11 thg 1, 2018

Nhà dài - không gian sống theo chế độ mẫu hệ của người Ê đê

Ngôi nhà dài nhất trong bảo tàng dân tộc học Việt Nam là không gian sống điển hình của một gia đình mẫu hệ ở Đắk Lắk. 


Là người Ê đê, tân Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam H'Hen Niê rất tự hào về nguồn gốc mình. Cô từng chia sẻ người Ê đê sống theo chế độ mẫu hệ và con gái có truyền thống lập gia đình sớm. Khi tìm hiểu về văn hóa Ê đê, bạn không nên bỏ qua kiến trúc nhà dài, nơi phản ánh rõ nét cuộc sống của những người dân như H'Hen Niê suốt hàng trăm năm qua.

Một ngôi nhà dài hơn 40 m của người Ê đê được phục dựng trong vườn kiến trúc của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, là nơi thường xuyên được du khách ghé thăm. Nhà dựng năm 2000 trên cơ sở nhà của gia đình bà H’Đách Êban làm năm 1967 ở Buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 

10 thg 1, 2018

Lăng mộ đặc biệt của hổ tướng nhà Nguyễn giữa SG

Giới nghiên cứu đánh giá, lăng Trương Tấn Bửu - vị hổ tướng nhà Nguyễn là công trình tiêu biểu của kiến trúc lăng mộ đầu thế kỉ 19 ở Gia Định - Sài Gòn.

Nằm ở số 41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM, lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu, một viên tướng triều Nguyễn được mệnh danh là một trong Ngũ hổ tướng Gia Định

Nguyễn Vỹ - một con người tài hoa

Hội thảo về “Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Vỹ” mới đây đã góp phần giúp giới nghiên cứu và yêu thơ văn hiểu rõ hơn về nhà báo, nhà thơ Nguyễn Vỹ- một con người tài hoa, khí phách của Quảng Ngãi, luôn khẳng khái trong việc chống lại áp bức cường quyền. 

Khi đề cập đến nhà báo, nhà thơ Nguyễn Vỹ (1912 - 1971), nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ông là một con người đa tài; vừa làm thơ, viết văn và viết báo.

Một con người đa tài 


Làm thơ, viết văn, viết báo, ở lĩnh vực nào Nguyễn Vỹ cũng để lại dấu ấn riêng. Ông khởi đầu viết báo ở báo Tiếng Dân (do cụ Huỳnh Thúc Kháng sáng lập). Từ năm 1932 đến năm 1939, ông là trợ bút các báo, tạp chí ở Hà Nội, như: Văn học tạp chí, Hà Nội báo, Đông Tây tạp chí, Đông Phương tuần báo... Ông từng làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút tờ Dân chủ xuất bản ở Đà Lạt, tờ Dân ta, sau này là Phổ thông bán nguyệt san, tuần báo Bông lúa, thiếu nhi Thằng Bờm...


Khi nhớ đến bố, bà Nguyễn Thị Diệu Phương (con gái Nguyễn Vỹ) thường lấy tác phẩm “Tuấn – Chàng trai nước Việt” để đọc. 

Tìm về "làng đỏ" Phú Quý

Câu chuyện những thương binh, những bác sĩ, y tá ở địa đạo Đám Toái, thôn Phú Quý, xã Bình Châu (Bình Sơn) kiên cường trong trận chiến đấu cuối cùng của đời mình rồi trở thành bất tử năm 1965 cứ ngời lên trong lòng chúng tôi. Để trong tháng 12 này, chúng tôi tìm về “làng đỏ” Phú Quý.

Trận chiến cuối cùng 


Theo con đường dẫn vào địa đạo, vượt qua những bậc tam cấp bằng đá ong, trước mắt chúng tôi là khu di tích. Ở đó có tượng đài của các y, bác sĩ hy sinh, tiếp theo là nhà bia tưởng niệm. Địa đạo được phục dựng quanh co. Phía sau là những ngôi mộ của các y, bác sĩ, thương binh hy sinh.

Địa đạo Đám Toái được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1991. 

Làng rượu men lá Con Cuông rộn ràng vào vụ Tết

Đến hẹn lại lên, vào dịp Tết đến xuân về, làng nấu rượu men lá bản Phục, xã Đôn Phục (Con Cuông) hối hả vào mùa sản xuất phục vụ nhu cầu cuối năm. 

