6 thg 6, 2017

Chuyện khởi nghiệp của ông Năm Phích 90 tuổi

Điểm du lịch của một lão nông 90 tuổi mới hình thành hơn năm tháng đã thu hút đông đảo nhiều lượt du khách đến tham quan. 

Cuối tháng 12-2016, Khu du lịch (KDL) sinh thái vườn xoài Thiện Thành của cụ ông Lê Văn Thành, mọi người hay gọi là Năm Phích (ngụ ấp Tân Phát, xã Tân Thuận Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) chính thức khai trương. Với ông Năm Phích, đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông, một lão nông thứ thiệt không biết gì về du lịch, quanh năm suốt tháng chỉ quen với việc đồng áng.

Quyết làm giữa khó khăn trăm bề
Ông Năm Phích cười khà khà khi nhắc đến làm du lịch của mình: “Khó khăn trăm bề chứ tưởng giỡn. Tui cũng lận đận, lao đao nhiều thứ lắm rồi mới làm được”.

Đó là mối nhân duyên mà cho đến bây giờ ông Năm Phích không nghĩ nó sẽ vận vào người mình một cách tự nhiên như vậy. “Hơn nửa năm trước, mấy chú trên tỉnh có về thăm tui rồi gợi ý tui làm đi. Lúc đó tui cũng đắn đo nhiều thứ lắm, mình làm nông, trồng cây mấy chục năm nay có biết gì mà làm du lịch này kia...” - ông Năm Phích kể lại.

Làng nghề thủ công mỹ nghệ Thái Yên

Được hình thành khá sớm, làng nghề truyền thống sản xuất đồ mộc mỹ nghệ cao cấp Thái Yên (xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn duy trì và phát triển mạnh mẽ. 

Những đôi bàn tay tài hoa
Trước kia khi mà làng nghề mới hình thành thì sản phẩm chủ yếu là cái ghế thông thường, mân… cũng có lúc thăng, lúc trầm. Đã có những lúc người Thái Yên tay đục tay cưa đi khắp các miền quê để kiến sống bằng chính nghề mà cha ông đã để lại. Họ nhanh nhạy học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ…Sau đó trở về quê làm nghề, bán sản phẩm ra thị trường. Trải qua bao thế hệ, những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ “Long, Ly, Quy, Phượng” tại các đình chùa, lăng tẩm...

Làng nghề còn nỏi tiếng với những chiếc độc bình; tranh chạm khắc phong cảnh hay là đề tài long ly quy phượng; tủ khảm trai với nhiều mẫu mã thiết kế kiểu dáng đẹp.

Những đôi tay tài hoa của làng mộc Thái Yên.

Hương rượu làng Vân

Nhiều năm nay, người dân làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) vẫn truyền nhau bí quyết nấu rượu cực ngon. Đến bây giờ, dẫu có những thay đổi trong công nghệ nhưng rượu làng Vân vẫn xứng đáng với danh hiệu “Vân hương mỹ tửu”, một trong những sản vật tiến vua của người Kinh Bắc xưa. 

Giữ hồn quốc tửu
Đã rất nhiều lần về với làng Vân nhưng lần nào chúng tôi cũng bị hương thơm và không gian rượu nơi đây quyến rũ khiến cho chúng tôi không khỏi có một tâm trạng háo hức. Rồi những câu chuyện về làng Vân với những truyền thuyết li kỳ như chuyện bà Nghi Điệt, vì quá thương chồng nên đi khắp nơi tìm và học hỏi bí kíp cách nấu rượu và truyền lại cho người dân nơi đây. Chuyện người dân nơi đây chỉ truyền lại bí quyết nấu rượu cho người trong làng, thậm chí là con dâu trong làng chứ nhất quyết không chịu truyền ra bên ngoài. Rồi chuyện cụ Tom nổi tiếng với cách “nghe” tiếng rượu rơi mà biết độ rượu nặng, nhẹ… Những câu chuyện cứ như miên man mãi theo hương rượu làng Vân, ngất ngư bên dòng sông Cầu xanh biêng biếc.

Cổng làng Vân. 

Làng nghề heo đất Lái Thiêu

Làng nghề truyền thống làm heo đất Lái Thiêu đã trải qua gần nửa thế kỷ hình thành trên đất Bình Dương. Và cho tới ngày nay, những chú heo đất ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc, gắn bó với tuổi thơ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Về phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, hỏi làng nghề làm heo đất không ai mà không biết và chúng tôi cũng dễ dàng tìm thấy được các cơ sở đang sản xuất những “lứa” heo mới còn thơm nức mùi sơn. Giữa vùng đất đang chuyển mình từng ngày, quá trình đô thị hóa thực sự không ngăn nổi sức sống của làng nghề truyền thống heo đất đang được gìn giữ trong nhiều năm qua.

Thường làm nghề heo đất chủ yếu là lao động nữ. 

Làng rèn thế kỷ - Ngan Dừa

Làng rèn Ngan Dừa (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) trường tồn qua hàng ngàn thế kỷ, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công có chất lượng.

Làng rèn Ngan Dừa nằm e ấp bên cánh đồng lúa xanh ngát. Con đường liên thôn quanh co đưa tới không khí rộn rã ngay từ đầu làng, những lò rèn 4,5 thế hệ bốc lửa như pháo hoa, tiếng leng keng của va chạm kim loại, tiếng búa đập sắt chan chát hòa với tiếng trẻ con vui đùa í ới.

