơ mộng. Ảnh: Đào Thọ 

Tín hiệu trên trang phục người Mông


Trang phục của thiếu nữ Mông thường rất nổi bật. Họ thường mặc trang phục truyền thống tại những ngày hội như Tết, đám cưới và trong những hội diễn văn nghệ.