Những ngày này, vào bất cứ nhà nào trong xã cũng bắt gặp cảnh người dân đang chẻ củi, đắp lò, tất bật nấu rượu để phục vụ dịp Tết. Với vùng đất được mệnh danh là “đất rượu” này, Tết dường như đến sớm hơn.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Lang Thị Thân, một trong những hộ có truyền thống nấu rượu từ nhiều đời nay. Bà Thân cũng là người đầu tiên đưa rượu men lá của bản bán ra các địa phương lân cận. Bà Thân cho biết, những ngày giáp Tết, số lượng rượu gia đình sản xuất thường tăng gấp đôi, gấp ba nhưng vẫn không đủ để bán. 

Nguyên liệu để nấu rượu là các loại lá rừng được rửa sạch, chặt nhỏ rồi đem phơi khô. Ảnh: Minh Hạnh 

Có một Hà Giang nơi miền tây bắc xứ Nghệ

Hoa tam giác mạch, một “đặc sản” của xứ cực bắc Hà Giang năm nay đã nở hồng tím cả một vùng tây bắc xứ Nghệ thu hút hàng ngàn du khách đến thăm mỗi ngày. 

Cánh đồng hoa tam giác mạch thuộc xã Nghĩa Bình huyện Nghĩa Đàn, cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 3km có diện tích gần 2 ha. Ảnh: Tuấn Anh 

Rực rỡ mùa hoa xứ biển

Nhắc đến cái tên Phan Thiết, người ta thường liên tưởng đến cát trắng, nắng vàng và biển xanh, quanh năm lộng gió. Nhưng có lẽ ít ai biết rằng, mỗi độ xuân về, vùng đất biển nơi đây còn mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng từ rừng hoa keo lá tràm, hoa đỗ mai đang mùa khoe sắc.


Keo lá tràm hay còn gọi là tràm bông vàng là dạng cây gỗ lớn, phân cành thấp, tán rộng. Cây có hoa dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng tươi, nở rộ theo mùa, tạo nên những vùng sáng rất đẹp. Keo lá tràm thường sống ở những nơi có khí hậu nóng, với khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên chịu rét lại kém. Loài cây này còn được trồng như là cây cảnh, lấy bóng râm và trồng trong các đồn điền để lấy gỗ.

Canh chua cá lóc, nấu theo cách nông thôn Bình Thuận

Không chỉ có cá biển, ở Bình Thuận cá đồng, cá sông tương đối nhiều. Tánh Linh, Đức Linh, là 2 nơi của Bình Thuận nổi tiếng về cá đồng, cá sông đánh bắt trên sông La Ngà, là nguồn thu nhập tăng thêm của người dân từ lâu. Đặc biệt, xã Gia An, Tánh Linh, nơi có hồ Biển Lạc, mỗi năm người dân quanh hồ và ở các huyện lân cận đánh bắt được một lượng cá đồng không nhỏ. Vì vậy, người Bình Thuận rất giỏi chế biến cá đồng thành một số món ăn dân giã nhưng không kém phần bổ dưỡng. Bài viết này giới thiệu cách nấu canh chua cá lóc (tràu) và món cá trê kho tộ của người Gia An và Huy Khiêm, huyện Tánh Linh.

Món canh chua cá lóc. 

9 thg 1, 2018

Những ngôi mộ cổ bề thế giữa phố phường sầm uất Hà Nội

Trong khu vực nội thành Hà Nội, những ngôi mộ cổ này hiện lên như khoảng lặng giữa lòng các khu dân cư sầm uất...

Trong khu nghĩa trang làng Linh Đường (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) cạnh khu đô thị Linh Đàm sầm uất, có một ngôi mộ đá cổ đồ sộ với cấu trúc được các nhà nghiên cứu đánh giá là rất đặc biệt. Người dân trong vùng gọi đây là lăng Bà Chúa

Kỳ bí lăng mộ đá cổ hoành tráng giữa thành phố Thanh Hóa

Lăng Quận Mãn là một công trình kiến trúc cổ xưa độc đáo hiếm có của thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng...

Nằm ở địa phận phường An Hoạch, TP.Thanh Hóa, lăng Quận Mãn là khu lăng mộ đá cổ mang những giá trị kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc của xứ Thanh. Lối vào lăng nằm trên phố Nam Sơn, cách trụ sở UBND phường không xa