30 thg 5, 2017

Tu viện bỏ hoang đẹp như ở châu Âu giữa lòng Đà Lạt

Nhà nguyện dòng Franciscaines trên đường Hùng Vương đã bị bỏ hoang vài thập kỷ. Lớp bụi thời gian bao phủ trên những ô cửa kính vỡ vụn, hành lang u tối đầy cỏ dại. 

Không phải những con đường quanh co bên những rừng thông cao vút, không phải sắc màu rực rỡ của hàng nghìn loại hoa..., Đà Lạt quyến rũ tôi bởi lối kiến trúc tuyệt đẹp với những biệt thự, nhà thờ cổ kính. 

Nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam tại Đà Lạt

Ẩn mình giữa núi rừng xanh mướt, nhà máy thủy điện Ankroet hiện lên như một tòa lâu đài cổ kính thôi thúc bước chân khám phá của du khách. 

Theo cuốn Địa chí Đà Lạt, nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam được khởi công vào tháng 10/1942 và khánh thành vào năm 1945, chính thức phát điện năm 1946. 

Độc đáo nhà thờ họ Đỗ hơn 300 năm tuổi

Nhà thờ họ Đỗ là ngôi nhà thờ họ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Trải qua thời gian, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc cùng tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, ban thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ từ xưa. 

Đình thứ 2 của làng
Theo ông Đỗ Quốc Hiến hậu duệ thứ 15 của họ Đỗ, người trông nom nhà thờ cho biết: “Nhà thờ họ Đỗ được xây dựng để thờ cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Cụ là 1 trong số rất ít người được phong Vương khi sống, khi mất được phong Thần. Khi còn sống, cụ đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương, đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần”. 

Cổng vào nhà thờ họ Đỗ với mái lợp ngói cổ và lối đi lát gạch cổ kính 

Độc đáo lễ Bốc Mó của người Thổ

Lễ Bốc Mó hàng năm là lễ tục đặc biệt quan trọng của người Thổ, cầu cho mưa thuận, gió hòa, nguồn nước Mó tuôn chảy không ngừng, để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của nông dân.

Theo thầy mo Trương Thanh Hải, xóm Phượng, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, từ buổi khai sơn lập làng lập bản, trong tâm thức và tín ngưỡng của người Thổ, lễ Bốc Mó là lễ cúng đền khai thông mó nước. Để tổ chức lễ Bốc Mó, nhân dân chuẩn bị lễ vật chu đáo bao gồm: 1 cỗ xôi gà, bánh đầu chó, sừng trâu, bánh trôi, rượu cần…, đưa đến mó nước của làng (nhiều làng đồng bào thổ đã xây dựng Đền cúng Mó trang trọng linh thiêng), cắt cử người trông coi và thầy mo làm lễ cúng tế. 

Chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng. 

28 thg 5, 2017

Tuồng cổ làng Thổ Hà

Không chỉ nổi tiếng bởi lối hát quan họ độc đáo, làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một trong số ít nơi còn giữ được nghệ thuật tuồng. Vào dịp hội làng (từ 20-22 tháng Giêng), các nhân vật tuồng còn là “điểm nhấn” trong nghi lễ rước với hơn hai mươi vai đóng thế được trang điểm khá cầu kỳ như: Tổng Cờ, Tổng Kiếm, Tam Đa, Tiên đồng, Ngọc nữ…

Không hề được đào tạo qua trường lớp, nhiều thế hệ người làng Thổ Hà cứ thế truyền nhau cách hóa trang, làn điệu, lối hát, diễn xuất để sân khấu tuồng dựng ở góc sân đình lại sáng đèn. Hàng loạt các vở diễn như "Triệu Đình Long cứu chúa"; "Đào Tam Xuân"; "Ngự đệ Kim Hùng", "Bá đao Diệm Thiên Hùng"… được diễn bởi những người yêu tuồng Thổ Hà để cả làng say sưa thưởng thức đến tận khuya.

Diễn tuồng đã khó, hóa trang nhân vật tuồng trong các tích cổ còn khó hơn. Diễn viên tuồng làng Thổ Hà ngoài khả năng ca xướng, vũ đạo, diễn xuất, còn phải biết vẽ mặt mình, khi thủ bất cứ vai nào. Nhờ những gương mặt được hoá trang, khán giả biết ngay tâm lý, tính cách, giai cấp xã hội của nhân vật khi vừa thấy diễn viên bước ra sân khấu. Diễn viên tuồng làng Thổ Hà thường hoá trang theo một số mẫu chung, vai “trung” mặt đỏ, râu dài; vai nịnh mặt rằn, râu ngắn; mặt trắng là người có diện mạo đẹp, tính cách trầm tĩnh; mặt đỏ là người trí dũng, chững chạc; mặt tròng xéo đen là tướng phản; hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy; mặt lưỡi cày là người đoản hậu, nhát gan...