Một lò rèn với ba thế hệ đang cùng làm việc. 

5 thg 6, 2017

Giếng nước Mỹ Tho, có "miệng giếng" rộng 7 ha!

Hôm bữa tui có kể về cái giếng nước lớn nhứt Việt Nam (hổng chừng là cả thế giới luôn nữa), đó là giếng nước Mỹ Tho, kèm theo một số thắc mắc. Bữa nay, sau khi... lặn xuống giếng tìm hiểu một hồi tui viết thêm bài này để giới thiệu thêm một số thông tin mới biết được.

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước. Mở rộng ra hơn nữa, ta có giếng dầu do các giàn khoan đào ngoài biển khơi. Dù là giếng nước hay giếng dầu đi nữa thì hình ảnh chung của cái giếng là độ sâu lớn hơn nhiều so với miệng giếng.


Thôi, không kể giếng dầu là thứ đặc biệt (và thường là rất lớn), ở đây ta chỉ xét giếng nước thôi. Có ai không biết cái giếng là gì hông? Ờ, thì giếng nước là vầy nè:


Cá bống sao – Đặc sản Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng

Món cá lóc nướng trui đã rất nổi tiếng đối với nhiều du khách đi du lịch miền Tây nhưng tại cù lao Dung của tỉnh Sóc Trăng cũng có một loài cá thơm ngon không kém đó chính là cá bống sao.

Cá bống sao có thịt dai, chắc, màu hồng. Món được chế biến từ loại cá này được nhiều người ưa thích nhất là kho tiêu, kho khô hay “kho chồn”. Ngoài các gia vị thường dùng thì hai loại gia vị không thể thiếu khi kho cá là sả, ớt để khử mùi tanh, đồng thời tạo mùi thơm và tăng cường độ ngon của cá.

Về Tây Ninh thưởng thức thằn lằn núi

Thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản Tây Ninh khá độc đáo và thường xuất hiện trên bàn nhậu của các cánh mày râu. 

Thằn lằn núi- đặc sản Tây Ninh
Thằn lằn núi Tây Ninh thuộc họ tắc kè, được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng trên lưng, đuôi có màu nâu nhạt và có kích thước cỡ bằng cườm tay. Thằn lằn chủ yếu sống trong các hốc núi, loài này chỉ có thể bắt trong tự nhiên vì hiện tại chưa có thể nuôi được theo phương pháp công nghiệp. Thằn lằn núi Tây Ninh thường có số lượng lớn từ tháng 4 đến tháng 8, vào những tháng này là mùa nóng, khô nên thằn lằn thường hay ra phơi nắng trên các chỏm đá. Để có thể bắt được thằn lằn thì cũng phải bỏ ra rất nhiều công sức vì muốn bắt được chúng thì ta phải leo lên những vách núi cao, dùng trái sung, mối để có thể nhử thằn lằn ra khỏi hang sau đó sử dụng thòng lọng để có thể bắt sống chúng.

Món Zrúa người Cơ Tu

Ẩm thực truyền thống của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như các món nướng, lam, xông khói từ thịt, cá, củ… Đặc biệt, món zrúa là món thịt heo muối chua rất thơm ngon, đặc trưng của người Cơ Tu. 

Đến Đông Giang, Quảng Nam những ngày đầu xuân, trong sương sớm con đường vào buôn làng của người Cơ Tu lãng đãng sương mù lành lạnh. Hai bên đường hoa Pơ Lang nở khắp núi đồi.

Già làng Bríu Ngà (50 tuổi) ở thôn Aliêng, xã Ating (Đông Giang, Quảng Nam) cho hay, người Cơ Tu sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn có một nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Họ biết làm nhiều món truyền thống để ăn trong gia đình, đãi họ hàng, khách quý... nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Những món ăn từ thịt heo của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như: Thịt heo nướng nguyên con, thịt heo nướng mọi, thịt heo xông khói, thịt heo nướng ống tre... Mỗi món ăn có nét đặc trưng riêng, nhưng đều chứa đựng hương vị của núi rừng Trường Sơn. Người Cơ Tu đã có bí quyết muối chua thịt heo để lâu ngày mà vẫn không mất màu, mùi vị vẫn tươi ngon.

Về Đồng Tháp thưởng thức ốc treo giàn bếp

Ốc treo giàn bếp là một trong những món ăn nghe khá lạ tai với nhiều người. Nhưng với người dân Đồng Tháp thì đây là một đặc sản không thể thiếu.

Ốc treo giàn bếp
Ở vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cứ vào mùa lũ rút, nội đồng bắt đầu khô cạn, cá rút xuống ao đìa, sông rạch trú ẩn cũng là dịp để bà con tát đìa bắt cá, tôm và nhiều loại khác như rắn, rùa, cua, ếch , ốc.

Nói đến ốc lúc này nhiều người chê vì cho rằng bắt ốc làm gì phải xách mỏi tay. Tuy nhiên, chỉ có dân “ghiền” hay người sành điệu, biết thưởng thức mới bắt ốc để dành bằng cách treo trên giàn bếp chờ những tháng khô hay những ngày Tết mới dùng đến.