14 thg 9, 2017

Cánh đồng nuôi ngao trên bãi biển Đồng Châu - Thái Bình

Biển Đồng Châu với bãi nuôi ngao thu hút các tay săn ảnh cả khi thuỷ triều lên hay nước cạn. 

Bãi nuôi ngao được quây trên vùng đất bùn pha cát thoai thoải trải dài. Khi thủy triều xuống, những cánh đồng ngao ngập dưới nước loang loáng, ôm lấy những chòi canh cao lớn tạo nên khung cảnh hoang sơ và bình dị. 

Cơm ghẹ đảo Ngọc

Khi đi du lịch đảo Ngọc (Phú Quốc) bạn đừng quên món cơm ghẹ, đây là một món ăn no bên cạnh những món ăn chơi ở đảo.

Nét tinh túy của vùng biển
Cơm ghẹ là một món ăn dân dã tại đảo Ngọc, mang đậm hương vị đặc trưng của biển cả khiến du khách không thể bỏ qua món ăn này khi đến đây. Cơm ghẹ có thể được gọi là món cơm trộn “thập cẩm” giống như món cơm chiên hải sản hay cơm hến. 

Mộc Châu - Vương quốc cây trái của Tây Bắc

Sau mùa hoa ban, hoa đào nở tràn khắp cao nguyên Mộc Châu, báo hiệu một năm mới bội thu. Những quả đồi bát úp xanh bạt ngàn cây lá giờ đã chấm thêm sắc đỏ, tím của quả chín. Bốn mùa ở thảo nguyên xanh đều có hoa thơm, trái ngọt cho bạn thưởng thức. 

Lên cao nguyên hái trái
Mùa hè ở Mộc Châu được báo bằng những tiếng chim ríu rít gọi nhau về vườn ăn quả. Từ cuối tháng 4, Mộc Châu bắt đầu vào mùa thu hoạch đào, mận, mơ. Từ trung tâm thị trấn nông trường Mộc Châu, theo đường rẽ vào Tân Lập khoảng 20 km là tới “cung đường hoa trái”. Chạy xe thêm chút nữa qua những khúc đèo quanh co đến thung lũng Nà Ka là bạn có thể lạc giữa “vương quốc hoa trái” của cao nguyên trù phú này. 

Cô gái Mông thu hoạch những quả mận chín đỏ. 

Món quà quý của người An Giang

Được người Khmer ở An Giang xem là món quà quý, đường thốt nốt từ xưa đã nổi tiếng khắp miền Tây Nam bộ. Ngày nay, những gia đình ở An Giang theo nghề nấu đường thốt nốt bằng phương pháp thủ công truyền thống mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 6.000 tấn đường mang tính túy của đất trời miền biên viễn Tây Nam của tổ quốc.
 
Cây thốt nốt có tên khoa học là Borassus Flabellifer, inh trưởng rất nhiều tại các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, New Guinea....
Có một sự tích về đường thốt nốt mà người vùng An Giang vẫn kể đến bây giờ rằng, một người nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa dưới cây thốt nốt bỗng giật mình tỉnh giấc vì có một giọt nước ngọt lịm từ trên cao rơi xuống ngay miệng mình. Ông tò mò trèo lên cây xem thử thì thấy những giọt nước này chảy ra từ đọt của cây thốt nốt bị gãy ngang. Ông mang ống tre đựng nước uống của mình lên hứng những giọt nước đem về nhà khoe với vợ con. Do nước thốt nốt để lâu ngày sẽ bị lên men chua không dùng được, đồng bào Khmer ở An Giang mới nghĩ cách chế biến thành rượu và cô đặc lại thành đường thốt nốt như hiện nay.

Có lẽ vì thế, ngày nay đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút ngả bóng xuống cánh đồng lúa vàng rực như báo hiệu một vùng biên viễn no ấm, trù phú.

12 thg 9, 2017

Làng nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn

Nằm sâu trong con đường Nguyễn Duy Cung (P.12, Q.Gò Vấp), không ồn ào, không náo nhiệt, ít ai biết còn tồn tại một “làng nghề” truyền thống đúc lư đồng hơn nửa thế kỷ mang tên An Hội. 

Chợ nổi miền Tây đang 'sống mòn'

AFP miêu tả chợ nổi Cái Răng như một nét văn hóa hút khách du lịch nhưng đang phải vật lộn để tồn tại trong nền kinh tế hiện đại.

Sửa chữa cân từng là một nghề khá tốt tại chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ, Việt Nam). Nhưng với người thợ sửa cân cuối cùng của khu chợ nổi tiếng này, một tháng ông chỉ kiếm được vài đôla khi nhiều thương nhân đã rời bỏ sông nước.

Ngồi trong chiếc thuyền phủ mấy tấm bạt cũ kỹ bám bụi, ông Nguyen Van Ut cho biết nhiều nhà buôn đã rời bỏ con thuyền của mình để có cuộc sống tốt hơn trên đất liền, nơi những siêu thị hiện đại thu hút họ.

“Tôi hiện không còn bao nhiêu khách hàng. Lúc trước thì ổn nhưng bây giờ nhiều thuyền đã rời chợ nổi. Những người từng sống trên tàu đã chuyển sang dùng xe cộ”, người đàn ông 71 tuổi nói với phóng viên AFP.

Ông Ut làm nghề sửa cân đã 30 năm. Công việc này giúp ông nuôi các người con còn lại sau khi vợ và hai con trai chết đuối trong một vụ tai nạn. Hồi trước, cuộc sống khá tốt. Nhưng bây giờ, ông phải sống dựa vào chu cấp của mấy đứa con. Ba trong số họ đang đi làm ở gần thành phố Cần Thơ.

Chợ nổi Cái Răng ngày nay chỉ còn khoảng 300 chiếc thuyền. Ảnh: AFP