27 thg 5, 2017

Độc đáo tập quán dựng nhà của người Chơ Ro

Bằng những nguyên liệu của thiên nhiên mà núi rừng ban tặng,với đôi bàn tay khéo léo, người Chơ Ro đã cất lên được những ngôi nhà sàn độc đáo mang bản sắc riêng. Việc dựng một ngôi nhà sàn đòi hỏi không ít thời gian và nhân công, đặc biệt là khâu chuẩn bị nguyên vật liệu. 

Tập quán dựng nhà của người Chơ Ro


Các loại gỗ rừng, để nguyên cây dùng làm cột nhà; các loại tre, nứa, lồ ô,..dùng đan vách và sàn nhà; Lá trung quân,cỏ tranh dùng để lợp mái,dây mây để buộc. Đặc biệt, về nguyên liệu gỗ làm cột nhà phải thẳng, không có các dây leo bám tren thân cây.

Theo quan niệm của người Chơ Ro, nếu chọn cây có dây leo bám xung quanh để làm cột nhà thì cuộc sống gia đình sẽ không thoải mái hay bị ràng buộc. Việc quan trọng trong tập quán dựng nhà của người Chơ Ro chính là phải chọn đất để xem hướng nhà. Đất được chọn thường là nơi gần suối, tiện cho việc sinh hoạt thường ngày của gia đình sau này. 

Săn chắc đậm đà cá bống An Khê

Thịt cá bống săn chắc, đậm đà hương vị, quyện với cơm gạo lúa mới dẻo thơm, ngon khó diễn tả thành lời. Khi thưởng thức, có người chợt hỏi: Chẳng biết hàng nghìn năm trước, các bậc tiền nhân đã ăn món cá bống kho tiêu chưa nhỉ? 

Cá bống vừa được đánh bắt 

An Khê là đầm nước nằm giữa xã Phổ Thạnh và Phổ Khánh (Đức Phổ, Quảng Ngãi), khá hoang sơ và thơ mộng.

Nguồn thủy sản trong đầm khá phong phú, cung cấp thực phẩm cho cư dân Sa Huỳnh cổ và giờ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với người dân sinh sống ven bờ.

Cả làng không ai được gọi bố bao giờ

Dù là bố nuôi hay bố đẻ thì không một người con nào được phép gọi là bố, mà phải gọi chệch đi là cha hoặc ba. Chuyện lạ này không ở đâu xa mà ở ngay một ngôi làng nhỏ thuộc Hà Nội.

Một góc làng Triều Khúc 

Ấy là làng Triều Khúc, xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) gắn với một câu chuyện từ xa xưa đầy huyền thoại. Ngôi làng cổ ấy, vốn là nơi phát xuất điệu múa “con đĩ đánh Bồng” đầy cợt nhả nhưng cũng lại vô cùng nghiêm trang trong lời ăn tiếng nói.

26 thg 5, 2017

Sắc màu chợ phiên San Thàng

Là chợ phiên lớn nhất của tỉnh Lai Châu, chợ San Thàng là nơi mua bán, trao đổi sản vật của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giáy, Lự... trong vùng. Không chỉ là nơi gặp gỡ, giao thương, phiên chợ San Thàng còn là địa điểm để bà con các dân tộc trong vùng gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình.

Họp trên một khoảng đất khá rộng ngay bên suối San Thàng (xã San Thàng, Tp. Lai Châu), chợ phiên San Thàng họp vào ngày thứ Năm và chủ Nhật hằng tuần. Từ sáng sớm bà con các dân tộc Lự, Giáy, Mông, Giao, Thái... trong vùng tụ về chợ để mua bán, trao đổi hàng nông sản, các vật dụng sinh hoạt truyền thống đến tận giữa trưa.

Do ở xa, nhiều người phụ nữ dân tộc Mông ở các xã Tả Lèng, Hồ Thầu, Sin Suối Hồ phải đi từ sáng sớm vượt qua một quãng đường dài để mang nông sản xuống chợ trao đổi, mua bán. Ảnh: Việt Cường

Làng chài Cái Bèo

Ở quần đảo Cát Bà đã tồn tại một làng chài nhỏ, có di chỉ niên đại cách đây hàng nghìn năm, nay trở thành địa chỉ du lịch khá nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là làng chài Cái Bèo...

Làng chài Cái Bèo là nơi sinh sống của 300 hộ dân, hơn 600 nhân khẩu. Nhìn từ xa, vịnh Cái Bèo hiện ra thật đẹp với làn nước màu xanh lục, núi đá nhấp nhô hòa lẫn với màu trời trong xanh. Vẻ thơ mộng của thiên nhiên và cuộc sống nhộn nhịp của làng chài tạo nên một vẻ đẹp hiếm thấy. Trên mặt nước bồng bềnh, làng chài gồm nhiều nhà thuyền kết liền với nhau thành nhóm. Không chỉ có những con thuyền, trên vịnh Cái Bèo còn có những ngôi nhà nổi, kết lại san sát với nhau bằng những lồng bè nuôi cá. Từ nhà này có thể dễ dàng bước sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc ngang hay trên những thanh lồng.

Làng chài trên vịnh Cái Bèo đẹp như một bức tranh thủy mặc.