28 thg 11, 2017

Đồi cỏ hồng ở Gia Lai

Vạt cỏ hồng tím bừng lên trong sương sớm ở Gia Lai đang khiến nhiều du khách săn lùng.

Đồi cỏ hồng thứ 2 được phát hiện ở Gia Lai khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Doãn Vinh 

Tháng 11 là thời điểm lý tưởng dành cho những ai yêu mến chuyến dã ngoại về với thiên nhiên bởi lẽ đây là lúc mà nhiều loại hoa cỏ khoe sắc. Khi đã chán với cuộc sống đô thị mệt mỏi thì cảnh tượng thiên nhiên hoang sơ giản dị lại níu chân được du khách thập phương. Nếu như trước đây, đồi cỏ hồng ở Đà Lạt gây nên cơn sốt không chỉ với dân mê nhiếp ảnh mà còn với du khách yêu thích khám phá thì sự xuất hiện của đồi cỏ hồng thứ 2 ở Gia Lai tiếp tục "làm mưa làm gió" cộng đồng du lịch.

27 thg 11, 2017

Không vào hang cọp sao... biết đường chạy ra?

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 90 km và cách thác Bản Giốc khoảng 3 km là một hang động kỳ vĩ mang tên động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh). Khi đưa khách du lịch tham quan thác Bản Giốc, người ta thường đưa tham quan động Ngườm Ngao luôn vì hai địa điểm này rất gần nhau.

Động Ngườm Ngao được người Pháp phát hiện năm 1921, tuy nhiên mãi 75 năm sau, sau cuộc khảo sát của hội Khảo sát Hang động Hoàng gia Anh năm 1995 thì Việt Nam mới chính thức khai thác hang động (1996), đến năm 1998 động được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia. Theo khảo sát năm 1995 nói trên thì chiều dài hang động là 2.144 m, tuy nhiên gần đây Viện Khoa học Địa chất Việt Nam khảo sát và xác định lại chiều dài là 2.769 met với 3 cửa hang là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Ngườm Bản Thuôn.

Cửa động Ngườm Ngao

Lễ mừng nhà mới của người Cơ Tu

Lễ mừng nhà mới là nét văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa của đồng bào người Cơ Tu được trao truyền qua nhiều thế hệ. Với các nghi lễ mang đậm những nét đặc trưng, đây là hoạt động sinh hoạt cộng đồng thể hiện tính nhân văn sâu sắc giữa con người với con người cùng chung sống, cùng giúp đỡ chung tay xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp. 

Khi dựng nhà xong, người Cơ Tu tổ chức Lễ mừng nhà mới, trước là để cảm tạ Giàng đã che chở sau là để cảm ơn mọi người trong buôn làng đã góp công, góp của giúp gia chủ dựng được ngôi nhà mới. Với họ thời điểm đẹp nhất để làm lễ là sau ngày rằm 3 ngày. Buổi lễ luôn bắt đầu vào buổi sáng bởi theo quan niệm buổi sáng là dương thể hiện cho sự sinh sôi phát triển của vạn vật.

Các nghi thức chính trong Lễ mừng nhà mới bao gồm: Lễ tế vật sống, Lễ tảy rửa nhà; Cầu phúc, tạo lửa cho nhà mới; Lễ cảm ơn những người thợ, góp công làm giúp nhà mới; Thợ cầu phúc cho chủ nhà; Ăn mừng nhà mới…

Theo quan niệm của người Cơ Tu, cây nêu như là cầu nối giữa Giàng trên trời với dương gian. Trong những nghi lễ bắt buộc mọi người phải dựng cây nêu để mời các vị thần qua cây nêu về trần.

Mù Cang Chải đến để nhớ

Cách Hà Nội gần 300 km về hướng Tây Bắc, Mù Cang Chải nổi tiếng với ruộng bậc thang, mỗi mùa lúa chín nơi đây đón du khách đến từ mọi miền của Tổ quốc. Nếu bạn chưa từng tới mảnh đất này, hãy xách ba lô và lên đường ngay.

Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm cách Hà Nội gần 300 km về hướng Tây Bắc là điểm đến ưa thích của người yêu thiên nhiên và thích thưởng ngoạn không khí vùng cao. 

Về bến Giang Đình xưa nghe hát ca trù, Ví Giặm

Du thuyền Giang Đình cổ độ với 340 chỗ ngồi với hành trình từ Bến Giang Đình về Đền Củi trên sông Lam. Ảnh: SM 

Về bến Giang Đình, Nghi Xuân (Hà Tĩnh), quê hương Đại thi hào Nguyễn Du, du khách ngỡ ngàng khi được thưởng thức ca trù và dân ca Ví Giặm, hai loại hình nghệ thuật được công nhận di sản văn hóa nhân loại. 

Chị Hương Giang (Vĩnh Phúc), thành viên của đoàn Famtrip gồm 60 thành viên từ nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch trên cả nước đã về tham quan, khảo sát thị trường tại Hà Tĩnh vừa qua đã đặc biệt ấn tượng với các màn biểu diễn nghệ thuật dân tộc trên sông Lam tại Hà Tĩnh. 

Trí Nang, bản người Thái xinh đẹp của xứ Thanh

Rời thị trấn Lang Chánh của tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi đi theo tỉnh lộ 530 rồi rẽ vào con đường đá lổn nhổn để đến với bản Năng Cát nằm dưới chân núi Chí Linh. 

Sau hơn chục cây số dằn xóc, ai nấy nhanh chóng tươi tỉnh trở lại khi đặt chân lên một bản làng người Thái xinh đẹp mát rượi nằm giữa thiên nhiên thơ mộng.


Phong cảnh đường đến Năng Cát

Với nhiệt độ trung bình trong năm chỉ khoảng 15-18 độ C, lại ở gần nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, Năng Cát gần đây được nhiều du khách ghé thăm. Trong tổng số 125 hộ ở bản Năng Cát thì có đến 124 hộ đang còn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống và duy trì được nhiều nghề truyền thống, những công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt đặc trưng… Hiện tại trong bản có sáu hộ đã được đào tạo và đầu tư thêm tiện ích để làm du lịch cộng đồng.

25 thg 11, 2017

Xuống biển, lên rừng


Thường khi đi Hồ Cốc, sau khi tắm biển thỏa thê thì người ta sẽ tiếp tục điểm đến khác là Suối nước nóng Bình Châu. Nơi này cách bãi biển Hồ Cốc khoảng 19 km, đi theo 1 trong 2 con đường như bản đồ.

Xao xuyến mùa cúc hoạ mi Hà Nội


Cứ mỗi dịp tháng 11 về, những bông cúc họa mi trắng tinh khôi nở rộ trong tiết trời lạnh của Hà Nội, báo hiệu mùa đông đã về… Cúc họa mi là nét chấm phá cho những con phố Hà thành rất bình dị, thân thương - mùa để lại trong lòng mỗi người xa quê hương nỗi nhớ day dứt không quên.

Đi Vũng Tàu ăn bánh khọt, lẩu cá đuối, cháo hào

Đến Vũng Tàu, du khách không chỉ tắm biển, nghỉ dưỡng, tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ mà còn thưởng thức được nhiều món ngon, đặc sắc đa dạng. Tất nhiên, những món ngon đó đều có hương vị của hải sản. 

Mùa thu “trắng xóa” nơi biên giới Đông Bắc

Bông lau phủ trắng xóa những ngọn đồi biên giới, lúa đổ vàng rực trên những triền ruộng bậc thang miền biên viễn Đông Bắc trong những ngày mùa thu này.

Bình Liêu, huyện biên giới vùng cao của tỉnh Quảng Ninh là điểm đến mới nổi nhưng có sức hút đặc biệt bởi khung cảnh miền biên giới hùng vĩ, suối thác mát lành và cuộc sống đầy màu sắc của đồng bào Dao, Tày, Sán Chỉ,..